1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thông tin Mầm non

18 115 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 441,5 KB

Nội dung

Xã hội Bình Phước: Xử lý tham nhũng ở trường mầm non Tân Tiến  Văn phòng Ban chỉ đạo về phòng chống tham nhũng tỉnh Bình Phước vừa cho biết, UBND huyện Đồng Phú đã buộc thôi việc bà Phạm Thị Thu Dung, kế toán trưởng và bà Nguyễn Thị Thu Trang, Hiệu trưởng trường Mầm non Tân Tiến bị yêu cầu xử lý về mặt hành chính. Vụ tham nhũng tiền ngân sách đã được xử lý công khai và được phụ huynh học sinh trường Mầm non Tân Tiến đồng tình ủng hộ thái độ xử lý kiên quyết các vụ việc liên quan đến tiêu cực, tham nhũng xảy ra trên địa bàn của các cấp chính quyền huyện Đồng Phú và tỉnh Bình Phước. Theo Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo tỉnh Bình Phước về phòng chống tham nhũng Phạm Hùng Sơn, kết quả thanh tra của Đoàn Thanh tra liên ngành huyện Đồng Phú, bà Phạm Thị Thu Dung, kế toán trường Mầm non Tân Tiến đã có hành vi giả mạo chữ ký để rút tiền, sử dụng vào mục đích cá nhân với tổng cộng số tiền 91 triệu đồng. Qua bản tường trình, bà Dung xác nhận các chứng từ giả mạo không có sự tham gia tiếp tay của cán bộ, công chức Kho bạc nhà nước huyện Đồng Phú. Tuy nhiên, qua kiểm tra hồ sơ, Đoàn Thanh tra đã phát hiện có một số đơn vị, cửa hàng, cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện Đồng Phú đã tiếp tay bằng cách ghi khống hóa đơn để bà Dung rút tiền ngân sách. Căn cứ kết quả thanh tra tài chính tại trường Mầm non Tân Tiến, các quy định của Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thanh tra và các quy định pháp luật có liên quan, Chủ tịch UBND huyện Đồng Phú đã chỉ đạo xử lý vụ tiêu cực này. Theo đó, đối với số tiền 91 triệu đồng do bà Phạm Thị Thu Dung giả mạo chữ ký, giả mạo báo cáo tài chính để rút từ công quỹ, số tiền này đã được trường Mầm non Tân Tiên yêu cầu bà Dung nộp trả lại quỹ của nhà trường để sử dụng vào hoạt động của đơn vị, vì vậy không đặt vấn đề thu hồi mà tiếp tục giao cho trường Mầm non Tân Tiến sử dụng số tiền nêu trên đúng mục đích và phải đảm bảo các chứng từ thanh toán, quyết toán đúng quy định. Còn đối với 6 triệu đồng là số tiền lập chứng từ để ngoài số sách thì tổ chức thu hồi, nộp vào ngân sách huyện theo quy định. Đối với hiệu trưởng trường Mầm non Tân Tiến, do yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ, buông lỏng công tác quản lý trong một thời gian dài 2 năm (2008- 2009), nên bà Nguyễn Thị Thu Trang, Hiệu trưởng trường Mầm non Tân Tiến đã để bà Phạm Thị Thu Dung kế toán giả mạo chữ ký, chứng từ kế toán, giả mạo báo cáo tài chính rút tiền công quỹ sử dụng vào mục đích cá nhân, vi phạm Luật Phòng chóng tham nhũng. Hành vi này phải bị xử phạt hành chính theo quy định nhưng khi phát hiện, bà Trang đã có báo cáo về trên và kịp thời khắc phục hậu quả, vì vậy không cần thiết xử lý bà Trang về nội dung này.Tuy nhiên, bà Trang phải chịu các hình thức xử lý hành chính đối với việc để ngoài sổ sách kế toán số tiền 6 triệu đồng theo quy định của Luật Ngân sách và Luật Cán bộ công chức. Cho đến thời điểm hiện nay, đối với các đơn vị, cá nhân kinh doanh có hành vi tiếp tay cho bà Phạm Thị Thu Dung rút tiền ngân sách, Chủ tịch UBND huyện Đồng Phú đã chỉ đạo Chi cục thuế huyện Đồng Phú tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật. Theo TTXVN  Xã hội Mỹ thu hồi đồ chơi trẻ em thiếu an toàn của TQ  Uỷ ban An toàn các sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ vừa thông báo thu hồi ngay 5.500 hộp đồ chơi cầm tay xuất xứ Trung Quốc có thể gây tổn thương cho trẻ. Cơ quan này cũng cảnh báo việc cố gắng bán tiếp sản phẩm bị thu hồi này là vi phạm luật pháp. Các sản phẩm bị thu hồi có tên Beado do công ty Rhino (Trung Quốc) sản xuất. Theo khuyến cáo, sự nguy hiểm của loại đồ chơi Beado là nhựa kết dính các hạt cườm với các chi tiết khác trên đồ chơi không đủ chặt, có thể rơi ra và nếu trẻ em nuốt có thể gây nguy hiểm cho đường thở, thậm chí là tử vong. Đồ chơi Beado không an toàn của Trung Quốc bị thu hồi tại Mỹ. Ảnh: usrecallnews May mắn là cho đến khi sự cố thu hồi này được đưa ra thì vẫn chưa có thương vong nào. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc liên tiếp có những vụ bê bối về vấn đề an toàn liên quan đến thực phẩm, đồ chơi và những sản phẩm khác. Ngày 31/5, hãng tin BBC dẫn lời một số viên chức phụ trách y tế và an toàn tại Trung Quốc cho biết, hơn 1/5 số đồ chơi do Trung Quốc sản xuất có khả năng không an toàn cho trẻ. Hàng triệu đồ chơi sản xuất tại nước này đã bị thu hồi trên toàn thế giới vì lo sợ được làm bằng sơn chứa chì độc hại hoặc thiết kế có nhiều thiếu sót. Trong khi đó, Trung Quốc hiện xuất khẩu 70% đồ chơi trên thế giới và chỉ riêng lượng đồ chơi bán sang Mỹ đã trị giá 5 tỷ USD một năm. Theo Báo KH&ĐS Xã hội Đỏ mắt tìm sân chơi an toàn cho trẻ  Sân chơi an toàn cho trẻ hiện đang là mối quan tâm của nhiều phụ huynh, nhất là trong dịp hè. Và đây cũng là trăn trở của ban quản lý các công viên, nơi lý ra sẽ là chỗ vui chơi của trẻ. Hiện nay, một số khu vui chơi do hộ gia đình kinh doanh, chưa được đầu tư, giám sát an toàn đúng mức, rất đáng lo ngại. Xếp hàng chờ chơi Hiện nay, chỉ một số ít công viên (CV) tại TP.HCM có khu vui chơi cho trẻ em. Những khu trò chơi miễn phí như CV Hoàng Văn Thụ (Q.Phú Nhuận) cũng chỉ có vài chiếc đu quay, cầu trượt nhàm chán. Riêng CV Tao Đàn (Q.1), được một đơn vị tài trợ đầu tư khu vui chơi với mục đích vừa tạo sân chơi cho trẻ vừa quảng cáo sản phẩm. Có hơn năm trò chơi tại đây, nhưng cũng chỉ là cầu trượt, đu quay, vòng xoay Do đã lâu ngày, nên phần cát (đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường hợp ngã) rất bẩn, lẫn lộn với rác. Tại CV Dạ Nam (Q.8), dù chỉ có mấy trò chơi: bập bênh, thú nhún, xe lửa mini nhưng hằng ngày, các ông bố, bà mẹ vẫn phải bồng con xếp hàng chờ đến lượt vào chơi. Anh Hùng (ngụ đường Phạm Thế Hiển, Q.8), thở dài: "Có mỗi một sân chơi này nên nhà nào cũng đưa con đến đây, chờ cả nửa giờ mà chưa tới lượt. Nhiều khi tới 11 giờ đêm, vẫn còn trẻ chơi". Nhu cầu vui chơi của trẻ rất lớn, nhưng hiện nay có rất ít sân chơi miễn phí cho trẻ Quận Gò Vấp có được khu vui chơi cho trẻ ở CV Gia Định. Đơn vị này cho tư nhân thuê mặt bằng mở ba khu vui chơi thu phí với nhiều trò chơi: xe lửa, nhà banh, lâu đài hơi, câu cá, tàu lượn Dù giá phí các trò chơi ở đây khá cao (từ 5.000đ - 15.000đ/trò) nhưng lượng phụ huynh đưa trẻ đến chơi rất đông, nhất là vào cuối tuần. Chị Kim Cương (ở P.17, Q.Gò Vấp) có con gái ba tuổi, cho biết: "Không đưa con đến đây chơi thì cũng chẳng biết khu vui chơi nào khác. Tôi muốn tìm nhiều sân chơi khác nhau để con khám phá nhưng sao hiếm sân chơi quá". Đã vậy, sắp tới, ngay cả sân chơi này cũng sẽ "biến mất" vì ban quản lý (BQL) CV hiện đang giải tỏa khu vui chơi để mở rộng, chỉnh trang CV theo quy hoạch. Theo BQL CV Gia Định, từ nay đến tháng 10/2010 sẽ hoàn tất việc chỉnh trang CV nhưng việc có mở lại khu trò chơi cho trẻ hay không thì chưa biết! Chơi trong sợ hãi Điều dễ nhận thấy là ở những khu vui chơi miễn phí thì các trò chơi đơn điệu, không hấp dẫn trẻ, còn những khu vui chơi tư nhân kinh doanh có thêm một số trò chơi sinh động, hấp dẫn thì lại thu phí quá cao. Từ đó, không ít hộ gia đình đã tranh thủ mặt bằng tại nhà để kinh doanh trò chơi cho trẻ, thu phí "mềm". Tuy nhiên, liệu những trò chơi này có được kiểm tra độ an toàn? Nếu hộ kinh doanh lơ là việc kiểm tra, bảo dưỡng, thì sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Mới đây, chúng tôi đến khu căn cứ 26A (Trương Minh Giảng, P.17, Q.Gò Vấp), đếm sơ chỉ hai con hẻm nhỏ đã có đến ba hộ kinh doanh trò chơi cho trẻ. Ngoài trò chơi phổ biến là thú nhún, chúng tôi sửng sốt khi có hộ trang bị cả đường ray xe lửa cho các bé chơi. Tại hẻm G, một hộ vừa kinh doanh tạp hóa, nước giải khát vừa mở trò chơi xe lửa, thú nhún cho trẻ với giá 2.000đ - 5.000đ/lượt. Đáng lo là, những con thú nhún, toa tàu lửa quá cũ kỹ, loang màu; đường ray, bánh xe gỉ sét, các mắc nối lỏng lẻo, có thể rơi ra bất cứ lúc nào. Ngay cả khu vui chơi ở CV, độ an toàn các trò chơi cũng chưa được quan tâm đúng mức. Ở CV Tao Đàn, chúng tôi thực sự lo ngại khi nhìn cảnh các bé vẫn vô tư chơi trò xích đu khi một bên dây xích đu đã đứt; một số thanh rào chắn trên cầu tuột được kết lại bằng dây thép; một số phương tiện bị mất ốc vít, vô cùng nguy hiểm. Tại một khu đất trống dưới chân cầu Kênh Tẻ (Q.4) thỉnh thoảng có các đoàn phục vụ trò chơi di động đến tổ chức sân chơi cho trẻ trong vài tuần rồi đi. Điều đáng nói, hầu hết các trò chơi của họ đều đã cũ kỹ, gỉ sét nhưng do cầu nhiều hơn cung, nên lúc nào cũng thu hút đông đảo "thượng đế nhí". Theo BS Bạch Văn Cam - Cố vấn khối Hồi sức cấp cứu (BV Nhi Đồng I TP.HCM), các khu vui chơi công cộng cần có sự giám sát máy móc thường xuyên của cơ quan giám định để phòng ngừa rò rỉ điện, khả năng chịu lực, trang bị dây thắt lưng an toàn Nếu những trò chơi công cộng không được kiểm soát chặt chẽ có thể gây trầy xước, tai nạn cho trẻ. Trách nhiệm của ai? Trong khi nhiều phụ huynh vừa cho con chơi vừa hồi hộp thì "trái bóng" trách nhiệm vẫn chưa biết thuộc đơn vị nào. Ông Vũ Công Thuần, Giám đốc CV Gia Định, cho rằng: "Việc kiểm tra độ an toàn của các trò chơi cần có cơ quan chuyên môn thẩm định chứ chúng tôi không thể đánh giá được". Ông Trần Thiện Hà, Giám đốc Công ty CV và cây xanh TP.HCM, nhìn nhận: "Hiện số CV có đầu tư khu vực vui chơi, giải trí dành cho trẻ rất ít. Tính chất của CV là phải phục vụ cộng đồng miễn phí. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có CV Tao Đàn có khu vui chơi miễn phí dành cho trẻ nhưng các trò chơi ở đây đang "teo" dần do đơn vị tài trợ không thường xuyên bảo trì, sửa chữa khi trò chơi hư hỏng, dù công ty đã đã gửi văn bản thông báo. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, BQL CV buộc phải dẹp các trò chơi đã hư hỏng". Các CV còn lại phần lớn đều cho tư nhân thuê kinh doanh. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Sở Giao thông Vận tải, Sở này đang tiến hành rút dần giấy phép các đơn vị kinh doanh trong CV, vì họ không phục vụ nhiều cho lợi ích cộng đồng mà chỉ nhằm mục đích kinh doanh. Do nhu cầu của người dân lớn nên các đơn vị này thường thu giá vé trò chơi khá cao, đơn vị quản lý lại không có quyền can thiệp. Theo BQL các CV, để tạo được sân chơi lành mạnh cho trẻ, cần phải quy hoạch địa điểm vui chơi phù hợp với từng lứa tuổi. Còn như hiện nay thì rất lộn xộn, CV chỉ mới tạo được môi trường xanh chứ chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu giải trí, vui chơi của trẻ em. Bên cạnh đó, tình trạng hàng rong lấn chiếm bán buôn, xe đậu bừa bãi khiến sân chơi cho trẻ bị thu hẹp. Ông Hà cho biết: "CV của nhiều nước trên thế giới mang tính chất phục vụ cộng đồng rất cao. CV không chỉ là "lá phổi" cho cộng đồng mà còn là nơi phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của người dân. Việc đầu tư một phần diện tích trong CV làm sân chơi phục vụ miễn phí cho trẻ em là cần thiết, nhưng hiện nay, các CV chưa thể đáp ứng yêu cầu này vì chưa có quy hoạch cụ thể".   !"#$%&'()*%+, $#/0%+1 +23-4$56,78%+9':%; <(=';:>;,$ 9>#$2?% @;($(5A%,B C9D56,+ E$:FG0HIFJ9>)$)*)2 K 3%&'1> %, ###E.5)L39:*$5 %J BS Bạch Văn Cam Xã hội Dự báo bệnh trẻ em tháng 6 năm 2010  Sau một năm học tập căng thẳng, các em bắt đầu được nghỉ hè, được tham gia các chuyến du lịch cùng gia đình, tham gia các buổi cấm trại, pinic với bạn bè, hay về quê ngoại, quê nội tắm sông, tắm suối Hè cũng là thời điểm các em được cha mẹ cho đi kiểm tra sức khỏe, điều trị các bệnh mà không tiện thực hiện trong năm học như cắt amidan, nạo VA, phẫu thuật cắt bao qui đầu, thoát vị bẹn, Tất cả các yếu tố trên đã tạo nên những nét đặc trưng của bệnh lý trẻ em trong dịp hè. Vậy những đặc điểm đó là gì ? 1. Số lượt bệnh nhi đến khám sẽ gia tăng. Đây là diễn biến Bình thường và nằm trong dự đoán của bệnh viện. Nhiều biện pháp nhằm cải thiện chất lượng khám, điều trị và rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân, đặc biệt là các bà con ở tỉnh xa như tiếp nhận bệnh nhân sớm hơn, tăng cường bác sĩ cho các phòng khám, bác sĩ có mặt đúng giờ, khám theo hẹn, cải tiến qui trình nhận và trả kết quả xét nghiệm. 2. Lưu ý các trường hợp tai nạn, ngộ độc Số liệu thống kê của những năm trước cho thấy, các bệnh như ngạt nước (chết đuối) do tắm sông, suối, ong đốt do chọc phá tổ ong, rắn cắn, điện giật thường tập trung vào dịp hè. Vì vậy, phụ huynh cần lưu ý, nhắc nhở các cháu đề phòng các tại nạn trên. 3. Cảnh giác bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng Bệnh tay chân miệng đang ở vào thời điểm tăng theo chu kỳ. Bệnh thường diễn biến nặng ở các trẻ dưới 5 tuổi. Phát hiện kịp thời các dấu hiệu nặng giúp điều trị thành công, hạn chế tử vong. Vì vậy, phụ huynh có con bệnh tay chân miệng cần theo dõi các dấu hiệu sau: giật mình, hốt hoảng, sốt cao, ói nhiều, run tay, chân hoặc Da nổi vân tím. Nếu thấy một trong những biểu hiện trên thì lập tức đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần đề phòng bệnh sốt xuất huyết do trời bắt đầu mưa. Cần dọn dẹp các ổ nước đọng và các vật chứa nước quanh nhà là nơi sinh sản của muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết. Trẻ sốt cao liên tục từ hai ngày trở lên cần đưa đến cơ sở y tế khám để phát hiện bệnh sốt xuất huyết kịp thời. 4. Ngộ độc nước tro tàu trong dịp mồng 5 tháng năm Hoàn cảnh xảy ra ngộ độc là do trẻ uống nhầm nước tro tàu do người nhà đựng trong các chai nước suối. Trẻ thấy chai nước suối đựng nước tro tàu tưởng nhầm "chai nước" và lấy uống. Vì vậy, phụ huynh không nên sử dụng chai nước suối để chứa các chất lỏng có thể gây ngộ độc như xăng, dầu hôi, thuốc rầy, nước tro tàu. ThS.BS. Lê Nguyễn Thanh Nhàn Theo nhidong.org.vn Xã hội Có gì trong cháo dinh dưỡng?  Viện Dinh dưỡng Quốc gia khẳng định chưa có cơ sở sản xuất nào đến nhờ tư vấn và kiểm nghiệm hàm lượng dinh dưỡng. Trong khi đó, cơ quan y tế thừa nhận chưa quản lý được vấn đề ATVSTP. Còn các chuyên gia cảnh báo tình trạng các cơ sở sản xuất dùng chất bảo quản không được phép. Suy dinh dưỡng vì ăn cháo dinh dưỡng! Tiến sĩ Lê Bảo Khanh- Viện Dinh dưỡng quốc gia, xác nhận, chưa có cơ sở sản xuất cháo dinh dưỡng nào đến Viện Dinh dưỡng để đề nghị tư vấn và kiểm định hàm lượng dinh dưỡng, chất đạm. Cũng chưa có loại cháo nào được các cơ quan chức năng xác nhận thành phần thực. Các cơ sở tự quảng cáo, tự công bố chất lượng trên bao bì. Vì thế, nếu các bà mẹ lười chế biến, mua sẵn cháo dinh dưỡng cho con ăn thường xuyên mà không bổ sung các nguồn thực phẩm khác thì chắc chắn không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Tiến sĩ Khanh nhận xét: "các cơ sở cháo dinh dưỡng nhỏ lẻ, đặc biệt là cháo xe đẩy thì tôi dám chắc hàm lượng protid thấp hơn so với tiêu chuẩn dành cho bé mà Viện Dinh dưỡng đã khuyến cáo". Thực tế, có không ít trẻ ăn cháo dinh dưỡng trong thời gian dài đã xuất hiện dấu hiệu suy dinh dưỡng, có bé còn ngày càng tỏ ra biếng ăn. Tại bệnh viện Nhi Trung ương từng tiếp nhận trường hợp trẻ sau khi ăn cháo bán sẵn phải nhập viện trong tình trạng ói mửa, tiêu chảy Cháo dinh dưỡng được bán trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội Tiến sĩ Khanh cho biết thêm, trong số các bà mẹ đến xin tư vấn về sức khỏe cũng như chế độ dinh dưỡng cho con thì có đến 2/3 nguyên nhân là do các bà mẹ ngại chế biến thức ăn cho trẻ nên mua cháo dinh dưỡng vừa nhanh, lại rẻ. Và tình trạng này kéo dài dẫn đến việc con cái họ càng biếng ăn, chậm lớn, thể trạng phát triển không cân đối. Các bà mẹ cần tuân thủ nguyên tắc "chế biến và ăn ngay" sẽ giúp thể trạng của trẻ dần thích ứng tốt với các loại thức ăn, tạo điều kiện tiêu hóa hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng qua bữa ăn và vì thế trẻ lớn lên đều, luôn khỏe mạnh. BS. chuyên khoa II Trần Thị Nga, nguyên Trưởng Khoa Dinh dưỡng, bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ em trong độ tuổi ăn dặm (từ 6 đến 24 tháng tuổi) đang trong giai đoạn phát triển nhanh, nếu bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất về sau. Nếu cho trẻ thường xuyên ăn cháo dinh dưỡng bán sẵn rất rễ bị suy dinh dưỡng. Tốt nhất các bà mẹ nên tự nấu cháo cho trẻ để bảo đảm thực sự đủ chất. BS. Nga khuyến cáo, trẻ ăn cháo không đảm bảo vệ sinh, nếu ngộ độc nặng, trẻ bị sốt, mất nước, không cứu chữa kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Đem thắc mắc về chất lượng cháo dinh dưỡng trên thị trường hiện nay đến cơ quan quản lý về VSATTP (Bộ Y tế) thì PV nhận được câu trả lời: đa phần cháo dinh dưỡng nấu sẵn có nhiều vấn đề đáng lo ngại về dinh dưỡng cũng như về điều kiện VSATTP, nhưng chưa thể quản lý và kiểm soát thực sự có hiệu quả. Đại diện Cục ATVSTP cho biết, trong quy trình cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm một cơ sở cháo dinh dưỡng đều có quá trình lấy mẫu xét nghiệm sản phẩm. Tuy nhiên, việc lấy mẫu do doanh nghiệp tự lấy, gửi xét nghiệm. Vì thế nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp đã công bố. Khi các cơ quan thanh tra lấy mẫu kiểm nghiệm nhưng kết quả không đúng với các chỉ tiêu đã công bố thì sẽ căn cứ theo quy định để xử phạt. Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có một số công ty lớn đăng ký sản xuất và kinh doanh cháo dinh dưỡng. Còn những nơi sản xuất, bán cháo dinh dưỡng nhỏ lẻ, tự phát được xếp vào dạng thức ăn đường phố, các quận, huyện quản lý, kiểm tra. Ẩn họa phụ gia thực phẩm Theo tìm hiểu của PV, ngay cả hãng cháo dinh dưỡng Cây Thị - một hãng cháo nổi tiếng, được các bà mẹ ưa dùng cũng đã từng sử dụng natri benzoat trong quá trình chế biến. Tuy nhiên khi trả lời báo chí, đại diện hãng này giải thích rằng chất này nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế và vô hại khi sử dụng với liều lượng dưới 1g/1kg nguyên liệu. Và hãng chỉ sử dụng 1/5 mức cho phép. Từ thông tin về chất natri benzoat, chúng tôi tìm đến một số chuyên gia ngành hoá thực phẩm để tìm hiểu về một số loại hoá chất. Các chuyên gia cảnh báo, trên thị trường còn có một số loại hóa chất như sodium benzoate và potassium sorbate (chất giúp cháo lâu bị chua), hoá chất Xanthan Gum (chất tạo sánh) được sử dụng trong chế biến thực phẩm. Giá của những loại hoá chất này khoảng 65.000- 80.000đồng/kg. Thông thường những hoá chất này được sử dụng theo tỷ lệ: 1g hóa chất /kg thực phẩm. Tuy nhiên, những cơ sở sản xuất trong điều kiện vệ sinh kém có thể tăng liều lượng hóa chất này để cháo lâu chua hơn. Khi dùng hóa chất tạo sánh, các cơ sở chế biến giảm được một lượng nguyên liệu đáng kể trong khi giá bán vẫn không đổi. Theo tìm hiểu của PV, quyết định 3742/BYT của Bộ Y tế quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm thì hóa chất natri benzoat (giúp thực phẩm lâu bị ôi, thiu - PV) được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong 15 nhóm thực phẩm. Tuy nhiên, cháo dinh dưỡng không nằm trong nhóm thực phẩm được cho phép sử dụng chất này. Theo Đời sống pháp luật Dinh dưỡng Sai lầm khi cho bé uống nước ngày hè  Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nước uống được sản xuất theo kiểu công nghiệp với mùi vị hấp dẫn và tiện lợi khi sử dụng. Các loại nước ngọt có ga, nước hoa quả đóng hộp, các loại trà là những đồ uống "lên ngôi" trong ngày hè nóng bức. Với trẻ em, những loại đồ uống này hấp dẫn hơn nhiều so với nước lọc. Nhiều khi, dỗ dành bé uống nước tinh khiết thật mệt, nên nhiều gia đình chủ quan, cho rằng, nước ngọt, đặc biệt là các loại nước hoa quả cũng là nước với nhiều dưỡng chất, hoàn toàn có khả năng thay thế cho nước lọc, do đó đã để cho con em mình sử dụng thường xuyên loại nước này. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm và có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Những loại nước ngọt nếu uống quá nhiều sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, làm loãng dịch vị, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dưỡng chất. Bên cạnh đó, những loại đồ uống này khiến gan và thận phải làm việc nhiều hơn, làm giảm khả năng diễn dịch của cơ thể bé; dẫn đến những triệu chứng của các loại bệnh như trướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, nôn mửa Nước lọc vẫn là thức uống tốt nhất cho ngày hè. Ảnh minh họa. Dùng nước ngọt để giải khát Rất nhiều em bé thích nước ngọt đến nỗi, mỗi khi khát nước, đều đòi uống nước ngọt chứ không dùng nước trắng; hoặc không có nước ngọt trước bữa cơm, bé sẽ không chịu ăn. Nhiều gia đình chiều con, nên trong nhà lúc nào cũng mua sẵn một số loại nước ngọt để "dụ" bé. Tuy nhiên, đây lại là điều phản khoa học. Đại đa số các loại nước sản xuất công nghiệp đều chứa hàm lượng đường cao, nên tính giải khát thực sự của nó rất thấp. Càng uống, bé sẽ có cảm giác càng khát. Hơn nữa, các loại nước này khiến bé có cảm giác đầy bụng, ảnh hưởng đến bữa chính của bé. Do đó, nước lọc và nước hoa quả tự chế biến ở nhà là loại nước uống tốt nhất giúp bé giải khát. Uống nước ngọt sau khi ăn no Để bé ngoan ngoãn ăn cơm, nhiều mẹ hứa: "Ăn hết cơm rồi thì mẹ mới cho uống [...]... loại có ít thành phần thủy ngân và giàu chất omega-3s Đối với loại thực phẩm này cách tốt nhất là dùng kèm với các món ăn mà bé thích Bắp cải Rau bắp cải có vị mát và trẻ em thích ăn hơn các loại rau thông thường Những loại rau thuộc họ cải như bắp cải, súp lơ xanh, cải xoăn có chứa chất phytonutrient giúp làm giảm nguy cơ ung thư cũng như cải thiện chức năng tiêu hóa Nó cũng giúp đào thải các độc... chúng là đào thải các độc tố Sữa chua ít béo Nó chứa các vi khuẩn có lợi làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, nó có chứa thành phần protein cao gấp 2-3 lần và ít đường hơn các loại sữa chua thông thường Với những trẻ hơn 1 tuổi, chúng ta có thể cho thêm một giọt mật ong và một ít nước xi-rô vào sữa chua để làm tăng vị ngọt Cà chua Cà chua chứa chất lycopene - một hợp chất có khả năng ngăn . Trang, Hiệu trưởng trường Mầm non Tân Tiến bị yêu cầu xử lý về mặt hành chính. Vụ tham nhũng tiền ngân sách đã được xử lý công khai và được phụ huynh học sinh trường Mầm non Tân Tiến đồng tình ủng. đã được trường Mầm non Tân Tiên yêu cầu bà Dung nộp trả lại quỹ của nhà trường để sử dụng vào hoạt động của đơn vị, vì vậy không đặt vấn đề thu hồi mà tiếp tục giao cho trường Mầm non Tân Tiến. trường Mầm non Tân Tiến, do yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ, buông lỏng công tác quản lý trong một thời gian dài 2 năm (2008- 2009), nên bà Nguyễn Thị Thu Trang, Hiệu trưởng trường Mầm non Tân

Ngày đăng: 12/07/2014, 05:00

w