1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số thông tin về Nam Định

6 219 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 37 KB

Nội dung

NAM ĐỊNH I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ: Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển , thuộc phía Nam châu thổ sông Hồng. Diện tích khoảng 1669 km ² -Phía Bắc giáp tỉnh Thái Bình và Hà Nam. -Phía Nam và Đông Nam giáp biển. -Phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình. +Giao thông: -Về mặt đường bộ chỉ cách Hà Nội 90 km và Hải Phòng 80 km. -Đường bộ :QL 10 chạy qua tỉnh Nam Định 40 km, nối với Ninh Bình .QL 21 nối Hà Nam – Cảng biển Hải Thịnh (Nam Định). -Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc – Nam có 45 km chạy qua Nam Định, Ga Nam Định là ga chính. -Đường thủy : Nhiều tuyến đường sông và đường sông pha biển Nam Định đi : Ninh Bình, Phủ Lý, Kim Sơn, Gò Đầm, Quy Nhật, Quế, Vũ Điện, Cổng Múc… -Cảng biển Hải Thịnh (công suất đạt 30 vạn tấn/ năm). +Địa hình : -Đất đai địa hình bằng phẳng, có thể chia làm hai vùng chính là :vùng đồng bằng thấp trũng, phì nhiêu và vùng đồng bằng ven biển. II/HÀNH CHÍNH: -Tỉnh lị :Thành phố Nam Định. -Các huyện :Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. III/TÀI NGUYÊN: +Đất đai: Đất nông nghiệp chiếm 63% diện tích, đất mặn phân bố ở vùng ven biển thuộc các huyện :Hải Hậu, Giao Thủy.Riêng vùng ven biển của hai huyện Giao Thủy và Nghĩa Hưng đang được bồi tụ nhanh, cứ sau 5 năm lại mở rộng thêm diện tích khoảng 1500 đến 2000ha. +Khoáng sản: Nghèo về chủng lượng lẫn trữ lượng. +Biển và bờ biển: Nam Định có bờ biển dài 72 km, có nhiều khu rừng ngập mặn, nhiều khu bãi bồi, Xuân Thủy, Cồn La, Cồn Cạn, là rừng sinh thái tự nhiên ven biển. +Sinh vật: Có nhiều loài chim (100 loài), nhiều loài hải sản (45 loài), nhiều loài cây sống trong vùng ngập mặn như : sú, bần, tra… IV/ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THỦY VĂN: +Khí hậu: -Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh từ tháng 11 đến tháng 4, mùa hạ nhiều mưa, từ tháng 5 đến tháng 10, thỉnh thoảng có bão. -Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,7 độ C. -Lượng mưa khoảng 1200 đến 2000mm. -Độ ẩm trung bình hàng năm 84 %. +Thủy văn: -Hệ thống sông ngòi khá dày đặc.Các sông lớn là : Sông Nam Định (Sông Đào) dài khoảng 50km, nối sông Hồng và sông Đáy. -Sông Ninh Cơ dài khoảng 35 đến 40 km đổ ra biển Đông. -Sông Hồng là ranh giới giữa Thái Bình và Nam Định. -Sông Đáy là ranh giới giữa Ninh Bình và Nam Định. -Về mùa lũ , mực nước sông Hồng cao hơn mặt đồng bằng Nam Định khoảng 10 đến 12m,nếu không có hệ thống đê điều ngăn nước thì đồng bằng sẽ bị ngập lụt. V/DÂN CƯ: -Dân số khoảng 1.888.000 người (1999) -Mật độ dân cư đông đúc. VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH: -Đời Trần Nam Định được gọi là Lộ Thiên Trường. -Năm 1831, tỉnh Nam Định được thành lập. -Năm 1965, Nam Định và Hà Nam sát nhập là tỉnh Nam Hà. -Năm 1975, Nam Hà và Ninh Bình sát nhập là tỉnh Hà Nam Ninh. -Năm 1996, tỉnh Nam Định tách ra từ Hà Nam Ninh. VII/VĂN HOÁ – DU LỊCH: +Lễ hội: -Hội đền Trần : từ ngày 15 đến 20 tháng 8 âm lịch hàng năm tại xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định, có đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần ,đền Cổ Trạch thờ Trần Hưng Đạo, chùa Phổ Minh. -Hội Phủ Giày: (huyện Vụ Bản) tổ chức hàng năm từ mùng 3 đến mùng 8 tháng ba âm lịch, thờ Bà Chúa Liễu Hạnh. -Hội Chùa Cổ Lễ: (huyện Trực Ninh), mở từ ngày 13 đến ngày 16 tháng chín âm lịch để tưởng niệm Đức Thánh Tổ hoá thân. -Hội Chùa Keo (huyện Xuân Trường) :một năm hai lần mở hội : hội Xuân và hội Thu. -Hội Chợ Viền : ngày mùng 8 tháng giêng , mở đầu cho mùa sản xuất mới +Danh lam: -Cột cờ Nam Định: Trong thời Nguyễn (thế kỉ XIX) ở Việt Nam chỉ có 3 tỉnh được xây dựng cột cờ là Hà Nội, Nam Định và Huế.Cột cờ Nam Định xây dựng năm Thiệu Trị thứ 3 (1843). -Nhà lưu niệm cố Tổng Bí Thư Trường Trinh: Ở Làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Đây là nơi đồng chí Trường Chinh đã ra đời năm 1907 và sống cùng gia đình nhiều năm cho đến khi thoát ly hoạt động cách mạng vào khoảng 1927. -Ngôi nhà số 7 phố Bến Ngự :Đây là một trong những ngôi nhà cổ nhất của thành phố Nam Định hiện nay. Về mặt kiến trúc ngôi nhà đã giúp ta hiểu rõ nhà ở của dân Thành Nam đầu thế kỷ XIX như thế nào. Ngôi nhà này gồm một từ đường và một số căn nhà phụ cận, làm trên khu đất ở của gia đình. -Chùa Lương – Cầu ngói:Vùng đất Quần Anh xưa (lúc đầu mang tên Quần Cường ấp, có thời là xã Quần Phương ) còn lưu giữ những giá trị văn hoá phong phú, mà tiêu biểu là cụm di tích lịch sử, văn hoá Chùa Lương-cầu Ngói, là đình Phong Lạc có tấm biển mang 4 chữ vua Lê ban tặng: “Mỹ tục, khả phong”. Chùa Lương , Cầu Ngói đều ở trên đất Hải Anh hiện nay. -Chùa Vọng Cung:Xây dựng từ thời Nguyễn Gia Long (1802 - 1920). Ngày xưa đây là nơi để đón tiếp vua chúa và các quan lại cao cấp mỗi khi kinh lý qua Nam định. Có một cỗ ngai sơn son thiếp vàng để dành riêng khi vua ra thì ngự. Vì vậy có tên là Vọng Cung -Chùa Phổ Minh (xã Lộc Vượng. ngoại thành Nam Định) : đã được xây dựng từ thời nhà Lý. Với kiến trúc tiêu biểu cho cả hai thời đại Lý - Trần, chùa được liệt vào hàng đại danh lam của cả nước. VII/KINH TẾ: +Nông nghiệp: -Lúa là cây lương thực chính, năng suất cao, tiếp đến là ngô,khoai , sắn, -Cây công nghiệp : mía, lạc, đậu tương, cây cói trồng nhiều ở các huyện Hải Hậu,Nghĩa Hưng. -Chăn nuôi lợn và gia cầm khá phát triển. +Ngư nghiệp Ngành khai thác đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản phát triển. Thủy sản đông lạnh là một trong những mặt hàng xuất khẩu +Công nghiệp: -Ngành dệt may là ngành chủ yếu đã có từ hàng trăm năm nay, Nam Địnhmột trong những trung tâm dệt lớn của đất nước. -Ngành chế biến lương thực, thực phẩm, Từ những năm cuối thế kỉ XIX, ở Nam Định đã có những cơ sở chế biến thực phẩm đầu tiên: thịt đông lạnh, tôm đông lạnh, rau quả hộp, rượu bia, bánh kẹo các loại, gạo ngô xay xát … Sản xuất thủ công mỹ nghệ với các mặt hàng nổi tiếng là mây tre đan, thảm đay, thảm len, sơn dầu, đồ gốm sứ, hàng dệt thủ công, thêu ren, hàng chạmkhảm khắc gỗ,chế tác vàng bạc, dệt lụa tơ tằm. Có nhiều làng nghề truyền thống . 1965, Nam Định và Hà Nam sát nhập là tỉnh Nam Hà. -Năm 1975, Nam Hà và Ninh Bình sát nhập là tỉnh Hà Nam Ninh. -Năm 1996, tỉnh Nam Định tách ra từ Hà Nam. tỉnh Nam Định 40 km, nối với Ninh Bình .QL 21 nối Hà Nam – Cảng biển Hải Thịnh (Nam Định) . -Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc – Nam có 45 km chạy qua Nam Định,

Ngày đăng: 06/07/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w