Thực hiện ngày tháng năm 2008TÊN BÀI: NHẬN DẠNG ĐỘNG CƠ NHIỀU XILANH Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này người học có khả năng sau: +Kiến thức: Trình bày đúng khái niệm về động cơ nhi
Trang 1Thực hiện ngày tháng năm 2008
TÊN BÀI: NHẬN DẠNG ĐỘNG CƠ NHIỀU XILANH
Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này người học có khả năng sau:
+Kiến thức: Trình bày đúng khái niệm về động cơ nhiều xilanh, mô tả được kết cấu của trục
khuỷu động cơ và lập được bảng thứ tự nổ của động cơ nhiều xilanh
+Kỹ năng: Xác định đúng nguyên lý hoạt động của các xilanh trên động cơ.
+Thái độ: Tác phong công nghiệp ; thói quen hành nghề và có thể biểu đạt bởi sự:
- Hình thành lòng yêu nghề , quí trọng lao động
- Thói quen đúng giờ
- Kỹ thuật, kỷ luật lao động chính xác
- Số học sinh vắng:……….Tên: ………
……….……….………
……….……….………
- Câu hỏi kiểm tra:
- Dự kiến học sinh kiểm tra:
Tên
Điểm
Đồ dùng và phương tiện dạy học:
- Hồ sơ chuyên môn:
- Phấn, Giáo án,…
Nội dung, phương pháp: Phương pháp thuyết trình, giảng giải, phân tích, đàm thoại.
GIẢNG DẠY
Thời gian
1 KHÁI NIỆM VỀ ĐỘNG CƠ NHIỀU XILANH
Trong động cơ một xilanh bốn kỳ, một chu trình làm việc được hoàn thành sau
hai vòng quay trục khuỷu; vì vậy, trục khuỷu quay không ổn định, mặc dù có bánh
đà
Động cơ ôtô hiện đại có bốn, sáu hay tám xilanh; đôi khi có tới mười, mười hai
xilanh Các xilanh có thể bố trí thành một hàng hay hai hàng hình chữ V
Với cùng một tổng dung tích các xilanh, nếu xilanh bố trí theo hình chữ V thì
kích thước động cơ có thể giảm so với khi bố trí các xilanh thẳng hàng Như vậy,
việc sắp xếp chỗ ngồi của người lái xe và các cơ cấu điều khiển được hợp lý hơn
Ở động cơ nhiều xilanh, bốn kỳ, trong hai vòng quay trục khuỷu(7200) số
lượng kỳ sinh công vừa bằng số lượng xilanh của động cơ Điều kiện đẻ trục khuỷu
quay ổn định là sự luân phiên các kỳ sinh công trong từng xilanh phải tương ứng
7200/ i , trong đó i là số lượng xilanh.
Như vậy, ở các động cơ có bốn, sáu, tám xilanh thì những kỳ sinh công phải
tương ứng với 180, 120 và 900 vòng quay trục khuỷu
Công suất do khí phát huy trong các xilanh gọi là công suất chỉ thị, còn công
suất thu được trên trục khuỷu gọi là công suất có ích
So với công suất chỉ thị , công suất có ích nhỏ hơn một đại lượng bằng những
phần công suất tiêu hao do ma sát, công suất để dẫn động cơ cấu phân phôí khí,
quạt gió, bơm nước, bơm dầu nhờn và bơm nhiên liệu, máy phát điện và các cơ cấu
0,5
Trang 2phụ trợ khác.
Công suất có ích của động cơ tính bằng Kilôoát được xác định theo công thức
Ne =
9570'
Men
Trong đó: Me : Mômen xoắn, xác định khi thử động cơ bằng cơ cấu hãm ( bằng
điện hay bằng thuỷ lực) , Niutơn mét (N.m)
n : tần số quay của trục khuỷu, xác định bằng đồng hồ đo số vòng quay
(v/p)
Mômen xoắn và công suất có ích càng lớn khi tổng dung tích các xilanh càng
lớn( đường kính và số lượng xilanh, chiều dài khoảng chạy của Piston), khi việc
điền đầy các xilanh bằng hỗn hợp cháy càng tốt và khi tỉ số nén càng lớn Công
suất có ích của động cơ xăng cũng phụ thuộc vào tần số quay trục khuỷu, mức tải
của động cơ, loại nhiên liệu, thành phần hỗn hợp khí cháy và thời điểm phóng tia
lửa điện giữa các cực của nến đánh lửa Ở động cơ Diesel, công suất có ích phụ
thuộc vào thời điểm phun nhiên liệu, chất lượng phun và thời gian phun
Hiệu suất cơ khí: của động cơ là tỉ số giữa công suất có ích và công suất chỉ
thị Hiệu suất cơ khí càng lớn khi tiêu hao công suất chỉ thị Hiệu suất cơ khí càng
lớn khi tiêu hao công suất để khắc phục ma sát của động cơ và công suất để dẫn
động các cơ cấu phụ trợ của động cơ thường từ 0,70 đến 0,85
Hiệu suất có ích của động cơlà tỉ số giữa nhiệt lượng biến thành công có ích
và nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu đã cháy hoàn toàn hiệu suất có ích của động
cơ xăng là 0,21 – 0,28 và động cơ Diesel là 0,29 – 0,42
2 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CƠ NHIỀU XIALNH
1 Góc công tác:
Đối với động cơ 4 kỳ, 4 xilanh xếp thành một hàng dọc
Các cổ thanh truyền của trục khuỷu đều nằm trong mặt phẳng Hai cổ 1 và 4 đặt cách hai
cổ còn lại 2 và 3 một góc 1800
Khi trục khuỷu quay piston 1 và piston 4 thì piston 2 và piston 3 cùng chuyển động về một hướng ngược lại Có nghĩa là, khi piston của 1 và 4 đi đến ĐCT thì piston của 2 và 3 đi đến
2
Hình 6 Sơ đồ cấu trúc trục khuỷu thanh truyền động cơ 4 kỳ, 4 xilanh
1
4
1 - 4
2 - 3
Trang 3ĐCD và ngược lại.
Trong mỗi xilanh chu trình công tác được thực hiện hai vòng quay của trục khuỷu, còn
trình từ các kỳ (hút – nén – nổ – xả) được bố trí trong các xilanh đồng thời xảy ra các kỳ
khác nhau Cũng vì thế mà trục khuỷu quay được ổn định
Ở động cơ 4 kỳ, 4 xilanh thì cứ sau 2 vòng quay của trục khuỷu sẽ có một hành trình công tác (cháy, sinh công), nhưng chúng không được bố trí theo trình tự của các xilanh 1 – 2 – 3 – 4 mà là 1 – 3 – 4 – 2 hoặc 1 – 2 – 4 – 3, nghĩa là sau khi ở xilanh 1 thực hiện quá trình
sinh công thì tiếp đến (sau ½ vòng quay của trục khuỷu) là ở xilanh 3 rồi 4, cuối cùng là 2 Sau 2 vòng quay của trục khuỷu quá trình lặp lại như trước
2/ Các hình thức bố trí xilanh (đối với động cơ 4 kỳ, 4 xilanh xếp thành một hàng dọc)
a) Trình tự làm việc của các xilanh theo thứ tự 1 – 2 – 4 – 3
Thứ tự ½ vòng quay của
trục khuỷu Ứng với góc quay củatrục khuỷu (độ) 1 Số xilanh2 3 4
½ vòng quay thứ 3 3600 – 5400 Hút Xả Nén Nổ
½ vòng quay thứ 4 5400 – 7200 Nén Hút Nổ Xả
b) Trình tự làm việc của các xilanh theo thứ tự 1 – 3 – 4 – 2
Thứ tự ½ vòng quay của trục
khuỷu Ứng với góc quaycủa trục khuỷu
(độ)
Số xilanh
Tìm chiều chạy của động cơ
Xác định chiều quay ( chạy ) động cơ ( chiều quay của cốt máy) để làm cơ sở cho việc
sửa chữa và điều chỉnh khe hở xupáp, cân cốt cam, cân lửa…
Thông thường, chiều quay động cơ được xác định khi đứng từ phía Puli cố máy nhìn
vào Gọi là chiều phải khi cốt máy động cơ quay ngược chiều kim đồng hồ; và gọi là chiều trái khi côt máy động cơ quay ngược chiều kim đồng hồ
Phương pháp tìm chiều quay như sau:
- Dùng máy khởi động( Đềmarơ ) hoặc tay quay (Manivelle) để quay cốt máy
động cơ Từ đó, biết được chiều quay
- Nhìn quạt gió: Chiều quay của quạt chính là chiều chạy động cơ
+ Đối với xe có động cơ đặt phía trước ( đầu xe ) thì quạt gió quay theo chiều nào
đó sao cho rút gió vào động cơ
+ Đối với xe có động cơ đặt ở phía sau ( xe buýt, xe cơ giới…) hoặc các loại máy
nằm cố định ( máy phát điện, bơm nước thì thì quạt gió quay theo chiều nào đó sao
cho rút gió từ động cơ thổi ra.
- Nhìn cặp xupáp hút và thoát của xilanh:
+ Quay côt máy theo một chiều nào đó
Trang 4+ Nhìn hai xupáp hút, thoát, nếu nếu xupáp thoát mở ra rồi đóng lại, ngay sau đo
xupáp mở ra: chiều quay đó đúng là chiều quay động cơ( vì sau thì thoát đến thì
hút)
- Thường thì chiều quay động cơ theo chiều phải
Tìm thứ tự số xilanh:
Theo quy định của nhà chế tạo thì:
1- Đối với động cơ nhiều xilanh sắp thẳng hàng: Thì xilanh số 1 tính ở gần đầu trục cốt
máy có lắp Puli ( tức là ngược với đầu cốt máy lắp bánh trớn) Sau đó, lần lược là xilanh
số 2, 3, 4, …
2- Đối với động cơ xilanh sắp theo hình chữ V (như Ford V8, Zil 130…) hoặc đối đỉnh nằm ngang ( như Volkswagen…) thì thứ tự số xilanh được ghi trên: ống góp hút, nắp quy lát…
Tìm tử điểm thượng(ĐCT)
Tìm ĐCT tức là tìm vị trí lên cao nhất của Piston Vị trí này dùng làm dấu chuẩn để : cân
lửa, cân cốt cam điều chỉnh khe hở xupáp…
1 – Có dấu
Các nhà chế tạo có đánh dấu ĐCT trên Puli, bánh trớn hoặc vôlăng lửa - dấu này để chỉ
Piston số 1 ở ĐCT khi dấu nằm ngay với 1 dấu ( gọi là dấu chỉ thị – Cố định ở trên thân
máy)
+ Dấu có chữ:
- Xe Mỹ, Anh : T.D.C
- Xe Pháp : P.M.H
- Xe Đức : O.T
+ Dấu là lằn gạch:
- Nếu chỉ có một lằn gạch(ở trên Puli) : thì dấu này là dấu cân lửa
- Nếu có hai lằn gạch: thì lằn gạch dấu ( tính theo chiều quay là ĐCT
- Trên xe gắn máy Honda, có 2 lằn gạch kèm theo chữ T và chữ F Dấu chữ T
(Top) là ĐCT
2 – Không có dấu:
Nếu không có dấu, ta phải tìm rồi đánh dấu tren Puli hoặc bánh trớn
a Xác định ĐCT bằng 1 cây que :
Chỉ áp dụng cho một động cơ có một xilanh thẳng đứng và lỗ Puli ở ngay trên đầu
Piston
- Tháo Puli của xilanh số 1
- Đặt 1 cây que vào lỗ chạm trên đỉnh Piston và quay cốt máy cho Piston lên gần ĐCT cho tới khi cây que cao nhất: đó là vị trí ĐCT
- Đánh dấu trên Puli hoặc bánh trớn
b Xác định ĐCT theo cung :
Áp dụng cho động cơ có xilanh thẳng đứng và lỗ buji ở ngay trên đầu Piston
- Tháo buji của xilanh số 1
- Đặt vào lỗ 1 que sắt cho vừa chạm trên đỉnh Piston
- Quay động cơ theo chiều quay cho que sắt đi lên gần tới ĐCT thì dừng lại
Đánh dấu – trên que sắt đi lên gần tới ĐCT thì dừng lại Đánh dấu - trên que
sắt sát miệng lỗ Buji và đánh dấu A trên bánh trớn ngay dấu chỉ thị
- Tiếp tục quay cốt máy động cơ theo chiều chạy cho que sắt đi lên rồi đi xuống
cho tới khi dấu - trên que sắt ( vừa mới đánh dấu) vừa sát miệng buji thì dừng
lại, đánh dấu B trên bánh trớn ngay với dấu chỉ thị
Trang 5- Chia cung AB làm 2 cung bằng nhau, dấu ở giữa cung AB là dấu ĐCT khi dấu
này nằm ngay dấu chỉ thị
c Xác định khoảng ĐCT
Trường hợp không cần xác định chính xác ĐCT thì ta có thể áp dụng phương pháp sau:
- Quay cốt máy theo chiều quay cho xupáp thoát mở ra rồi vừa đóng, lúc đó
xupáp hút vừa mở: vị trí này gọi là hai xupáp cỡi nhau.
- Quay cốt máy qua lại để chọn vị trí giữa của khoảng “hai xuáp cởi nhau”: lúc
này Piston ở ĐCT
Xác định xupáp hút và xupáp xả:
Có nhiều cách để xác định xupáp nào là xupáp hút và xupáp thoát:
1- Căn cứ vào cách bố trí:
a Dò xupáp nào thông với ống góp hút và bộ chế hòa khí là xupáp hút Xúpáp nào
thông với ống góp thoát và ống bô là xupáp xả
b Thông thường, bố trí xupáp ở động cơ xăng ôtô 4 xilanh như sau:
Thoát – Hút – Hút – Thoát – Thoát – Hút – Hút – Thoát.
Tức là 2 xupáp thoát ở hai đầu, phía trong là từng cặp xupáp cùng loại
2- Căn cứ vào chu kỳ vận chuyển:
Ta đã biết, sau kỳ thoát là kỳ hút Do đó ta cùng tìm hiểu như sau:
- Quay cốt máy theo chiều quay và nhìn hai xupáp của một xilanh
- Nếu một xupáp mở ra rồi đóng lại, ngay sau đó xupáp thứ hai mở ra thì xupáp
mở đầu tiên là xupáp thoát và xupáp mở sau đó là xupáp hút
3- Căn cứ vào hình dạng xupáp:
Nếu đã tháo xupáp ra khỏi máy thì căn cứ vào đường kính mặt nấm xupáp:
- Đường kính to: xupáp hút
- Đường kính nhỏ: xupáp thoát
Tìm thứ tự kỳ nổ:
Tìm thứ tự kỳ nổ để cân lửa, điều chỉnh xupáp cho đúng Cách tìm như sau:
1- Trường hợp có ghi ở động cơ:
Thông thường thứ tự kỳ nổ được ghi ở ống góp hút, ống góp thoát, nắp đậy xupáp và ở tấm Plate nhôm bêb hông động cơ
- Xe Mỹ, Anh, Nhật : (FIRINH ORDER: 1342)
- Xe Pháp: ORDER D’ALLUMAGE : 153624)
2- Trường hợp không có ghi:
Căn cứ vào thứ tự thực hiện các thì: HÚT – NÉN – NỔ – XẢ ta thực hiện bằng 1 trong
các cách sau:
a- Căn cứ vào thì Nén:
- Tháo tất cả các buji ra
- Lắp vào các lỗ buji các nút điên điển ( nút chai)
- Quay cốt máy theo chiều chạy
- Các nút chai văng ra ( khi xilanh đó ở thì Ép) Thứ tự văng nút chai chính là
Thứ tự kỳ nổ b- Căn cứ vào thì Hút ( hoặc thì Thoát).
- Tháo catte đậy xupáp ( Ở đầu hoặc bên hông)
- Dùng phấn đánh đấu tất cả xupáp hút (hoặc tất cả xupáp thoát)
- Quay cốt máy theo chiều chạy
Bắt đầu cho xupáp xilanh số 1 mở rồi đóng Sau đó nhìn các xupáp đã làm dấu còn lại;
Trang 6tiếp tục quay để ghi nhận thứ tự mở các xupáp Thứ tự mở đóng xupáp là thứ tự kỳ no å
THÁO LẮP MỘT ĐỘNG CƠ NHIỀU XILANH
A- Chuẩn bị trước khi tháo:
- Dụng cụ tháo lắp phù hợp với đặc tính của xe hay của động cơ
- Một Palan và hai con đội( tương ứng với kích thước, trọng lượng của động cơ)
- Dụng cụ đặc biệt(tháo khoen chận, cão Puli, cảo bánh trớn, cảo xupáp…)
- Mâm đựng dụng cụ và các khay, kệ, mâm đựng các bộ phận sau khi tháo
- Liệt kê các bộ phận bên ngoài về tình trạng thiếu, hỏng, ghi chú đặc điểm
máy
- Dầu vệ sinh máy
B- Trình tự tháo:
1- Xả nhớt và xả nước
2- Tháo bình điện ( tháo cọc âm trước, cọc dương sau )
3- Tháo các dây, cần điều khiển bộ chế hòa khí và bộ li hợp khóa xăng
4- Tháo các bộ phận rời bên ngoài như: BCHK, Đềmarơ, máy phát điện, bơm xăng,
đầu Delcô, bôbin, ống bô, ống góp hút, ống góp thoát, lọc nhớt, ống dẫn nhớt, báo
nước, báo nhớt, két nước, bơm nước, quạt gió
6- Tháo bulông nối li hợp với hộp số
7- Tháo bulông chân máy Dùng Palan câu động cơ ra khỏi xe và đặt ở vị trí thích hợp 8- Vệ sinh sạch bên ngoài động cơ trước khi tháo
9- Tháo nắp quy lát:
- Nếu động cơ có kiểu xupáp treo thì ta phải tháo trục có mổ trước khi tháo nắp máy
Trước khi tháo trục cò mổ ta nên nới lỏng các điều chỉnh khe hở xupáp
- Rút đũa đẩy và đệm đẩy ra trước khi tháo nắp máy (Có laọi chỉ tháo được đệm đẩy
sau khi đã tháo cốt cam)
- Dùng chìa khóa tuýp nới các đai ốc ( hay đinh vít) từ ngoài vào trong theo hình xoắn
ốc hay đan chéo( nới lỏng ra khoảng một vòng) sau đó đùng dụng cụ đồ nghề
đúng( miệng) ( cần quay mở cho nhanh) Tháo Joăng quylát
10-Quay cốt máy để xác định ĐCT của Piston xilanh số 1 Đánh dấu lên bánh trớn hay Puli cốt máy nếu chưa có
11- Tháo ngàm quay máy và cảo Puli côt máy ra
12- Tháo catte phân bố ( và catte ly kết nếu có )
13- Quan sát và xác định lại dấu cân cam cho chính xác
14- Nếu động cơ có kiểu xupáp đặt ta dùng cảo ép lò xo xupáp để lấy chén chận, chốt chận, xupáp và lò xo xupáp đem ra ngoài (đánh dấu hút, Thoát và thứ tự)
15- Tháo bộ ly kết, đem đĩa cọ ra ngoài
16- Tháo bánh trớn khỏi đuôi cốt máy
17- Dùng gõ kê và lật úp máy lại Tháo catte nhớt
18- Tháo các ống dẫn nhớt Tháo bơm nước và lọc nhớt
19- Tháo mặt “bridge” “cọp” giữ cốt cam và đem cốt cam ra ngoài
Nếu đệm đẩy xupáp chỉ có thể lấy ra sau khi đã tháo cốt cam nên tháo ra sau cùng và
chỉ rút cốt cam ra được sau khi đã kéo đệm đẩy lên phía trên của đũa đẩy.
20- Tháo nón đầu to thanh truyền và đẩy thanh truyền, Piston, bạc xécmăng ra khỏi
lòng xilanh Tháo theo từng cặp song hành và phải đánh dấu thanh truyền, Piston trước
khi tháo ( Chiều và thứ tự lắp ráp )
Trước khi đẩy Piston, bạc xécmăng ra khỏi lòng xilanh ta phải kiểm tra lại sớm gờ trên
Trang 7miệng lòng xilanh.
21- Khi đẩy thanh truyền, Piston ra khỏi lòng xilanh, ta phải ráp nón thanh truyền, vặn tay bulông và đặt lên giá theo đúng chiều và tứ tự lắp ráp
22- Tháo bợ trục cốt máy ( phải đánh dấu thứ tự và chiều ráp)
23- Khiên cốt máy ra ngoài và đặt lên giá đã chuẩn bị sẵn
24- Ráp bợ trục cốt máy lại ở thân máy Dùng tay vặn cứng các bulông lại
25- Dùng cảo tháo xécmăng ra khỏi Piston ( gắn bạc xécmăng theo đúng thứ tự và
chiều lắp ráp trên một tấm bìa cứng có làm lỗ sẵn)
26- Dùng kìm phe tháo khoen cirelip ( phe chận chốt Piston) ở đầu trục Piston Ép hay lót trục Piston(chốt Piston ) ra khỏi Piston Đặt Piston, thanh truyền lên giàn có sẵn
theo thứ tự
27- Sau khi các cơ phận đẫ được tháo rời ta đem rửa sạch bằng dầu gas-oil, xong đem rửa lại bằng vòi nước nóng và thổi gió nén cho khô sạch Đặt thứ tự để kiểm tra và lập kế hoạch sửa chữa, phục hồihay thay mới
B- Ráp động cơ
Sau khi các chi tiết đã được sửa chữa, phục hồi, thay mới Ta ráp động cơ theo thứ tự
ngược lại với lúc tháo và cần chú ý các điểm sau:
1- Các bọng nước đã thông sạch
2- Lọc nhớt và các đường nớt đã thông sạch
3- Bôi một lớp nhơt mỏng lên các bề mặt ma sát trước khi lắp ráp
4- Xupáp, lò xo, chén chận, chốt chận, phải gắn đúng thứ tự theo đặc điểm của động cơ
5- Piston ráp đúng thứ tự và chiều lắp ráp ( rãnh chống giãn nở phải ráp theo hướng đi xuống của Piston
6- Xécmăng ráp đúng vị trí công dụng của mỗi loại và miệng cắt phải cách đều trên một vòng tròn
7- Thanh truyền, bạc lót ráp đúng thứ tự và chiều lắp ráp
8- Nắp máy, bulông thanh truyền, bợ trục cốt máy, bánh trớn phải siết đúng lực quy định của nhà sản xuất chế tạo
9- Cốt cam, sên cam, cốt máy phải ráp đúng dấu quy định ghi trên bánh răng
10- Siết nắp máy làm nhiều lần theo hình xoắn ốc hay đan chéo từ trong ra ngoài
11- Sau khi đã ráp xong ta gắn động cơ lên kệ hay giàn Dùng tay quay thử cốt máy xem nặng nhẹ và có vướng vấp gì không
12- Điều chỉnh lại khe hở xupáp và kiểm tra dấu cân cam
13- Cân lửa theo dấu quy định
14- Kiểm tra hệ thống nhiên liệu, bôi trơn và làm mát
15- Cho động cơ chạy thử bên ngoài, điều chỉnh cho êm rồi mới lắp lên xe Khi động cơ chạy thử ta phải kiểm tra thật kỹ hệ thống làm mát và bôi trơn
Động cơ bốn xilanh:
+ Sơ đồ kết cấu trục khuỷu:Page – 42( thực tập độngcơ xăng I)
+ Bảng thứ tự nổ của động cơ:
0 – 1800 1800 – 3600 3600 – 5400 5400 – 7200
Trang 8Xilanh 3 NÉN NỔ THẢI NẠP
BẢNG SỨC SIẾT TÍNH THEO FOOT – POUND CHO BULÔNG, VÍT VÀ ĐAI ỐC
1/4” : 6,35mm 8 – 12 Ft/ 1b 11 – 15 Ft / 1b
5/16” : 7,93mm 15 – 20 Ft/ 1b 25 – 30 Ft / 1b
3/8” : 9,52mm 35 – 40 Ft/ 1b 45 – 50 Ft / 1b
7/16” : 11,11mm 45 – 50 Ft/ 1b 50 – 60 Ft / 1b
1/2” : 12,70mm 65 – 70 Ft/ 1b 80 – 90 Ft / 1b
9/16” : 14,28mm 80 – 90 Ft/ 1b 90 – 100 Ft / 1b
5/8” : 15,87mm 100 Ft/ 1b 120 Ft / 1b
3/4” : 19,05mm 170 Ft/ 1b 227 Ft / 1b
7/8” : 22,22mm 270 Ft/ 1b 360 Ft / 1b
1” : 25,4mm 350 – 20 Ft/ 1b 390 Ft / 1b
Động cơ sáu xilanh:
+ Sơ đồ kết cấu trục khuỷu: PAGE – 42
+ Bảng thứ tự nổ của động cơ:
0 - 180 0 180 0 - 360 0 360 0 - 540 0 540 0 - 720 0
Ví dụ: SKODA: 153624; 143625
BẢNG ĐỔI DƠN VỊ INCH RA MILIMÉT
Động cơ tám xilanh:
+ Sơ đồ kết cấu trục khuỷu:
+ Bảng thứ tự nổ của động cơ:
Ví dụ: WHITE – SUPPERIOR: 13258674;
Loại khác: 1-5-3-7-2-6-4-8
Trang 9Loại 12XL: 1-12-7-4-3-10-9-5-2-11-8-6
: 1-8-5-10-3-7-6-11-2-9-4-12
Loại 16XL: 1-8-9-16-3-6-11-14-4-5-12-13-2-7-10-15
BẢNG QUY ĐỔI CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
CHIỀU DÀI:
Inches = 25,4mm
Foot = 0,3048mm
THỂ TÍCH
Cubic inches ( Cu.in) = 10,3872cm3 Cubic Foot( cu.ft ) = 0,0283cm3
DIỆN TÍCH:
Square inches ( Sq.in) = 8,45cm3
Square Foot( Sq.ft ) = 0,092cm3
TRỌNG LƯỢNG:
Pound (Iba) = 0,4536KG Ton = 907,18KG
LỰC:
Foot – Pound (Ft.Iba) = 0,13825KG.m DUNGTÍCH:Gallons England(Gal.E) = 4,548 lít
Gallons US (Gal.US ) = 3,7353 lít
NHIỆT ĐỘ:
0 F = 0 C.9
5 + 32
0 C = (5
9
0 F – 32 )
RPM: Revolution per minutes: Vòng /phút
GPM: Gallon per minutes: gal / phút
US: Undersize: Cốt sửa chữa theo chiều giảm
OS: Oversize: Cốt sửa chữa theo chiều tăng.
3 SO SÁNH ĐỘNG CƠ MỘT XILANH VÀ ĐỘNG CƠ NHIỀU XILANH
Động cơ một xilanh:
- Cấu trúc của động cơ Diesel cơ bản gióng như động cơ xăng Sự các nhau cơ bản giữa
hai động cơ này là ở động cơ Diesel không có hệ thống đánh lửa Nhiên liệu Dieselđược
phun trực tiếp vàobuồng đốt với một áp suất rất lớn nhờ một thiết bị gọi là bơm cao áp và vòi phun
- Ở động cơ xăng hổn hợp không khí và nhiên liệu bị nén và sau đó được đốt cháy bỡi
năng lượng của tia lửa điện buji Còn ở động cơ Diesel, nhiên liệu bị đốt cháy bởi nhiệt
độ của không khí bị nén Nhiệt độ không khí bị nén trong buồng đốt của động cơ Diesel
khoẳng 5000c hoặc cao hơn do tỉ số nén của động cơ Diesel là rất lớn( 15/1 ÷ 22/1)
Quá trình nạp:
Khi trục khuỷu chuyển động, thanh truyền sẽ kéo Piston dịch chuyển từ trên xuống, xupáp nạp mở và xupáp thải đóng Độ chân không trong xilanh hút không khí sạch từ bên ngoài
đi qua xupáp nạp để nạp vào xilanh động cơ
Quá trình nén:
Piston từ ĐCD di chuyển lên ĐCT Xupáp nạp và thải đều đóng Khi Piston đi lên không
khí bên trong xilanh bị nén áp suất đạt tới 30KG/cm2 và nhiệt độ khoảng từ 500 ÷ 8000C
Quá trình cháy:
Không khí trong xilanh bị đẩy vào buồng đốt phụ ở bên trong nắp máy Ở cuối quá trình
nén, vòi phun mở và nhiên liệu được phun vào buồng đốt phụ với áp suất cao và nhiên
liệu sẽ tự bốc cháy Khi nhiên liệu cháy làm cho áp suất và nhiệt độ trong buồng đốt phụ
tăng nhanh và nó bị đẩy ra buồng đốt chính Tại buồng đốt chính, nhiện liệu hòa trộn với
không khí và tiếp tục cháy trong thời gian rất nhanh chóng
Áp suất cháy sẽ đẩy Piston di chyển và qua trung gian của thanh truyền sẽ làm cho trục
khuỷu quay để truyền công suất cho ôtô
Quá trình thải:
Trang 10Piston từ ĐCD di cuyển lên ĐCT, xupáp nạp đóng và xupáp thải mở Khi Piston đi lên
đỉnh Piston sẽ đẩy khí cháy trong xilanh đi qua xupáp thải ra ngoài
Khi Piston di chuyển từ trên xuống quá trình nạp được thực hiện và chu kỳ thứ hai được
tiếp diễn
Khi động cơ thực hiện bốn kỳ: hút, nén, nổ và thải thì trục khuỷu quay hai vòng và chỉ có
một lần sinh công Nên nó được gọi là động cơ Diesel 4 kỳ
Động cơ Diesel có ưu điểm là hiệu suất nhiệt cao nên ít tiêu hao nhiên liệu, tuổi thọ động
cơ cao, ít hư hỏng và mômen xoắn được giữ không đổi trong một khoảng tốc độ nên nó dễ sử dụng hơn động cơ xăng
Nó có khuyết điểm phát ra tiếng ồn lớn, rung động mạnh khi làm việc, hệ thống nhiên
liệu có độ chính xác cao và cấu trúc động cơ phải vững chắc
Động cơ nhiều xilanh
Trên ôtô, một động cơ thường có nhiều xilanh Số xilanh có thể là 2,3,4,5,6,8,10…Thông
thường số xialnh được gia tăng khi công suất của động cơ càng cao Các xilanh của động
cơ ôtô có thể bố trí thành một hàng ( Thường gọi là động cơ thẳng hàng ), theo hình chữ V hoặc bố trí đối xứng
Chu kỳ công tác của độngcơ nhiều xilanh được thực hiện trong hai vòng quay của trục
khuỷu Có nghĩa là mỗi xilanh của động cơ đều thực hiện đầy đủ bốn kỳ trong một góc
quay trục khuỷu là 7200/i ( i: là số xilanh của động cơ )
Ví dụ: Động cơ 4 xilanh thường có thứ tự nổ là 1342 và xilanh này nổ cách xilanh kia một góc độ là 7200 / 4 = 1800
4 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH KHE HỞ XUPÁP
Trong quá trình làm việc dưới tác dụng của nhiệt độ các chi tiết của động cơ sẽ bị dãn nở dài, do đó muốn cho xupáp đwocj đóng kín để đảm bảo cho công suất của động cơ, thì
trong cơ cấu phân phối khí phải có một khe hở nhất định, khe hở này được gọi là khe hở
nhiệt Điều chỉnh khe hở này được gọi là điều chỉnh khe hở xupáp Mục đích của việc
điều chỉnh là đảm bảo đúng góc độ phânphối khí của động cơ
Trị số khe hở phụ thuộc vào cách bố trí xupáp, vật liệu chế tạo cơ cấu, phương pháp
làm mát động cơ…nếu trục cam bố trí trên nắp máy thì khe hở sẽ nhỏ hơn so với cơ cấu
OHV, bởi vì dưới tác dụng của nhiệt độ thì nắp máy sẽ dản nở nhiều hơn so với sự dản nở của xupáp và các chi tiết khác
Ở một số động cơ, ngưòi ta dùng con đội thủy lực để giới hạn khe hở của cơ cấu là
thấp nhất đồng thời loại này có ưu điểm là gia tăng độ nâng và thời gian mở của xupáp khi tốc độ động cơ gia tăng
Chúng ta tiến hành điều chỉnh xupáp khi các xupáp hút và thải của một xilanh hoàn
toàn đóng Thông thường, người ta tiến hành điều chỉnh khi Piston của một xilanh ở ĐCT
hoặc lân cận ĐCT ở cuối kỳ nén
I - Yêu cầu:
1 Phải biết chiều quay động cơ và cách xác định các xupáp cùng tên
2 Nắm vững cách bố trí và nhận biết vị trí điều chỉnh cơ cấu phân phối khí
- Đối với xupáp đặt ( Xupáp được bố trí ở thân máy, ngày nay cơ cấu này không được sử
dụng ) khe ở điều chỉnh nằm giữa đầu con đội và đuôi xupáp, vị trí điều chỉnh là con vít
nằm trên con đội
- Với cơ cấu OHV thì khe hở điều chỉnh nằm giữa đuôi xupáp và đầu cò mổ, vít điều chỉnh
ở trên đuôi cò mổ
-Ở cơ cấu SOHC thì khe hở điều chỉnh nằm giữa lưng cò mổ và lưng cam hoặc giữa lưng