Giải pháp quản lí, chính sách

Một phần của tài liệu Đề tài đánh giá chất lượng môi trường nước bể nuôi trồng thủy sản tại hợp tác xã thủy sản hồ núi cốc thái nguyên (Trang 48 - 50)

4.4.1.1. Một số giải pháp để giảm ô nhiễm môi trường nước bể nuôi cá

- Nuôi trai lấy ngọc trong bểlàm giảm ô nhiễm ngồn nước.

- Nâng cao kiến thức về nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường - Cải tiến việc thiết kế các bể nuôi làm giảm bớt việc trao đổi nước giữa hồ nuôi và môi trường bên ngoài.

4.4.1.2. Một số biện pháp để giảm ô nhiễm môi trường nước trong quá trình nuôi cá

Để khắc phục tình trạng trên, cần áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường ngành nuôi thủy sản như sau:

* Chuẩn bị trước khi lấy nước đầu vụ nuôi:

Tiến hành xả nước đáy bể, phơi khô. Rắc vôi diệt tạp và phơi đáy bể nuôi từ 7 - 15 ngày.

* Cấp nước đầu vụ nuôi:

Xử lý nước cấp trước khi đưa vào bể nuôi bằng các túi lọc cục bộ đối với cá giống để loại bỏ những yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước bể nuôi. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm nặng, cần sử dụng thêm một số loại thuốc hoặc chế phẩm sinh học được phép lưu hành để xử lý triệt đểtrước khi nuôi thả vụ mới.

Sau khi cấp nước đến mực nước yêu cầu trong bể nuôi, giữ nước bể ổn định trong thời gian 7 - 10 ngày để theo dõi diễn biến chất lượng nước trong bểtrước khi thả cá.

* Trong thời gian nuôi:

Thường xuyên thay nước bể nuôi. Đối với cá giống 1 tuần thay nước 1 lần, cá thịt thì 2 đến 4 tuần thay 1 lần mỗi lần thay 2/3 mực nước trong bể nuôi. Nhằm cải thiện DO, giảm lượng Coliform, E. Coli trong nước và để các chất độc hại thoát ra ngoài…

Lưu ý khi thay nước cần tránh thời điểm nắng nóng, cá dễ bị ngạt và bị sốc; kiểm soát lượng thức ăn ở mức ổn định, vớt thức ăn thừa hằng ngày, sục khí nhằm tăng lượng oxy hòa tan trong nước, làm các chất độc hại trong bể nuôi như NH4+, H2S, NO2- thoát ra ngoài không khí

* Xửlý nước thải sau mỗi vụ nuôi:

Nước thải từ quá trình thay nước và nước thải cuối vụ nuôi xả trực tiếp ra hồ nuôi trai lấy ngọc, hoặc ra đồi trè, trai trai sẽ ngậm nước thải của bể cá và trả ra môi trường nước sạch, nước đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chỉ số nước sạch. Nếu xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi, nước thải cần được xử lý bằng các loại thuốc và chế phẩm sinh học tại bể lọcđể loại bỏ các mầm mống gây bệnh, tránh tình trạng lây lan dịch bệnh trên diện rộng.

Một phần của tài liệu Đề tài đánh giá chất lượng môi trường nước bể nuôi trồng thủy sản tại hợp tác xã thủy sản hồ núi cốc thái nguyên (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)