Tán đồng tật xấu, dễ làm con hư Bé Tun mới hai tuổi, đã được mệnh danh ở khu tập thể là “Quát” và “Hét”. Đơn giản vì mỗi lần không vừa ý điều gì, Tun lại hét thật to và quát vào mặt bất kỳ ai đang có mặt ở đó, kể cả bố mẹ, ông bà và người giúp việc. Mỗi khi Tun quát hay hét trong nhà đóng kín cửa mà cô bán hàng ở tận đầu ngõ cũng phải nghe thấy. Chỉ khi nào được như ý, Tun mới ngừng hét hay quát to. Ban đầu, bà nội cứ khen mãi: “Thằng bé này giỏi thật. Nó biết thể hiện tình cảm ngay từ khi còn bé. Ai lại biết quát người khác. Sau này có khi lại làm chức to”. Nhưng càng ngày, Tun càng bướng. Thấy mẹ đưa cho hộp sữa, bé giật phắt lấy, không thèm nói gì. Có khách đến nhà, bố bảo Tun chào, Tun chỉ lừ lừ mắt. Bố mà quát là Tun cũng hét lại liền. Lúc này, bà nội chỉ còn biết than: “Không hiểu nó học từ ai? Bố mẹ nó lễ pháp là thế…”. Để bé học cách lịch sự Nhiều bố mẹ đã sai lầm khi cho rằng không cần dạy bé cách nói lịch sự, mà bé sẽ tự hiểu điều đó khi lớn lên! Nếu bố mẹ không dạy, bé sẽ không biết được điều đó đâu! Những cử chỉ vô lễ ở trẻ như quát mắng người lớn, đánh vào người lớn, giật đồ từ tay người khác một cách thô lỗ lúc đầu bố mẹ, ông bà không để ý đến và nghĩ rằng: “Đó là trẻ con”. Thậm chí nhiều gia đình còn vỗ tay tán thưởng, khen rằng con giỏi và con thông minh. Chỉ đến khi con lớn hơn một chút, tiếp tục có những hành động thô lỗ như thế, bố mẹ mới chợt nhận ra rằng mình dạy con bây giờ cũng đã muộn. Bố mẹ nên làm gương cho con trong mọi ứng xử hàng ngày Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên có những phản ứng quá mức cần thiết. Việc bố mẹ trừng phạt bằng cách quát mắng hay đánh trẻ khó có thể giúp trẻ thay đổi hành vi mà nhiều khi còn làm cho nó tăng lên. Muốn con trở thành người lịch sự, trước hết, bố mẹ và người lớn trong gia đình hãy làm gương cho con. Chỉ bằng những hành động nhỏ thôi nhưng nó lại mang đầy ý nghĩa và sự giáo dục với con. Đơn giản như khi con lấy một đồ vật đưa cho bố mẹ, ông bà, hãy mỉm cười và nói với con: “Cám ơn con yêu của mẹ nhiều!”. Khi mẹ đã trót pha sữa cho con hơi nóng quá, mẹ có thể nói: “Xin lỗi con”. Có nhiều bố mẹ đã chọn cách giả vờ để dạy con phép lịch sự. Nhiều bố mẹ giả vờ làm rơi đồ vật và nhờ con đưa đồ vật cho bố mẹ. Khi đó, bố mẹ cũng sẽ nói: “Cám ơn con”. Dần dần, bé sẽ tự động nhặt đồ trả về đúng cho bố mẹ một cách rất lịch sự. Hoặc ngay những hành động ứng xử giữa người lớn trong gia đình với nhau đều được con để ý và học hỏi. Chắc chắn, con sẽ ghi nhớ hết những điều này trong đầu và sẽ xử sự y hệt như mọi người vẫn làm. Khi con có những hành động lịch sự, bố mẹ đừng quên khen ngợi con và kể cho mọi người nhé! “Hôm nay Bi ngoan lắm, biết cám ơn bà nữa nhé!”. Chắc chắn, lần sau bé sẽ cố gắng làm những việc lịch sự để được mẹ khen . Tán đồng tật xấu, dễ làm con hư Bé Tun mới hai tuổi, đã được mệnh danh ở khu tập thể là “Quát” và “Hét” đình còn vỗ tay tán thưởng, khen rằng con giỏi và con thông minh. Chỉ đến khi con lớn hơn một chút, tiếp tục có những hành động thô lỗ như thế, bố mẹ mới chợt nhận ra rằng mình dạy con bây giờ. và sự giáo dục với con. Đơn giản như khi con lấy một đồ vật đưa cho bố mẹ, ông bà, hãy mỉm cười và nói với con: “Cám ơn con yêu của mẹ nhiều!”. Khi mẹ đã trót pha sữa cho con hơi nóng quá,