1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tiểu luận: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân pot

28 3.9K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LỊCH SỬ  BÀI TIỂU LUẬN MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Đề Tài: Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân GVHD: Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Nhóm SV Tổ 2 – Sử 3A Nhóm SV Tổ 2 – Sử 3A Bài Tiểu Luận Môn CNXHKH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÀY 26/9/2008 DANH SÁCH TỔ 2 – SỬ 3A 1. Lê Thanh Hải – Tổ trưởng 2. Lê Thị Hải 3. Lâm Thị Bích Huệ 4. Ngô Thị Huê 5. Nguyễn Thị Hiền 6. Hoàng Thị Hoa 7. Hoàng Thị Hương 8. Mai Thị Huyền 9. ĐỗThị Loan 10. Lê Thị Lan 11. Trịnh Thị Hồng 12. Trần Đức Luyện 2 Nhóm SV Tổ 2 – Sử 3A Bài Tiểu Luận Môn CNXHKH MỤC LỤC 2 MỤC LỤC 3 I. - CÁC KHÁI NIỆM 4 II. – LẤY THÔNG TIN VÀ SO SÁNH GIỮA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 5 III. – TRẢ LỜI CÂU HỎI: 9 Tài liệu tham khảo 28 Thống kê tổ chức lao động quốc tế I LO 28 Thống kê của tạp chí khoa học xã hội 28 Nhà xuất bản thống kê Việt Nam 28 Tài liệu từ Internet 28 3 Nhóm SV Tổ 2 – Sử 3A Bài Tiểu Luận Môn CNXHKH I. - CÁC KHÁI NIỆM I.1. Khái niệm về giai cấp công nhân: Giai cấp công nhân là tầng lớp những người lao động được hình thành dưới chế độ tư bản là thành phần chủ yếu tạo nên của cải xã hội và được hưởng rất ít trong số tài sản đó dưới thời tư bản chủ nghĩa(lưu ý chỉ xét trong ngành công nghiệp và thủ công nghiệp). Giai cấp công nhân hay giai cấp vô sản, theo Karl Marx là giai cấp của những người phải bán sức lao động để đổi lấy tiền lương và họ không phải là chủ sở hữu của phương tiện sản xuất. Cũng theo Marx, giai cấp công nhân là giai cấp tạo ra các giá trị thặng dư và sự giàu có cho xã hội. Ngày nay, đây là giai cấp lao động sản xuất ra của cải vật chất trong lĩnh vực công nghiệp với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại. Sản phẩm thặng dư do họ làm ra là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có và phát triển xã hội. I.2. Khái niệm về giai cấp nông dân: Trước đây giai cấp nông dân tức là những tập đoàn người sản xuất nhỏ, làm thuê cho địa chủ và cho phú nông trong nông nghiệp dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất.(Hoặc: Giai cấp nông dân là những người làm nghề trồng trọt, cày cấy, nông dân là một lực lượng rất to lớn của dân tộc). I.3. Khái niệm về tầng lớp tri thức: Tầng lớp tri thức là tầng lớp mà những người chuyên làm việc và lao động bằng trí óc. I.4. Khái niệm về công nghiệp hóa – hiện đại hóa: Công nghiệp hóa,hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý kinh tế - xã hội từ việc sử dụng lao động thủ công sang sử dụng sức lao động cùng với công nghệ tiên tiến, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. (SGK địa lớp 9) 4 Nhóm SV Tổ 2 – Sử 3A Bài Tiểu Luận Môn CNXHKH a. Công nghiêp hóa là: biến một nước có nền kinh tế không phải công nghiệp ( như nước ta là nước có nền kinh tế nông nghiệp) trở thành một nước mà có GDP ( thu nhập quốc dân) chủ yếu do công nghiệp mang lại. b. Hiện đại hoá: là cải biến những gì lạc hậu, nâng cấp nó trở nên mới mẻ, hiệu quả. => Công nghiệp hóa là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế. Đó là tỷ trọng về lao động, về giá trị gia tăng, v.v Đây là quá trình chuyển biến kinh tế-xã hội ở một cộng đồng người từ nền kinh tế với mức độ tập trung tư bản nhỏ bé (xã hội tiền công nghiệp) sang nền kinh tế công nghiệp. Công nghiệp hóa là một phần của quá trình "hiện đại hóa". Sự chuyển biến kinh tế-xã hội này đi đôi với tiến bộ công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của sản xuất năng lượng và luyện kim quy mô lớn. Công nghiệp hóa còn gắn liền với thay đổi các hình thái triết học hoặc sự thay đổi thái độ trong nhận thức tự nhiên. I.5. Khái niệm về nền kinh tế tri thức: Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong nền kinh tế tri thức vẫn còn nông nghiệp và công nghiệp nhưng hai ngành này chiếm tỷ lệ thấp. Cũng như trong nền kinh tế công nghiệp vẫn còn nông nghiệp nhưng nông nghiệp nhỏ bé. Trong nền kinh tế tri thức, chiếm đa số là các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ. I.6. Khái niệm về thuộc tính: Thuộc tính là đặc tính vốn có của một sự vật, nhờ đó sụ vật tồn tại và qua đó con người nhận thức được sự vật,phân biệt được sự vật này với sự vật khác. II. – LẤY THÔNG TIN VÀ SO SÁNH GIỮA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI II.1. Cơ cấu nghề nghiệp: 5 Nhóm SV Tổ 2 – Sử 3A Bài Tiểu Luận Môn CNXHKH II.1.a. Thế giới: Đại đa số công nhân làm việc trong các lĩnh vực kinh tế tri thức, thông tin, khoa họcvà công nghệ. Mỹ(1990 – 2005) có 35 triệu người lao động trong đó có 15tr lao động thuộc lĩnh vực thông tin. 70% GDP do nghành kinh tế kỹ thuật cao mang lại, 70% cơ cấu giá trị tăng từ lao động trí tuệ. 70% lao động là công nhân tri thức. Công nhân thế giới chú ý tập trung vào nghành kinh tế trí thức(ở Bắc Mỹ và một số nước Tây Âu thì kinh tế trí thức chiếm từ 45 – 70% GDP). Các nước công nghiệp mới chiếm hơn 50% GDP. II.1.b. Việt Nam: Công nhân làm việc trong các thành phần kinh tế: - Doanh nghiệp nhà nước 1,8 triệu người. - Kinh tế vốn đầu tư nước ngoài: 0,9 triệu người. - Doanh nghiệp dân doanh: 76,5%(tăng từ 60% năm 2000 đến 79% năm 2003 và đến 85,6% năm 2005). • Cơ cấu ngành: Công nghiệp và xây dựng tăng chậm từ 11% năm 86 tăng lên 18,6% năm 1996, sau lại xuống 16% năm 2005. Nông - lâm – ngư nghiệp giảm từ 29,6 triệu năm 1986 xuống còn 22,6 năm 2000 xuống 20,5 năm 2005. Chiếm tỉ lệ lớn lao động xã hội, 65% năm 1986 lên đến 75,8% năm 1996 xuống 68,2% năm 2005. Năm 2005 tỉ trọng giá trị sản xuất nông – lâm –ngư nghiệp còn cao(29,6% với số lao động trong các ngành công nghiệp còn lớn(58,6%).  Cơ cấu nghề nghiệp của Việt Nam còn thiên về lao động phổ thông, lao động chân tay. Khoảng cách kinh tế Việt Nam còn xa với nền kinh tế tri thức thế giới. Đại hội Đảng lần 8 đã đề ra nhiệm vụ : “Từ nay đến 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. 6 Nhóm SV Tổ 2 – Sử 3A Bài Tiểu Luận Môn CNXHKH II.2. Số lượng công nhân qua các thời kỳ: II.2.a. Thế giới: Theo thống kê của tổ chức lao động quốc tế(ILO) thì công nhân thế giới tăng nhanh từ 290 triệu năm 1950 lên 615 triệu năm 1970, 800 triệu năm 1998, 1 tỷ năm 2005 và dự kiến đến năm 2010 là 1,2 tỷ công nhân. II.2.b. Việt Nam: Theo thống kê của tạp chí khoa học xã hội thì công nhân Việt Nam phát triển nhanh: Từ 2,667 tr (1986) lên 2,857tr (1990) lên 3,682tr (1996) lên 4,761tr (2000) lên 10,8tr (2003) và năm 2005 là 11,5 triệu công nhân. II.3. Tổng số công nhân có cổ phần cổ phiếu và vốn đầu tư: Là trên 50%, công nhân trí thức đã tham gia quản lý các doanh nghiệp(cổ phần, cổ phiếu). II.4. Trình độ của công nhân: II.4.a. Thế giới: Tốc độ công nhân hóa lực lượng lao động xã hội, trí thức hóa công nhân rất nhanh ở các nước phát triển và các nước công nghiệp mới. Tất cả thể hiện ở chỉ số phát triển của nền kinh tế tri thức. - Ở các nước phát triển, 60 – 70% lực lượnglao động xã hội là công nhân trí thức. - Ở Bắc Mỹ và một số nước Tây Âu, kinh tế tri thức chiếm 45 – 70% GDP (ở Mỹ từ 1990 đến 2005 có tới 15 triệu công nhân lao động thuộc lĩnh vực thông tin). - Theo đánh giá của INO, chất lượng lao động của các nước: Trung Quốc 52,5%, Singapo 70,26%, Hàn Quốc 76,73%. • Công nhân trí thức mang một số đặc điểm sau: - Công nhân được đào tạo ở trình độ khoa học công nghệ cao. - Có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi nghề nghiệp. - Phải có khả năng sáng tạo tri thức mới. 7 Nhóm SV Tổ 2 – Sử 3A Bài Tiểu Luận Môn CNXHKH  Hiện nay với sự phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì tri thức hóa công nhân là việc làm cần thiết mà tất cả các nước đều hướng vào để bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới. II.4.b. Việt Nam:  Chất lượng công nhân trí thức thấp và còn khoảng cách xa so với yêu cầu của sự phát triển nền kinh tế tri thức.  Kiến thức văn hóa và trình độ ngoại ngữ có sự thay đổi lớn:  Tỷ lệ không biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I không ngừng giảm từ 5,1% (1996) còn 4,6% (1998), xuống 3,7% (2003) và còn 3,3% năm 2005.  Số công nhân tốt nghiệp cấp III không ngừng tăng từ 56% (1996) 62% (1998) 76,6% (2003) 82,44% (2005).  Số lượng chưa qua đào tạo giảm từ 46,7% (1996), còn 39,5% (1998), 32,3% (2003), và còn 25,1% (2005).  Số công nhân kỹ thuật được đào tạo có bằng tăng từ 8,11% (1996) 11,73 (2000) 11,83 năm 2005.  Tuy nhiên còn có một số vấn đề còn tồn tại: - Tốc độ công nghiệp hóa lực lượng lao động xã hội, trí thức hóa đội ngũ công nhân rất chậm thể hiện ở cơ cấu ngành. Số công nhân thợ bậc thấp giảm chậm từ 29,6% (1998) còn 16,9% (2000) và năm 2005 còn 15,52%  mỗi năm giảm 1,38%. - Chất lượng công nhân trí thức còn thấp: Theo đánh giá của ILO, chất lượng lao động ở Việt Nam chỉ đạt 29,6%. - Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ chất lượng chưa cao: Theo đánh giá của ILO về trí tuệ cán bộ khoa học Việt Nam chỉ đạt 23%, ngoại ngữ 25% và khả năng tiếp cận khoa học công nghệ mới chỉ đạt 20%.  Theo số lượng thống kê của ILO, từ 1998  2002 thế giới đã công bố được 35 vạn công trình khoa học và công nghệ, trong đó Mỹ 119.000 công trình,Singapo 6.932 công trình, Thái Lan 5.210 công trình,Malayxia 2.088 công trình, trong khi đó thì Việt Nam chỉ có 250 công trình. 8 Nhóm SV Tổ 2 – Sử 3A Bài Tiểu Luận Môn CNXHKH  Theo số liệu thống kê của nhà xuất bản thống kê Việt Nam về đánh giá tiềm năng khoa học và công nghệ năm 2000 thì: Cán bộ khoa học và công nghệ ở cương vị lãnh đạo phát huy tốt khả năng của mình chỉ chiếm 35,2%, yếu 26,73%. Cán bộ khoa học công nghệ cao phát huy tốt chỉ chiếm 34,9%, yếu 27,8%. Cán bộ chuyên môn nghiên cứu phát huy tốt có 36,02%, yếu 26,69%.  Như vậy so với thế giới, công nhân Việt Nam thu nhập còn thấp, trình độ kém so với mức trung bình của nền kinh tế tri thức thế giới. II.5. Đời sống công nhân Việt Nam (Điển hình ở Thành phố Hồ Chí Minh) – (Theo cuộc khảo sát 2007 của tiến sĩ Phạm Đình Nghiệp ĐHKHXH-NV). - Đời sống văn hóa nghèo nàn, đơn điệu. Chỉ có 2,2% thường xuyên đi xem phim, văn nghệ. 1,2% đi du lịch, thăm quan bảo tàng. 6,2% vào mạng Internet. Còn lại hầu hết công nhân ở nhà nghỉ ngơi trong những ngày nghỉ. III. – TRẢ LỜI CÂU HỎI: III.1. Câu 1: Phân tích một số biến đổi của GCCN trong sự nghiệp CNH , HĐH đất nước. Sự biến đổi đó có làm thay đổi sứ mệnh của giai cấp công nhân không? Trả lời a. Giai cấp công nhân là gì?  Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin : Để hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, trước hết cần làm rõ khái niệm giai cấp công nhân. Chính C.Mác và Ph.ăngghen đã chỉ rõ: "Vấn đề là ở chỗ giai cấp vô sản thực ra là gì, và phù hợp với sự tồn tại ấy của bản thân nó, giai cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử" C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau: giai cấp vô sản, giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ dựa vào việc bán sức lao động của mình, lao động làm thuê ở thế kỷ 9 Nhóm SV Tổ 2 – Sử 3A Bài Tiểu Luận Môn CNXHKH XIX, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp như những cụm từ đồng nghĩa để biểu thị một khái niệm giai cấp công nhân - con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại Dù khái niệm giai cấp công nhân có nhiều tên gọi khác nhau như thế nào đi nữa thì theo C. Mác và Ph. Ăngghen vẫn chỉ mang hai thuộc tính cơ bản: Về phương thức lao động, phương thức sản xuất, đó là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao. C. Mác và Ph. Ăngghen đã nêu: "Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp"1; "Công nhân cũng là một phát minh của thời đại mới, giống như máy móc vậy Công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp hiện đại"2. Về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đó là những ngườilao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư. Thuộc tính thứ hai này nói lên một trong những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân dưới chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa nên C.Mác và Ph.Ăngghen còn gọi giai cấp công nhân là giai cấp vô sản. ⇒ Có thể đinh nghĩa giai cấp công nhân như sau :giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng động cơ bản hoặc trực tiếp tham gia vào qua trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sãn xuất tiên tiến trong thời hiện đại.  Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Giai cấp công nhân Việt Nam là một tập đoàn người, mà lao động của họ gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hiện đại, thu nhập chủ yếu của họ bằng làm công ăn lương; là lực lượng sản xuất chủ yếu và là lực lượng lãnh đạo sự nghiệp 10 [...]... là giai cấp công nhân? thế nào là giai cấp công nhân việt nam, giai cấp công nhân Việt Nam mang những đặc điểm nào? Góp phần giúp ta dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu về sứ mệnh của giai cấp công nhân Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phạm trù cơ bản nhất của chư nghĩa xã hội khoa học phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một trong những cống hiến vĩ đại nhất của Mác-Lênin Sứ mệnh. .. “LLSX hàng đầu của toàn thể nhân loại” là quy luật của lịch sử và cũng là nội dung cơ bản nhất của sứ mệnh này Vậy sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt nam là gì? trước sự biến của giai cấp công nhân trong sự nghiệp Công Nghiệp Hóa Hiện Đại Hóa, liệu sự biến đổi đó có làm thay đổi sứ mệnh của giai cấp công nhân không? Công cuộc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của chúng ta đang... xảy ra 315 cuộc và doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài xảy ra l.026 cuộc… Trước những biến đổi của giai cấp công nhân thế giới nói chung và biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng Liệu giai cấp công nhân có mất đi vai trò lịch sử của mình ko? Có làm thay đổi sứ mệnh của giai cấp công nhân không? Trong giai đoạn hiện nay, trước sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, người... Mác- Lênin, phạm trù sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại mới, bao gồm ba nội dung cơ bản nhất: Một là, là giai cấp thống trị về chính trị Với địa vị thống trị về chính trị, giai cấp công nhân là giai cấp quyết định xu hướng phát triển của lịch sử; giai cấp cầm quyền ở một số quốc gia trên thế giới Từ 17 Nhóm SV Tổ 2 – Sử 3A Bài Tiểu Luận Môn CNXHKH sau tháng lợi của cách mạng tháng... công nhân" là: "ở chỗ giai cấp 18 Nhóm SV Tổ 2 – Sử 3A Bài Tiểu Luận Môn CNXHKH vô sản thực ra là gì, và phù hợp với sự tồn tại ấy của bản thân nó, giai cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử? ”  Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một quá trình cách dài và sáng tạo qua 2 giai đoạn: +Giai đoạn thứ nhất:GCCN và chính đảng của nó tiến hành cuộc đấu tranh giành chính quyền, trở thành giai cấp. .. thuộc địa lần thứ nhất (1897) và thực sự trở thành giai cấp công nhân Việt nam từ thời kỳ khai thác thuộc địa của thực dân Pháp lần thứ hai (1924-1929) Cùng với quá trình phảt triển của cách mạng, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành bộ phận của đội ngũ giai cấp công nhân quốc tế Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có đặc điểm riêng: Thứ nhất:... nghiệp hoá cũng làm cho giai cấp công nhân lúng túng trong việc giải quyết những mâu thuẫn mối quan hệ với các giai tầng khác  Thay đổi cơ cấu giai cấp công nhân: - Bên cạnh công nhân của nền công nghiệp cơ khí, đã xuất hiện công nhân của nền công nghiệp tự động hóa với việc sử dụng thành thạo các thiết bị máy móc phức tạp, có tính công nghệ cao - Còn xuất hiện giai cấp công nhân của các ngành dịch vụ,... thế giới Như vậy sứ mệnh của GCCN Việt Nam không hề thay đổi trước những biến đổi của GCCN mà chỉ tiến hành giai đoạn thứ hai của sứ mệnh lịch sử của GCCN và thay đổi mục tiêu cho phù hợp với nhiệm vụ của mình trong quá trình hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà thôi III.2 Câu 2: Phân tích tác động của sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước đến sự thay đổi cơ cấu giai cấp công nhân nước ta? Trả... các giai cấp Sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân không phải vì duy trì giai cấp công nhân, mà vì giải phóng triệt để con người Trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” C MácPh Angghen đã khẳng định: “Toàn bộ lý luận của chủ nghĩa cộng sản là thủ tiêu chế độ tư hữu” Một khi chế độ tư hữu không còn thì nguyên nhân phân chia xã hội thành giai cấp, nhà nước cũng bị xoá bỏ Và, do đó, với tư cách là một giai cấp, ... SV Tổ 2 – Sử 3A Bài Tiểu Luận Môn CNXHKH sự bóc lột lao động làm thuê nữa; rằng, công nhân ở các nước tư bản không còn bị bóc lột nữa, địa vị của họ đã có sự thay đổi căn bản ,sứ mệnh lịch sử của họ sẽ thay đổi hay không còn sứ mệnh lịch sử nữa! Để làm rõ vấn đề này cần phải dựa trên cơ sở luận chứng địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân hiện nay gắn với việc làm sáng tỏ bản chất của chủ nghĩa . của giai cấp công nhân thế giới nói chung và biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng. Liệu giai cấp công nhân có mất đi vai trò lịch sử của mình ko? Có làm thay đổi sứ mệnh của giai. mệnh của giai cấp công nhân. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phạm trù cơ bản nhất của chư nghĩa xã hội khoa học. phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một trong những. có làm thay đổi sứ mệnh của giai cấp công nhân không? Trả lời a. Giai cấp công nhân là gì?  Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin : Để hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, trước hết cần

Ngày đăng: 12/07/2014, 03:21

Xem thêm: Bài tiểu luận: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân pot

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    I. - CÁC KHÁI NIỆM

    I.1. Khái niệm về giai cấp công nhân:

    I.2. Khái niệm về giai cấp nông dân:

    I.3. Khái niệm về tầng lớp tri thức:

    I.4. Khái niệm về công nghiệp hóa – hiện đại hóa:

    I.5. Khái niệm về nền kinh tế tri thức:

    I.6. Khái niệm về thuộc tính:

    II. – LẤY THÔNG TIN VÀ SO SÁNH GIỮA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

    II.1. Cơ cấu nghề nghiệp:

    II.2. Số lượng công nhân qua các thời kỳ:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w