Hiểu trẻ qua tranh vẽ doc

4 402 1
Hiểu trẻ qua tranh vẽ doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hiểu trẻ qua tranh vẽ Các bức tranh vẽ phản ánh tư duy và những nhu cầu thể hiện bản thân mình của trẻ. Vì thế, xem tranh trẻ vẽ, các bậc phụ huynh có thể phần nào hiểu được thế giới nội tâm của con mình. Qua các bức tranh, bạn có thể hiểu được sở thích, niềm say mê, thậm chí cả những nỗi sợ hãi, lo lắng, thế giới nội tâm và những ước mơ của trẻ. Qua tranh, cha mẹ còn có thể kịp thời nhận ra các vấn đề trong hành vi của trẻ để giúp đỡ con điều chỉnh. Đọc các bức tranh của trẻ Thông thường, các cậu bé thường thích vẽ ô tô, máy móc, con người và những trận đánh nhau. Các cô bé vẽ người, nhà cửa, thiên nhiên, súc vật. Để nhận biết vấn đề trong tâm sinh lý trẻ, các nhà tâm lý học thường yêu cầu trẻ vẽ tranh theo các chủ đề: "Nhà trẻ”, “Gia đình”, “Con nằm mơ thấy gì?” “Con sợ gì?”… Những bức vẽ theo chủ đề "Nhà trẻ" sẽ phản ánh mối quan hệ của trẻ với bạn bè. Trẻ có đặc điểm tính cách mạnh mẽ sẽ bất chấp mọi thực tế mà vẽ mình luôn luôn ở vị trí trung tâm của nhóm. Trong tranh của các trẻ có đặc điểm tính cách khép kín thường có rất ít bạn bè cùng trang lứa, thậm chí hoàn toàn không có. Điều này phản ánh các mối quan hệ của trẻ. Các tông màu xám và đen chiếm vị trí chủ đạo trong bức tranh sẽ thể hiện tâm trạng buồn bã, thiếu niềm vui của bé. Ngược lại các màu sắc sáng, rực rỡ và hòa hợp trong bức tranh thể hiện tinh thần sống tích cực, lạc quan, năng động. Những mảng màu rộng bất ngờ, độ lớn của bức tranh, những nội dung hoàn toàn ngẫu hứng chỉ ra sự tự tin và quyết đoán trong tính cách của trẻ. Sự hưng phấn cao độ sẽ thể hiện trong những hình ảnh không ổn định, không rõ ràng hay trong số lượng những đường cắt đậm nét, giao nhau. Các bức tranh "Gia đình" sẽ phản ánh rất đúng cuộc sống gia đình của trẻ. Ví dụ, cha đọc báo, mẹ nấu ăn, em trai hay em gái chơi trong góc nhà, bà đang đứng. Để phân tích tâm lý của trẻ cần chú ý đến thứ tự và sự phân bố khỏang cách giữa các nhân vật trong tranh. Đặc biệt là vị trí của chính trẻ trong bức tranh, giữa cha hoặc mẹ hay bên cạnh một trong hai người. Điều ấy sẽ nói lên sự gắn bó của trẻ với ai nhiều hơn. Kích thước của các nhân vật trong tranh cũng là điểm cần lưu ý, nó liên quan đến vai trò của mỗi người trong gia đình và uy tín của người đó đối với đứa trẻ. Đôi khi, có cả những bức tranh mà trong đó mọi thành viên của gia đình đều đông đủ, ngoại trừ chính đứa trẻ. Đây là một dấu hiệu rất đáng lo ngại. Trong bức tranh “Con nằm mơ thấy gì?”, trẻ sẽ thể hiện trước hết là những điều khiến bé sợ hãi: Ở bất cứ lứa tuổi nào, trẻ cũng thường vẽ những con quái vật với cặp mắt to tướng, miệng rộng hoác, những con rắn, con chó, bóng tối… Sau đó, đến động đất, đám cháy, tai nạn, chiến tranh, những tên cướp…Nhìn hình vẽ trong các bức tranh về giấc mơ, có thể thấy trẻ đang lo lắng hay bị ám ảnh vì cái gì. Khi rất lo lắng về một vấn đề nào đó, trẻ thường vẽ rất ít, chúng thích chọn các hoạt động khác hơn là vẽ. . Hiểu trẻ qua tranh vẽ Các bức tranh vẽ phản ánh tư duy và những nhu cầu thể hiện bản thân mình của trẻ. Vì thế, xem tranh trẻ vẽ, các bậc phụ huynh có thể phần nào hiểu được. tâm sinh lý trẻ, các nhà tâm lý học thường yêu cầu trẻ vẽ tranh theo các chủ đề: "Nhà trẻ , “Gia đình”, “Con nằm mơ thấy gì?” “Con sợ gì?”… Những bức vẽ theo chủ đề "Nhà trẻ& quot;. nội tâm của con mình. Qua các bức tranh, bạn có thể hiểu được sở thích, niềm say mê, thậm chí cả những nỗi sợ hãi, lo lắng, thế giới nội tâm và những ước mơ của trẻ. Qua tranh, cha mẹ còn có

Ngày đăng: 12/07/2014, 00:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan