Kỹ năng tiếp xúc trẻ em lang thang (Kỳ I) Chúng ta hoạt động về mảng trẻ em khuyết tật mồ côi rất nhiều song về trẻ em lang thang hẳn không mấy ai thấu hiểu các kỹ năng tiếp xúc với các em Phần I: Trẻ em đường phố - Em là ai? Thuật ngữ “trẻ đường phố” (Street children) chỉ mới được sử dụng trong thời gian gần đây, bên cạnh thuật ngữ “trẻ bụi đời” và “trẻ lang thang cơ nhỡ” đã được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Cả ba khái niệm này đều nói lên tính chất của một loịa đối tượng có những nhu cầu phức tạp và từng là nỗi nhức nhối của nhiều xã hội. Khái niệm trẻ đường phố nhằm chỉ một nhóm các đứa trẻ chọn lối sống ngoài vỉa hè các thành phố lớn, tự đi tìm cho mình một sinh kế để nuôi sống bản than. Trẻ không có một nơi ở nhất định và cũng không có một nghề nghiệp ổn định, một điều quan trọng là trẻ PHẢI hay TỰ xa lánh gia đình và có những TỔN THƯƠNG VỀ MẶT TÂM LÝ. Ta có thể xếp các em vào trong nhóm trẻ sống trong hoàn cảnh khó khăn bao gồm các nhóm trẻ: Trẻ khuyết tật, trẻ đường phố, trẻ mồ côi, trẻ phạm pháp, trẻ bị lạm dụng tình dục, trẻ dân tộc ít người và trẻ di dân. Hiện nay có 2 khái niệm về trẻ đường phố được đưa ra. Khái niệm thứ nhất về trẻ đường phố do Chương trình các tổ chức phi chính phủ dành cho trẻ em và thanh niên đường phố đưa ra trong thập niên 1980: “Trẻ đường phố là những trẻ em mà đường phố (nhà hoang, đất hoang, góc phố,…) chứ không phải gia đình đã trở thành nhà thực sự của chúng, một cảnh ngộ trong đó không có sự bảo vệ, chăm sóc hay hướng dẫn của người lớn”. Sau đó, UNICEF đề nghị phân biệt 2 loại trẻ: “Trẻ em trên đường phố” (Children on the streets) với “Trẻ em của đường phố” (Children ò the streets) dựa trên kinh nghiệm ở những nước Châu Mỹ La Tinh: “Trẻ em trên đường phố là những trẻ em mà nền móng nuôi dưỡng của chúng trong gia đình ngày càng suy yếu đi khiến chúng phải chia sẻ trách nhiệm để gia đình được sống bằng cách làm lụng trên các đường phố và những nơi hội họp tại đô thị. Đối với các em này nhà không còn là trung tâm để vui chơi, trao đổi và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, dẫu đường phố trở nên họat động ban ngày của chúng, hầu như các em này đều trở về nhà vào buổi tối. Dẫu rằng các quan hệ gia đình của chúng có thể đang xấu đi, nhưng vẫn còn tồn tại và các em này vẫn sống theo quan điểm của gia đình” “Trẻ em của đường phố có một số lượng ít hơn nhiều, là những trẻ hang ngày kiếm sống đơn độc, không được gia đình nâng đỡ. Tuy thường gọi là bị bỏ rơi, nhưng có thể chính chúng từ bỏ gia đình do chán ngán cảnh bất an, sự ngược đãi hay đau khổ vì bạo hành, những mối dây lien hệ với gia đình đã tan nát, chúng là những kẻ thực sự vô gia đình” Sự phân chia này tuy giúp chúng ta có một cái nhìn rạch ròi hơn về trẻ đường phố, nhưng cũng rất tương đối tùy thuộc vào tình trạng và môi trường noiư các em sinh sống. Dù các định nghĩa này được hiểu như thế nào thì trẻ đường phố đều là một thành tố của gia đình hạt nhân – Gia đình chỉ có bố, mẹ và con bị tách khỏi một mái nhà và có một cuộc sống không ổn định, luôn bị sự đói khổ và những nguy hiểm rình rập, luôn phải sống trong một cơ chế Phòng Vệ, chính vì thế đã hình thành những phản ứng về tâm lý khác với các trẻ bình thường. Đây chính là điều chúng ta cần quan tâm. Phần II: Nguyên nhân xuất hiện trẻ đường phố Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc trẻ phải trở thành trẻ dường phố, các nhà tâm lý trẻ đã đưa ra những nguyên nhân chính dựa trên 3 khía cạnh khác nhau: Xã hội, Gia đình và Tâm lý. Về mặt xã hội Trẻ đường phố không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà tồn tại ở tất cả các nước trên thế giới. Theo nghiên cứu của Jacqueline Pirenne trong cuốn “Trẻ đường phố ở Addis Abeba” thì những nguyên nhân xuất hiện trẻ đường phố là: - Sự phát triển đô thị nhanh chóng - Sự quá tải về dân cư trong ccs đô thị lớn - Những biến động xã hội, sự di dân từ nông thôn ra thành phố - Sự tan vỡ gia đình - Sự nghèo đói Về mặt gia đình Những bất ổn trong gia đình, sự tan vỡ, cái chết của những người thân,… là những yếu tố làm xuất hiện trẻ đường phố. Hai nguyên nhân chính có thể kể đến là: - Gia đình bị đổ vỡ, trẻ bị bỏ bê hay bị người thân ngược đãi - Gia đình nghèo, không đủ ăn phải đi kiếm sống Ngoài ra có một số lý do như: - Cha mẹ mất, không còn gia đình - Bị cha mẹ hay người bảo hộ bỏ rơi - Cảm thấy khổ sở, chán ngán tình trạng gia đình Như vậy, đối với trẻ gia đình không còn là nơi mà trẻ tìm thấy được sự no ấm, an toàn hay cảm nhận được sự chăm sóc, bảo vệ. Theo đó mục tiêu tiếp cận, hỗ trợ trẻ để đưa trẻ về với gia đình có phát huy được tác dụng tốt nếu như chúng ta không thể giúp gì tốt để cải thiện những mối quan hệ giữa trẻ và gia đình hay cải thiện kinh tế của gia đình trẻ! Về mặt tâm lý Do những mặc cảm, rối nhiễu hay chống đối, phản ứng lại các ứng xử không thích hợp của cha mẹ, người thân. Đôi khi trẻ phản ứng lại với một cách cư xử nhất thời khi giận dữ của cha mẹ, trẻ sợ bị đánh đòn, la măng khi phạm một sai lầm nào đó như trong việc học tập, hay đánh mất một món đồ,… Cũng có nhiều nguyên nhân khác làm trẻ bỏ nhà ra đi như nạn bạo hành trong gia đình, bị lạm dụng tình dục của người thân, hoặc bị bạn bè rủ rê,… Có thể rút ra một điểm chung nhất trong những nguyên nhân này đó là lý do cơ bản nhất nằm tại cách cư xử của người thân đối với trẻ. . Kỹ năng tiếp xúc trẻ em lang thang (Kỳ I) Chúng ta hoạt động về mảng trẻ em khuyết tật mồ côi rất nhiều song về trẻ em lang thang hẳn không mấy ai thấu hiểu các kỹ năng tiếp xúc. với các em Phần I: Trẻ em đường phố - Em là ai? Thuật ngữ trẻ đường phố” (Street children) chỉ mới được sử dụng trong thời gian gần đây, bên cạnh thuật ngữ trẻ bụi đời” và trẻ lang thang. đường phố, trẻ mồ côi, trẻ phạm pháp, trẻ bị lạm dụng tình dục, trẻ dân tộc ít người và trẻ di dân. Hiện nay có 2 khái niệm về trẻ đường phố được đưa ra. Khái niệm thứ nhất về trẻ đường phố