Yêu con: Hiểu sao cho đúng? Sinh con ra, cha mẹ nào cũng yêu thương con. Chẳng ai có thể nói được mẹ nào yêu con hơn mẹ nào. Vấn đề là cách yêu, quan tâm và dạy con thế nào cho đúng VIP nhí "Mẹ đánh con đi, con mà chết thì mẹ không có ai nuôi nữa" - nghe cậu con trai 7 tuổi nhâng nháo cãi lại, chị Huyền (Từ Liêm, Hà Nội) sững người vì quá bất ngờ. Không phải lần đầu tiên "hứng" vì những lời khó nghe từ đứa con hãy còn thò lò mũi xanh nhưng đến giờ chị mới thấy bất lực thực sự. Từ trước tới nay, ai có "đánh tiếng" là con chị hỗn hào, chị cũng bỏ ngoài tai vì cho rằng chị là người hiểu con nhất. Con chị không hư, không láo, chỉ là nó hiếu động và thông minh hơn các bạn cùng lứa đấy thôi. Chị Huyền lấy chồng 7 năm không có con. Sau nhờ "lộc trời" mà cuối cùng, chị cũng sinh con trai, cả nhà suýt xoa vui mừng vội đặt tên nó là Gia Bảo. Hai vợ chồng chị xác định sống là vì con, chết cũng vì con nên luôn dành mọi điều tốt nhất cho nó. Bố mẹ mặc quần áo nội, lỗi mốt ăn cơm rau nhưng Bảo thì phải mực đồ Thái, hàng hiệu, uống sữa ngoại, ăn đồ xách tay. Như luật bất thành văn, trong nhà có gì ngon, đẹp, tốt nhất, con trai chị nghiễm nhiên dùng riêng cho mình mà không phải lo lắng xem người khác thế nào. Khi vừa bập bẹ nói, Bảo đã biết dùng những từ đầy quyền uy như "nghe không", "biến đi", "không được", cậu chàng cũng rất ghét phải ạ hay chào mọi người. Lúc đầu, chị Huyền cũng thấy hơi "nghịch tai" khi bất cứ lúc nào con sai đã chẳng xin lỗi người lớn thì thôi, cháu còn thản nhiên chỉ mặt mẹ, đuổi mẹ đi và nằm lăn ra nhà ăn vạ. Nhưng rồi, xót con, sợ con ốm, con khóc mệt, chị Huyền chẳng dám mắng con một câu, còn chạy lại qùy xuống nựng và bế bé dậy. Nhà chị Huyền đã qua 4 đời ôsin, ai đến ở nhà chị cũng chỉ vài ngày là "chạy". Cũng chỉ vì họ không chịu được "cậu chủ nhỏ". Ai đời đã lớn lắm, nặng tới gần 30kg nhưng hễ hứng lên, Bảo lại đấm, đá, thụi chị giúp việc không thương tiếc. Người giúp việc lau nhà đằng trước, đằng sau cậu chàng thản nhiên đổ luôn cơm canh ra nhà, quần áo vừa gấp, Bảo lại phá tung ra Người giúp việc chịu không nổi, nhắc Bảo thì cậu ta trợn mắt: Cháu về mách mẹ, đuổi cô đi. Cũng vì cái tính coi trời bằng vung mà suốt ngày chị Huyền phải chạy theo giảng hòa các vụ Bảo đánh lộn với con hàng xóm. Khi thì làm cho đứa này ngã sứt tay, khi thì túm tóc đứa khác hàng xóm mách thì chị Huyền cãi ngang, bảo trẻ con đánh trẻ con là thường. Cho đến lần này, thằng Bảo lại gây chuyện, nó nhúng đầu đứa trẻ vào xô nước khiến con người ta suýt ngạt, may mà người lớn phát hiện ra. Biết lần này đã to chuyện, chị Huyền không dám bênh con như trước mà mắng nó vài lời để an ủi hàng xóm. Không ngờ, nó cãi láo luôn. Thằng Bảo biết thế nó là con cầu tự. Cả nhà chỉ có mình nó để nối dõi tông đường nên nó càng phách lối. "Con chết thì mẹ nuôi ai", câu nói đó của thằng Bảo khiến chị Huyền càng thấy nhói đau trong lòng. Chuyện "sợ con" không phải chỉ xảy ra riêng với gia đình chị Huyền mà cũng là tình cảnh của nhiều gia đình khác. Anh Long (Long Biên, Hà Nội) cũng nhiều lần than thở, ra đường anh chẳng sợ ai, nhưng khi về nhà gặp con thì "mất điện". Thằng bé mới tí tuổi nhưng đã biết gót chân Asin của bố. Chỉ cần bố làm nó phật ý, là nó bỏ ăn, nằm lăn ra nhà, đập đầu xuống đất. Để bịt miệng con, nó muốn gì anh cũng chiều. Dần dần, thằng bé đâm ra phách lối, coi thường người lớn. Anh bảo ngược thì nó xuôi. Đến bữa, cả nhà dọn cơm thì nó đòi ăn phở anh hộc tốc đi mua phở về thì nó lại đòi ăn bánh mỳ. Tối đến, anh cần làm việc trên máy tính thì nó đòi phải có máy để chơi điện tử và cứ ngồi đó đến khuya cho dù bố có nài nỉ thế nào. Trại lính trong nhà Khác với những gia đình "nựng con hơn nựng vua", anh Thản lại có lối suy nghĩ khác. Anh nói, muốn con nên người, không gì tốt hơn là áp dụng kỉ luật sắt và roi vọt. Cứ nhìn lính trong quân đội thì biết, người nào người nấy răm rắp, quân lệnh y sơn, gọn gàng, nề nếp. Đừng nghĩ anh "cho roi vọt" là không yêu con. Anh là con trưởng trong gia đình, lại sinh được con trai nên thằng cu là đích tôn của cả dòng họ. Nhưng "tôn hay sắt" thì cũng vậy, anh vẫn phải rèn. Hơn 10 năm trời nuôi con, anh lúc nào cũng dùng "lệnh và lệnh" để đưa con vào quy củ. Nhớ hồi thằng bé học lớp 2, bị ốm sốt. Nhưng, khi anh phát hiện ra con chưa làm đủ bài anh giao cho, anh nhất quyết dựng con dậy, đưa vào bàn học. Thằng bé như tàu lá, kêu khóc thế nào anh cũng không nao núng. Anh còn tuyên bố, kể cả hai bố con ngồi với nhau đến đêm, anh cũng sẵn sàng. Con anh ngất, anh đưa vào viện cấp cứu cho tỉnh rồi lại đưa về nhà học tiếp. Mọi đứa trẻ sinh ra đều cần có tình yêu Sau đợt đó, con anh cũng "biết điều" hẳn ra. Nó nghe anh như nghe chỉ huy, không bao giờ dám cãi nửa lời vì biết, có cãi hay bày tỏ ý kiến cũng không ăn thua gì. Kinh tế gia đình anh Thản khá giả, nhưng anh quan niệm, con không khổ không thành tài. Thằng bé từ nhỏ chí lớn, chưa bao giờ được anh cho đi tham quan cùng bạn bè, mọi sinh hoạt tập thể, vui chơi cũng bị cắt. Hết giờ học là phải về thẳng nhà, ăn rồi ngồi vào bàn học ngay. Quần áo cũng chỉ có vài ba bộ, mặc tới khi nào sờn mới được thay chiếc mới. Tiền không, bạn bè không có, anh chắc mẩm cái tật xấu, cái hư hỏng sẽ không thể có cơ hội tiếp cận con anh được. Cứ yên chí với cách dạy con như vậy, cho tới một ngày, anh tá hỏa phát hiện con mình có vấn đề không bình thường. Nó gần như không giao tiếp với ai, ngay cả anh là bố mà nó cũng chỉ giao tiếp bằng những câu hỏi và dạ, con biết rồi. Nó chỉ loanh quanh bàn học và phòng ngủ, không bao giờ bày tỏ cảm xúc buồn, vui hay đang mong muốn điều gì. Hóa ra là con anh bị trầm cảm. Nghe bác sĩ bảo, do sống trong môi trường qúa khắc nghiệt, cháu đã bị thui chột mọi cảm xúc cá nhân. Bề ngoài, cháu có vẻ ngoan, lành, bảo sao nghe vậy nhưng đó thực ra là trạng thái tiêu cực rất không tốt đối với sự phát triển của một đứa trẻ. Yêu con cũng cần phải học Các cụ ta có câu sinh con rồi mới sinh cha quả không sai. Không phải bất cứ người đàn ông, đàn bà nào sinh ra đứa con là nghiễm nhiên trở thành ông bố, bà mẹ. Sinh con rồi, nhưng để làm bố làm mẹ còn phải học nữa. Hiệu trưởng một trường dân lập kể, trường của bà chuyên thu nạp những HS học kém, hay bị đuổi khỏi trường phổ thông công lập vì những chiến tích "bất hảo" như đánh bạn, dùng hung khí trấn lột, bỏ học đi bụi Qua thống kê của bà, đa phần những đứa trẻ như vậy đều xuất phát từ gia đình có vấn đề. Có em bị bố mẹ bỏ rơi, sống cùng ông bà họ hàng; có em bố mẹ tù tội; em thì có đủ cả bố mẹ nhưng đã ly hôn một số thì do bố mẹ qúa bận, hoặc quá chiều chuộng cũng như qúa nghiêm khắc với con cái Điều đó cho thấy, gia đình quan trọng thế nào với việc định hình nên một con người. Bà hiệu trưởng kể, năm học đó,có một học sinh thường xuyên đánh bạc, nói bậy trong lớp, còn bỏ học gần một tuần liền. Khi tìm đến nhà bà thấy bố mẹ em đó đang đánh bạc, mẹ thì thu tiền tổ chức sới bạ bà mới hiểu vì sao đứa trẻ khó có thể ngoan được. Không thể để mất một con người, bà và các giáo viên đã bỏ ra một tuần liền, dùng mọi quan hệ để tìm được học sinh về. Câu đầu tiên học sinh đó nói khi nhìn thấy các thầy cô giáo là: Hóa ra vẫn có người thương yêu và cần em. Giá mà bố mẹ em cũng nghĩ được như vậy. Nghe câu đó, bà càng tin học sinh của mình không hề hỏng hoàn toàn như lời bố mẹ em vẫn thường dùng để mắng con. Bà đã dùng lời khuyên giải đưa em trở lại lớp. Bà còn đến nói chuyện với gia đình học sinh đó phải quan tâm đến con em, bỏ dần nghề tổi chức cờ bạc. Giờ, em học sinh đó đã học xong phổ thông và có nghề sửa xe máy ổn định. Mặc dù với người ngoài em có vẻ ngổ ngáo nhưng với bà, em tỏ ra rất kính trọng và luôn nghe lời bởi em biết, nhờ có bà mà em được như hôm nay. "Mọi đứa trẻ sinh ra đều cần có tình yêu. Khi mình yêu thương chúng thì chúng sẽ yêu và sống tốt để cảm ơn mình" - bà kết luận. Theo Ths tâm lý Phạm Mạnh Hà trường ĐH KH-XH và NV, cha mẹ hãy luôn quan tâm đến con mình và coi chúng như những người bạn. Ở phương Tây, mỗi tuần một lần, các bố mẹ thường tổ chức một cuộc họp gia đình để bố mẹ và con cái có thể chia sẻ với nhau những khó khăn, dự định trong cuộc sống. Điều này dường như còn khá hiếm hoi ở Việt Nam. Thạc sỹ Hà cho biết, trong khi cha mẹ có thể dành 8 tiếng/ngày cho công việc nhưng lại không thể dành cho con nửa tiếng mỗi ngày. Trẻ em rất cần được chăm sóc, chỉ với nửa tiếng/ngày cha mẹ có thể cùng con chơi bài, vẽ tranh, kể cho con những câu chuyện nho nhỏ nhưng có ý nghĩa giáo dục nhân cách rất lớn hay đơn giản chỉ là kiên nhẫn lắng nghe câu chuyện của con để có thể hiểu tâm sự và cùng con giải quyết khó khăn thắc mắc con gặp phải (như chuyện bạn bè, tình yêu mới lớn). Cha mẹ không nên cho rằng, có thể dùng tiền là thay thế tất cả. Bởi sẽ chẳng có một thứ vật chất nào đủ tinh tế để thay thế tình cảm thực sự của cha mẹ dành cho con cái. Sự chiều chuộng qúa mức hay khắt khe tới mức nghiệt ngã đều không phải cách dạy con tốt. Hãy luôn yêu thương và tôn trọng trẻ như một cá thể độc lập, hãy coi trẻ không chỉ là con mà còn là một người bạn lớn Đó là những gì mà Ths Hà muốn chia sẻ. . Yêu con: Hiểu sao cho đúng? Sinh con ra, cha mẹ nào cũng yêu thương con. Chẳng ai có thể nói được mẹ nào yêu con hơn mẹ nào. Vấn đề là cách yêu, quan tâm và dạy con thế nào cho. có bà mà em được như hôm nay. "Mọi đứa trẻ sinh ra đều cần có tình yêu. Khi mình yêu thương chúng thì chúng sẽ yêu và sống tốt để cảm ơn mình" - bà kết luận. Theo Ths tâm lý Phạm. dường như còn khá hiếm hoi ở Việt Nam. Thạc sỹ Hà cho biết, trong khi cha mẹ có thể dành 8 tiếng/ngày cho công việc nhưng lại không thể dành cho con nửa tiếng mỗi ngày. Trẻ em rất cần được chăm