Môi trường trong nhà luôn có nguy cơ tiềm ẩn nhiễm độc chì và thuỷ ngân. Các loại sơn nhà không nên có hai chất này. Tránh cho trẻ ăn hoặc hít phải bụi sơn. Mối đe dọa Chì có thể xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp và đường miệng. Chì và hơi chì làm cho mắt, cổ họng và mũi đau rát khi tiếp xúc. Chì cũng gây ra các triệu chứng như nhức đầu, cáu kỉnh, giảm trí nhớ, mất ngủ… Tiếp xúc với chì thường xuyên sẽ dẫn đến nhiễm độc chì. Các triệu chứng do nhiễm độc chì là: ăn không ngon, sụt cân, buồn nôn, đau bụng, vận động khó khăn, bị chuột rút, tăng nguy cơ cao huyết áp, về lâu dài sẽ gây ra các bệnh về thận, tổn hại não và thiếu máu. Thủy ngân xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp và qua da. Thủy ngân gây cảm giác rát cho da và mắt khi tiếp xúc. Khi hít phải hơi thủy ngân sẽ khiến bị ho, đau tức ngực, có cảm giác đau rát ở phổi và gây khó thở. Tiếp xúc với thủy ngân thường xuyên sẽ dễ bị nhiễm độc. Triệu chứng bao gồm: tay chân bị run, giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, mờ mắt và bị các chứng bệnh về thận. Chì và thủy ngân đều có ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản ở cả phụ nữ và nam giới lẫn thai nhi. “Kẻ thù” ở trong nhà Không chỉ những người làm công việc có liên quan đến chì và thủy ngân mới có nguy cơ nhiễm độc. Ai cũng có thể bị nhiễm độc chì và thủy ngân từ nước, đất, không khí xung quanh, khí thải động cơ và từ các nhà máy. Nguy cơ cũng có thể tiềm ẩn ngay trong nhà mà chúng ta không nhận ra được từ các vẩy bụi sơn tường, cửa và các vật dụng trong gia đình được sơn từ các loại sơn có chì và thủy ngân; từ đất và bụi xung quanh nhà; nước nhiễm chì từ hệ thống ống dẫn nước; từ các đồ dùng bằng pha lê, thủy tinh màu, đồ gốm, các loại pin, máy quay phim, đồ chơi, đài radio, máy tính, nhiệt kế, các loại đèn thủy ngân mỹ phẩm. Chì và thủy ngân là hai kim loại nặng được phát minh và đưa vào sử dụng từ rất lâu. Chì được dùng trong sản xuất sơn, pin, đạn, vỏ dây cáp, men gốm, đúc kim loại và các mối hàn. Thủy ngân được dùng trong sản xuất sơn, nhiệt kế, đèn thủy ngân, tráng thủy cho gương và trong các linh kiện điện tử. Tuy nhiên, chúng cũng nằm trong danh sách các chất độc cực kỳ mạnh và rất nguy hiểm đối với môi trường và sức khỏe con người. Nhiều sản phẩm sơn - đặc biệt là các loại sơn dành cho gỗ, bê tông, kim loại, khung cửa, đều chứa hàm lượng chì và thủy ngân rất cao, cho nên bạn có thể bị nhiễm độc khi sống trong một ngôi nhà được sơn bằng sơn có sử dụng chì và thủy ngân. Đối tượng dễ bị nhiễm độc nhất trong gia đình chính là trẻ em nếu hít phải bụi sơn; đút tay hoặc nhặt bất cứ thứ gì có dính bụi sơn nói trên đưa vào miệng. Ở trẻ, nhiễm độc chì và thủy ngân gây tác hại nghiêm trọng hơn, vì hệ thần kinh của trẻ nhạy cảm hơn (ảnh hưởng đến não, hệ thần kinh, khả năng tiếp thu và sự phát triển của trẻ nhỏ). Phòng tránh nhiễm độc Để tránh hậu quả đáng tiếc như trên, khi mua các vật dụng gia đình, đồ pha lê, đồ gốm, hoặc đồ chơi cho trẻ em, nên tìm mua loại có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo không sử dụng chì và thủy ngân trong quá trình sản xuất. Thực hiện chế độ ăn thích hợp với nhiều chất sắt, calci, vitamin C để giúp cơ thể chống chì. Chọn và dùng các loại sơn cho cả nội và ngoại thất không sử dụng chì và thủy ngân. Không cho trẻ gặm vành cửa sổ hoặc các vật dụng có sơn. Thường xuyên rửa tay. Khi mở vòi, để nước chảy ra khoảng 60 giây trước khi hứng vô chai lọ và cất vào tủ lạnh để uống. Khoảng một tháng một lần tháo và chùi bộ phận lọc của vòi nước để loại bỏ chất cặn tại đó. Chỉ nên dùng nước lạnh để uống hoặc nấu, vì nước nóng có mức chì cao hơn. Lấy nước lạnh đun sôi để pha trà, cà phê hoặc nấu ăn. Không dùng nước nóng ở vòi để uống hoặc nấu… Khi cặp nhiệt độ bị vỡ phải hết sức cẩn thận vì thủy ngân bên trong nhiệt kế rất độc hại ۞۞۞ Làm gì khi cặp nhiệt độ bị vỡ? Thủy ngân trong cặp nhiệt độ dù với một lượng rất ít nhưng khí độc của nó có thể ảnh hưởng mạnh đến phổi của mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ trong nhà. Ngoài ra, chất thủy ngân dễ dàng liên kết với chất béo trong máu và mô khiến nội tạng của con người bị ảnh hưởng, đặc biệt là hệ thần kinh. Chất lỏng này còn có thể xuyên qua cuống nhau để lọt vào tử cung. Vì thế khi thủy ngân trong cặp nhiệt độ bị vỡ chảy ra nhà, bạn cần dọn kỹ, nhanh, và đúng cách. ۞ Chuẩn bị Khi thủy ngân chảy ra từ nhiệt kế, hãy di chuyển mọi người tránh xa khu vực thủy ngân chảy ra. Hãy đóng cửa sổ và cửa ra vào - điều này sẽ khiến thủy ngân khó tan trong không khí. Và tuyệt đối không được để gió lùa. Tại nơi thủy ngân rơi ra, cần dùng đèn chiếu sáng từ phía bên lại. Khi mọi hạt nhỏ hiện rõ, ta có thể bắt tay vào thu dọn. Bạn chú ý phải đeo găng tay và không để cho giọt thủy ngân tiếp xúc với da tay. ۞ Thu dọn Tuyệt đối không được dùng máy hút bụi để thu dọn thủy ngân! Ta thu gom các hạt thủy ngân bằng chổi lông mềm và dùng giấy mềm hót như xẻng. Hoặc có thể dùng giấy thấm hoặc dụng cụ y tế. Nhưng phải rất khéo tay vừa hót vừa đỡ, nếu không giọt thủy ngân sẽ rơi ra ngoài. Nếu thủy ngân vỡ thành hạt nhỏ, bạn có thể lấy giấy báo, ngâm với nước và vắt khô. Thủy ngân được thu gom bởi cách nào đi nữa thì cũng phải cho vào hộp đậy nắp kín. Sau từ 1-2 tiếng có thể bắt tay vào lau dọn nền nhà. Trước hết hãy rửa sạch vùng bị bẩn bằng nước xà phòng, sau đó lau sạch. Nếu quần áo bị vấy, cần ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút, sau đó ngâm thêm 30 phút nữa trong nước xà phòng ở nhiệt độ 70-80 độ. Sau đó ngâm 20 phút trong nhiệt độ cao trong nước pha hóa chất và xả bằng nước lạnh. ۞ Thông gió Chất thủy ngân khi tiếp xúc với nhiệt độ trong phòng thường lan tỏa và không khí trong toàn bộ khu vực đó bị ô nhiễm. Vì vậy sau khi đã thu dọn, bạn cần thông gió cho căn phòng. Cần mở cửa thoáng trong vòng vài giờ liền. ۞ ۞ Chú ý: Sau hàng loạt các công tác đẩy lùi chất độc, bạn cần uống thật nhiều nước vì ta có thể đào thải chất độc thủy ngân qua đường thận. Bạn cũng nên ăn thật nhiều hoa quả tươi. Chỉ cần vài động tác đơn giản như trên là bạn đã diệt được nguy cơ nhiễm độc thủy ngân. Tuy nhiên nếu bạn vẫn bị nhức đầu, buồn nôn, đau họng và sốt thì bạn đã bị ngộ độc rồi đấy. Trong trường hợp đó hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế (Các) nguồn http://www.tin247.com/lam_gi_khi_cap_nhi… Thủy ngân (Hg) tồn tại dưới 3 dạng: Hg nguyên tố, Hg vô cơ, Hg hữu cơ. Hg trong nhiệt kế là Hg nguyên tố. Tùy thuộc dạng Hg gây ngộ độc, khoảng thời gian, cường độ tiếp xúc và một vài điều kiện cơ thể mà biểu hiện lâm sàng ngộ độc biểu hiện khác nhau. Hít Hg nguyên tố và nuốt Hg vô cơ gây ngộ độc cấp, trong khi tiếp xúc với dạng hữu cơ như ăn phải cá chứa Hg thường gây ngộ độc mãn. Hít phải Hg nguyên tố gây bệnh phổi nặng cấp tính. Triệu chứng đầu tiên là sốt do khói kim loại gồm: sốt, ớn lạnh, thở khó. Những triệu chứng khác gồm: viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Những triệu chứng này thường dịu đi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp diễn tiến nặng hơn phù phổi cấp, suy hô hấp và tử vong. Thủy ngân rất độc, có thể gây chết người khi bị nhiễm độc qua đường hô hấp. Ở trạng thái kim loại không phân tán, thủy ngân không độc, nhưng thuốc và các thiết bị chứa thủy ngân tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, mặc dù chúng đã được sử dụng rộng rãi trong quá khứ. Nhiệt kế và huyết áp kế chứa thủy ngân đã được phát minh trong thế kỷ 18 và 19, trong đầu thế kỷ 21, việc sử dụng chúng đã giảm và bị cấm ở một số quốc gia, khu vực và trường đại học. Năm 2002, Thượng viện Mỹ đã thông qua sắc luật cấm bán nhiệt kế thủy ngân không theo đơn thuốc. Năm 2003, Washington và Maine trở thành các bang đầu tiên cấm các thiết bị đo huyết áp có chứa thủy ngân. Thủy ngân cần được tiếp xúc một cách cực kỳ cẩn thận. Các đồ chứa thủy ngân phải đậy nắp chặt chẽ để tránh rò rỉ và bay hơi. Việc đốt nóng thủy ngân hay các hợp chất của nó phải tiến hành trong điều kiện thông gió tốt và người thực hiện phải đội mũ có bộ lọc khí. Nhiệt kế thủy ngân, ẩn họa khôn lường TP - Khi nghi ngờ những người xung quanh cảm sốt, điều ta nghĩ tới trước tiên là "lùng" mọt chiếc nhiệt kế thủy ngân có thang đo mầu đỏ để xem cơ thể họ có phát sốt không. Tuy nhiên kế thủy ngân cũng rất dễ gây họa cho con người vì thân thủy tinh của nó rất yếu và giòn, sơ ý một chút bị rơi, bị va gẫy, thủy ngân trong đó liền tràn ra rất nhanh. Khi thủy ngân chảy ra thì làm thế nào? Thủy ngân ra ngoài có độc không? Nếu sơ ý tiếp xúc hoặc dính phải thủy ngân có nguy hai không? Thủy ngân bốc hơi nguy hại không nhỏ: Thủy ngân còn có tên là Mercury, thuộc kim loại màu trắng bạc, thể lỏng. Với nhiệt độ trong phòng, thủy ngân rất dễ bốc hơi. Và nhiệt độ càng cao, bốc hơi càng nhanh, càng nhiều, hình thành hơi Mercury. Khi nhiệt kế "bị thương", chất trắng lỏng thủy ngân trong "cơ thể" trào ra, sẽ hình thành rất nhiều hạt Mercury phân li lăn tròn trên mặt đất. Những "hạt trân châu" nom rất đẹp này phải nhanh chóng xử lí ngay nếu không nó sẽ "hòa tan" trong không khí, biến thành hơi Mercury rất độc hại và dễ xâm nhập vào cơ thể con người bằng con đường hô hấp, kể cả thấm qua da theo các tuyến thể, chân lông. Trong thời gian ngắn, sau khi con người bị hít phải một lượng lớn hơi thủy ngân sẽ bị ngộ độc. Thoạt đầu, ta có cảm giác thấy mùi kim loại trong miệng, sau đó đau đầu, chóng mặt, lợm giọng, nôn ọe, toàn thân đau mỏi, uể oải, lạnh bụng vị hàn. Do tác dụng của hơi thủy ngân kích thích đường hô hấp, còn có hiện tượng ho húng hắng, ho ra đờm, khó thở, da có thể tím tái do thiếu oxy. Ở khoang miệng còn biểu hiện lợi răng xưng đỏ, niêm mạc bị vỡ và xuất huyết. Số ít còn có hiện tượng mất ngủ, tinh thần hoảng loạn, tình cảm khác thường, không ổn định, mức độ nói chung là nhẹ. Hơi thủy ngân còn có thể thâm nhập vào cơ thể qua da gây viêm da dị ứng nhất là ở mặt, ở cổ, ở nách và ở đùi non (bẹn). Nói chung những chỗ ra mồ hôi nhiều càng dễ mắc. Biểu hiện là phát ban đỏ trên diện tích lớn, mẩn ngứa và đau nhẹ. Nếu những chỗ da tiếp xúc với thủy ngân thì cũng bị viêm da. Xử lý đổ vãi thủy ngân phải thận trọng từng bước: Sau khi thủy ngân bị chảy, đổ vãi ra phải xử lý như thế nào? Lấy chổi quét rồi đổ vào thúng rác hay đổ xuống cống nước chẳng? Hay dùng máy hút bụi để làm sạch? Như vậy, đều sai hết! Một là, nhanh chóng đưa mọi người trong nhà, nhất là trẻ em sang phòng khác ngay. Đóng cửa phòng lại để tránh hít phải hơi bốc của thủy ngân. Mở cửa sổ, bật quạt điện Cần thận trọng khi đo nhiệt độ cho trẻ bằng nhiệt kế thủy ngân - Ảnh minh họa: hungermtncc.org để tăng cường lưu thông không khí trong phòng. Tắt điều hòa nhiệt độ hoặc lò sưởi để giảm thủy ngân bốc hơi. Bước hai, thu hết những hạt thủy ngân trên mặt đất bằng phương pháp chính xác: đeo khẩu trang, dùng que bông ướt hoặc tờ danh thiếp (card) hay giấy Pơluya thu gom thủy ngân lại và cho vào lọ thủy tinh có bịt kín. Động tác phải hết sức nhẹ nhàng nhằm tránh các hạt thủy ngân lại phân li, chia thành nhiều hạt nhỏ, không thể thu hồi được. Có thể rắc một chút bột lưu huỳnh vì lưu huỳnh và thủy ngân kết hợp thành Mercury sulfide khó bốc hơi, tính chất ổn định sẽ giúp giảm được thủy ngân bốc hơi. Ở gia đình không có bột lưu huỳnh, có thể sử dụng lòng đỏ trứng gà sống, cũng đạt được hiệu quả như trên. Ba là, sau khi thu hồi thủy ngân vào lọ thủy tinh, miệng lọ phải đậy nắp (nút) rồi quấn chặt, bịt kín bằng băng dính và ghi rõ nhãn ở bên ngoài rồi để vào thùng rác phân loại. Hết sức tránh đổ thủy ngân đã thu thập được xuống các cống rãnh thoát nước để tránh làm ô nhiễm ngồn nước ngầm. Cuối cùng, phải mở hết cửa để thông gió trong phòng với bên ngoài trong nhiều giờ mới có thể vào phòng và sinh hoạt bình thường. Khi đã bị ngộ độc thủy ngân thì làm thế nào? Nếu đã hít phải hơi độc thủy ngân, lấp tức rời khỏi nơi có hơi độc này và tới môi trường trong lành, lưu thông không khí. Nếu sơ ý để da tiếp xúc với thủy ngân, bị ban đỏ, ngứa ngáy thì phải uống thuốc chống dị ứng (như chlorpheniramine) và bôi thuốc ngoài da vào chỗ mẩn ngứa. Về đề phòng trúng độc thủy ngân, khi sử dụng cần hết sức nhẹ nhàng, không gây va chạm, tránh xa nơi có nhiệt độ cao (những nơi nóng trên 40 độ C). Ngoài ra, phải để nhiệt kế ở nơi mà trẻ em và người thiếu khả năng kiềm chế có thể với tới được. Cần tránh, không để trẻ chơi nhiệt kế, ngậm nhiệt kế vào miệng và cắn. Để đảm bảo an toàn, có thể chọn dùng loại nhiệt kế khác với nhiệt kế thủy ngân, ví dụ như nhiệt kế tia hồng ngoại, nhiệt kế điện tử là tốt nhất. . chảy ra thì làm thế nào? Thủy ngân ra ngoài có độc không? Nếu sơ ý tiếp xúc hoặc dính phải thủy ngân có nguy hai không? Thủy ngân bốc hơi nguy hại không nhỏ: Thủy ngân còn có tên là Mercury,. vì thủy ngân bên trong nhiệt kế rất độc hại ۞۞۞ Làm gì khi cặp nhiệt độ bị vỡ? Thủy ngân trong cặp nhiệt độ dù với một lượng rất ít nhưng khí độc của nó có thể ảnh hưởng mạnh đến phổi của mọi. trẻ, nhiễm độc chì và thủy ngân gây tác hại nghiêm trọng hơn, vì hệ thần kinh của trẻ nhạy cảm hơn (ảnh hưởng đến não, hệ thần kinh, khả năng tiếp thu và sự phát triển của trẻ nhỏ). Phòng tránh