1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tổng quan về nhãn hiệu pps

3 211 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nhãn hiệu I. Khái niệm Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam II. Nguyên tắc xác lập quyền sở hữu Về cơ bản, quyền đối với nhãn hiệu được phát sinh trên cơ sở quyết định cấp bằng bảo hộ của Cục sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, còn có một số căn cứ xác lập quyền khác trong một số trường hợp đặc biệt, cụ thể như sau: Thứ nhất, quyền đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế được xác lập trên cơ sở quyết định công nhận bảo hộ của Cục sở hữu trí tuệ. Trong hầu hết các trường hợp, nhãn hiệu đăng ký quốc tế có hiệu lực tại Việt Nam mà không có văn bằng bảo hộ được cấp như với các nhãn hiệu được đăng ký trực tiếp tại Cụ sở hữu trí tuệ. Thông thường, để chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu đăng ký quốc tế có hiệu lực tại Việt Nam, chủ sở hữu sử dụng các văn bản xác nhận của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới hoặc Cục sở hữu trí tuệ và các văn bản này được sự dụng trong quá trình thực thi quyền. Một điểm cần lưu ý khi tiếp cận thuật ngữ nhãn hiệu quốc tế trong mục này chính là nhãn hiệu của người nước ngoài đăng ký tại Việt Nam theo thủ tục quốc tế chứ không phải nhãn hiệu đăng ký có hiệu lực quốc tế. Thứ hai, quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Như vậy có thể thấy đây là một ngoại lệ rất cần lưu ý, đặc biệt khi xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng Thông thương, khi khởi kiện vụ án dân sự về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, nguyên đơn phải chứng minh tư cách chủ thể quyền của mình. Tuy nhiên, đối với nhãn hiệu nổi tiếng thay vì nộp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc xác nhận đăng ký quốc tế có hiệu lực tại Việt Nam, nguyên đơn sẽ cung cấp các chứng cứ chứng minh nhãn hiệu của mình là nhãn hiệu nổi tiếng và do đó mặc dù chưa được đăng ký nhưng vẫn được bảo hộ để chống lại việc người khác sử dụng. III. Thời hạn bảo hộ Nhãn hiệu được bảo hộ từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn và giấy chứng nhận có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Có thể thấy là về nguyên tắc, nhãn hiệu được bảo hộ vô thời hạn với điều kiện sau 10 năm , chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải làm thủ tục gia hạn hiệu lực tại Cục sở hữu trí tuệ Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế có hiệu lực tại Việt Nam cũng tương tự như thời hạn bảo hộ nhãn hiệu được đăng ký trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ IV. Khái quát về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp 1. Quyền đăng ký nhãn hiệu thuộc về các chủ thể sau: Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau: • Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh • Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ Những người có quyền đăng ký nhãn hiệu trên đây, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ý loại nhãn hiệu tương ứng Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng 2. Cách thức nộp đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp Nộp đơn thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam 3. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp(điều 90) 4. Nguyên tắc ưu tiên trong thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp(điều 91) 5. Duy trì hiệu lực, gia hạn hiệu lực; đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực; sửa đổi văn bằng bảo hộ Duy trì hiệu lực, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hổ: chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực theo quy định. Nếu không làm thủ tục này, bằng độc quyền hoặc giấy chứng nhận đăng ký có liên quan cũng chấm dứt hiệu lực khi kết thúc kỳ hạn hiệu lực trước Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ: Chủ bằng độc quyền sáng chế không nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo quy định CHủ bằng độc quyền không gia hạn hiệu lực theo quy định Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp Chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người thừa kế hợp pháp Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn 5 năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực Hủy bỏ iệu lực văn bằng bảo hộ Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với nhãn hiệu Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ Sửa đổi văn bằng bảo hộ . Nhãn hiệu I. Khái niệm Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng. tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức,. là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được

Ngày đăng: 12/07/2014, 00:21

Xem thêm: Tổng quan về nhãn hiệu pps

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w