Dạy con dọn dẹp "bãi chiến trường" Việc hình thành thói quen sống ngăn nắp, gọn gàng ngay từ khi còn bé có vai trò quyết định trong việc hình thành tính cách của bé sau này. Vì vậy, cha mẹ hãy giúp bé có được những thói quen tốt khi còn bé. Cha mẹ là tấm gương cho trẻ Vừa bước chân vào tới nhà nhìn thấy “chiến trường” do con mình tạo ra ở phòng khách Hằng lại ca thán “Sao bừa bộn thế này hả con!” Câu nói này đã tở nên quá đỗi quen thuộc với cậu quý tử của Hằng vì ngày nào nó chẳng được mẹ nghẹ nói như vậy. Ca thán xong rồi chính Hằng lại là người đi thu dọn “chiến trường” nên việc mẹ nói cứ nói, việc con bầy cứ bầy. Giá như, thay bằng việc thường xuyên phải đối mặt với sự bừa bộn do con tạo ra, Hằng nên dậy bé cách sống ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ thì sẽ tốt hơn. Chính sự nuông chiều và thương con không để cho chúng đụng tay vào bất cứ công việc nào của Hằng đã tạo thời cơ thuận tiện cho bé hình thành cách sống buông thả, bừa bộn, không trật tự. Bác sĩ tâm lý Thúy Minh cho biết: Việc hình thành cách sống ngăn nắp, gọn gàng cho trẻ không khó khăn nhiều. Có thể, chỉ bằng những lời khuyến khích, động viên, khích lệ với trẻ bạn sẽ thành công trong việc hình thành thói quen ngăn nắp trong cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, nếu chỉ nói miệng thì không đủ thiết phục mà điều quan trọng nhất cha mẹ phải là những tấm gương tốt cho trẻ học tập. Nếu cha mẹ, ông bà sống gọn gàng thì trẻ sẽ tiếp thu điều này rất nhanh chóng. Ngược lại, nếu chính người lớn chúng ta có cách sống “bạ đâu, vứt đấy” thì đừng hòng mong trẻ sẽ gọn gàng, ngăn nắp theo lời khuyên của mình. Bí quyết giúp bé ngăn nắp Chia sẻ trong vấn đế này chị Thanh Hằng (Giáo viên trường mần non Hoa Sữa – Hà Nội) tâm sự: Khi các bé chơi đồ chơi thì các hãy mẹ chơi cùng bé vài lần đầu tạo không khí thật vui cho bé trong lúc chơi. Chơi xong thì mẹ nói với bé rằng mẹ con mình cùng xếp đồ chơi vào (để đi đâu đấy), chơi và dọn cùng bé vài lần sẽ tạo cho bé thói quen sắp xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi. Thêm vào đó những việc chúng ta làm hàng ngày như dọn dẹp nhà cửa hay sắp xếp đồ trong nhà là các bé cũng sẽ bắt chiếc người lớn, vì thế khi làm những việc đó các mẹ cũng phải ngăn nắp và cố tình để cho con nhìn thấy mình làm để bé bắt chiếc. Trẻ con rất hay để ý và bắt chước người lớn nhờ đó mà sẽ là cách để chúng ta rèn cho trẻ tính các ngăn nắp gọn gàng ví dụ: khi đón bé đi học về tôi để đôi giầy của mình lên giá, bé cũng nhìn thấy và bắt chiếc mẹ làm theo, hay khi làm các việc khác cũng thế: nhặt rau, giặt quần áo, hay lấy cái gì ở đâu lại để vào chỗ cũ. Cứ thế bé sẽ bắt chiếc làm theo. Cha mẹ cũng đừng quyên khuyến khích, động viên hay khen thưởng bé mỗi khi bé biết sắp sếp mọi thứ ngăn nắp. Điều quan trọng bố mẹ cần tránh là không nên thường xuyên tỏ thái độ không vừa ý hay la mắng, dùng roi vọt,… khi bé chưa thực sự trở nên ngăn nắp vì điều này không những không giúp ích gì được mà còn khiến trẻ xa cách bạn hơn. Cha mẹ đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nên thói quen cũng như tính cách hay nhân cách của trẻ khi lớn. Vì vậy, cha mẹ hãy lựa chọn cách dậy dỗ con tốt nhấn để sau này bé sẽ không bỡ ngỡ khi bước vào cuộc sống tự lập. . Dạy con dọn dẹp "bãi chiến trường" Việc hình thành thói quen sống ngăn nắp, gọn gàng ngay. chính Hằng lại là người đi thu dọn chiến trường” nên việc mẹ nói cứ nói, việc con bầy cứ bầy. Giá như, thay bằng việc thường xuyên phải đối mặt với sự bừa bộn do con tạo ra, Hằng nên dậy bé. gương cho trẻ Vừa bước chân vào tới nhà nhìn thấy chiến trường” do con mình tạo ra ở phòng khách Hằng lại ca thán “Sao bừa bộn thế này hả con! ” Câu nói này đã tở nên quá đỗi quen thuộc với