Khi trẻ nói tục doc

5 159 0
Khi trẻ nói tục doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khi trẻ nói tục Bạn choáng váng khi thấy cậu con trai ngoan ngoãn của mình bỗng chửi bậy mặc dù bạn đã hết sức giữ gìn lời ăn cách nói trước mặt con. Ở trẻ nhỏ khi buột miệng nói ra lời nói tục một cách ngẫu nhiên và hoàn toàn rất ngây thơ. Trẻ nói như vậy có khi chỉ là sự bắt chước. Thậm chí nhiều khi trẻ không hoàn toàn hiểu rõ ý nghĩa của những lời nói tục đó, nhưng chúng nhận thấy rằng, những người xung quanh có thái độ khá “đặc biệt” đối với những lời nói đó. Ví dụ: bố mẹ im lặng, cô giáo cau mặt, tỏ vẻ không hài lòng. Trẻ dường như đã tìm được thêm một cách mới để tự khẳng định mình: bé đã nói chuyện như người lớn! Nguyên nhân khiến trẻ nói tục Có hai yếu tố dẫn đến tình trạng này: - Trước hết đó là sự trưởng thành của con bạn. Với các em vị thành niên, việc chửi bậy được coi là biệu hiện của sự trưởng thành và sành điệu. Chúng nghĩ nếu không làm thế, lập tức sẽ bị bạn bè coi là “kẻ lập dị”. - Tiếp đến là văn hoá xã hội nói chung: Đa số các em học được những từ này từ bè bạn, ở trường học, thậm chí ở cả vườn trẻ hoặc khi xem ti vi. Trẻ nhỏ thường “thấm” những từ ngữ mới rất nhanh và sẽ tìm lúc để sử dụng, đôi khi còn chưa kịp hiểu ý nghĩa của những từ đó là gì. Phản ứng của người lớn thường là gay gắt làm các em càng ghi nhớ những từ ngữ đó và sẽ tranh thủ dùng chúng khi các em cáu hoặc buồn, hoặc đơn giản chỉ để chứng tỏ sự độc lập của mình. Những biện pháp khắc phục Nói bậy không phải là lỗi của trẻ nhỏ. Ở tuổi này, bé không phân biệt được thế nào là nói bậy mà cố gắng bắt chước tất cả những lời mà mình nghe được, chỉ cần nói bậy một lần là các bé bắt chước luôn. Do đó, công việc đầu tiên bố mẹ nên làm khi thấy con nói bậy là giúp con nhận ra cách nói đó là không tốt. Đừng phản ứng gay gắt : Các bậc phụ huynh hãy bình tĩnh, không phản ứng cực đoan trước biểu hiện này của con. Bạn càng hăm doạ bé lại càng làm tới. Hãy giúp cho con của bạn nhận thấy rằng những từ ngữ thô tục không được phép sử dụng. Nếu con bạn nói tục, bạn nên khuyên bé phải bình tĩnh để thoát khỏi cơn giận dữ và không nên dùng từ tục tĩu để nói. Sau đó, bạn phải chắc chắn rằng: không ai trong gia đình của bạn dùng cách nói tục để xả giận. Khi con bạn nói tục vì giận dữ, hãy giúp con bé tìm một cách tốt hơn để thể hiện cảm xúc và nói với nó rằng: "Con đang tức giận phải không? Hãy nói cho ba (mẹ) biết điều gì làm con tức giận vậy, bé yêu?" rồi đưa ra những hành động, từ ngữ thích hợp giúp trẻ thể hiện cảm xúc khi tức giận. Ví dụ: xả cơn giận vào chiếc gối hay hét lên rằng: "Con tức quá!" hay "Thật không công bằng!" Nếu con bạn bị thất bại và cần sự giúp đỡ từ phía bạn, hãy dạy trẻ cách biểu lộ cảm xúc hay tâm sự với người khác một cách đúng đắn và có chuẩn mực. Bạn nên thể hiện sự ân cần với trẻ, giúp trẻ tránh khỏi cảm xúc bức bối hoặc những chuyện làm trẻ tức giận. Bởi vì, cơn tức giận khiến con người không làm chủ được bản thân, dễ dàng buông ra những lời nói thô tục. Nhưng bạn phải nhớ rằng: đừng tạo ra những hình phạt nặng nề với lỗi lầm mà chúng gây ra. Hơn nữa, trẻ em rất thích làm theo những gì mà chúng nhìn thấy, nghe thấy. Vì vậy, hãy tạo lập một môi trường học tập tốt cho trẻ. Và cuối cùng là cha mẹ hãy gương mẫu: Bạn đừng bao giờ nói bậy trước mặt bé. Một khi bé nghe được từ miệng bạn những từ bậy bạ, khi lớn lên bé sẽ bắt chước và sẽ truyền lại thói quen này cho con mình nữa. . Khi trẻ nói tục Bạn choáng váng khi thấy cậu con trai ngoan ngoãn của mình bỗng chửi bậy mặc dù bạn đã hết sức giữ gìn lời ăn cách nói trước mặt con. Ở trẻ nhỏ khi buột miệng nói. nói ra lời nói tục một cách ngẫu nhiên và hoàn toàn rất ngây thơ. Trẻ nói như vậy có khi chỉ là sự bắt chước. Thậm chí nhiều khi trẻ không hoàn toàn hiểu rõ ý nghĩa của những lời nói tục đó, nhưng. dùng cách nói tục để xả giận. Khi con bạn nói tục vì giận dữ, hãy giúp con bé tìm một cách tốt hơn để thể hiện cảm xúc và nói với nó rằng: "Con đang tức giận phải không? Hãy nói cho

Ngày đăng: 11/07/2014, 23:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan