Có nên đánh, mắng khi con nói tục? “Trẻ lên ba cả nhà học nói” chính là nói về thời điểm quan trọng trong việc học nói của trẻ. Đó cũng là thời điểm nhạy cảm nhất đối với việc định hình sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ của người lớn Một bà mẹ tức giận, vừa vả vào miệng con, vừa mắng: “Cho chừa cái thói văng tục chửi bậy này! Ai dạy con cái thói ăn nói hốn hào đấy? Lần sau mà còn nói bậy như vậy thì còn bị đánh đau hơn thế này đấy!”. Cháu bé chỉ biết khóc mà chẳng hiểu tại sao. Vì mới chiều nay thôi, khi chơi ở ngoài cổng, bé đã nghe những câu nói lạ tai đó của các anh chị lớn hơn. Thế là về nhà nó hí hửng lặp lại như thể khoe với mọi người, vậy mà bé lại bị mẹ mắng. Cũng trong trường hợp tương tự, một bà mẹ khác khi nghe con đang bi bô tập nói, nói câu “chướng tai” lại ôm đứa con của mình vào lòng mà hào hứng khen rối rít: “Con mẹ giỏi quá! Mới tập nói mà đã biết “chửi” một câu dài rồi. Con nói lại mẹ nghe xem nào”. Cháu bé thấy mẹ khen thì tỏ ra rất sung sướng và như một cái máy bé nhắc lại những câu không hay vừa mới học được từ mấy bác gái cùng khu. Hai cảnh thật trái ngược, nhưng ai đúng ai sai? Nói tục, chửi bậy là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là biểu hiện của tính bắt chước những người xung quanh một cách vô thức của trẻ. Như một “con vẹt”, bé cứ nhắc đi nhắc lại những câu nói mà bé cho là hay hay và lạ lạ khi bé nghe và học được một cách rất hào hứng, thích thú cho dù chẳng hiểu ý nghĩa của câu, từ đó là gì. Khi thấy trẻ nói tục, nói bậy, cha mẹ cũng như người lớn nói chung không nên tỏ thái độ hưởng ứng, mà phải tỏ ra không đồng tình. Cần nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu nói như vậy là không hay, là xấu, sẽ không được ai yêu mến. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên tỏ ra quá bực bội hay phản ứng gay gắt với trẻ, vì thực ra trẻ chưa hiểu gì về những câu nói chúng vừa bắt chước từ người khác. Nếu quá nóng vội, quát mắng hay đánh đòn trẻ, trẻ sẽ chỉ cảm thấy sợ hãi chứ không hiểu lý do vì sao bị đánh mắng, và có thể lần sau chúng lại lặp lại đúng những câu nói đó. Điều quan trọng là chúng ta phải tạo được môi trường lành mạnh cho sự phát triển của trẻ bằng những sinh hoạt văn hóa trong sáng như đọc thơ, kể chuyện… và bằng những lời ăn tiếng nói trong sinh hoạt hàng ngày của người lớn. “Trẻ lên ba cả nhà học nói” chính là nói lên thời điểm quan trọng trong việc học nói của trẻ ở lứa tuổi này. Đó cũng là thời điểm quan trọng và nhạy cảm nhất đối với việc sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Vì thế, cha mẹ và những người lớn gần gũi với trẻ cần dạy cho trẻ ngay từ lúc này cách nói cho đúng, cho hay. . Có nên đánh, mắng khi con nói tục? “Trẻ lên ba cả nhà học nói chính là nói về thời điểm quan trọng trong việc học nói của trẻ. Đó cũng là thời điểm. khác khi nghe con đang bi bô tập nói, nói câu “chướng tai” lại ôm đứa con của mình vào lòng mà hào hứng khen rối rít: Con mẹ giỏi quá! Mới tập nói mà đã biết “chửi” một câu dài rồi. Con nói. Một bà mẹ tức giận, vừa vả vào miệng con, vừa mắng: “Cho chừa cái thói văng tục chửi bậy này! Ai dạy con cái thói ăn nói hốn hào đấy? Lần sau mà còn nói bậy như vậy thì còn bị đánh đau hơn