1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trẻ em thành phố với lối sống… “osin” docx

7 177 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 116,38 KB

Nội dung

Trẻ em thành phố với lối sống… “osin” Sinh con, lo lắng cho con, các ông bố bà mẹ sẵn sàng nhịn ăn nhịn mặc để thuê người giúp việc, hầu mong con mình được chăm lo chu đáo. Thế nhưng, cũng đã không ít người giật mình: con mình, mà sao nói năng, đi đứng lại giống y hệt… người giúp việc. Tính tốt cũng có, nhưng tính xấu thì cũng không phải là ít. Nông dân… bán cá! Còn chị Hoài, giáo viên của một trường tiểu học ở quận Ba Đình (Hà Nội) đang lo lắng tìm người giúp việc mới. Là giáo viên, tính chị nhẹ nhàng, tốt bụng. Tuy nhiên, chị phải đi dạy cả ngày, tối lại soạn giáo án. Cuối tuần, chị còn phải dạy kèm để thêm thu nhập nên cũng ít dành thời gian cho con. Chị có một cô con gái đang ở tuổi “học ăn, học nói”. Cháu bé dễ thương, nhưng phải cái giống cô giúp việc ở cái tính… đanh đá. Chơi với bạn, thích cái gì của ai là con bé xông vào cướp. Cướp không được, nó gào lên khóc lóc và ngay lập tức, cô giúp việc lao đến, bênh cháu chằm chặp. Chả biết đầu cua tai nheo thế nào, cô ta mắng xa xả con nhà hàng xóm khiến chị Hoài nhiều phen ngượng chín người. Nhắc nhở thì cô giúp việc bảo: “Ơ, chị buồn cười nhỉ, con nhà mình không bênh, chẳng nhẽ bênh con hàng xóm à? Đây là em còn nể, chứ ở quê em á, ai mà động vào cháu em thì cứ liệu chừng!” Được thể, con bé ngày càng đành hanh, bắt nạt tất cả những đứa trẻ chơi cùng. Không như ý, nó lăn ra giãy đành đạch cho tới lúc cô giúp việc đến và mắng mỏ mấy đứa bạn nó mới chịu thôi. Chị Hoài đã không ít lần nói chuyện với cô giúp việc và bảo: “Cô ở nhà giúp chị, phải bảo ban cháu cho nó ngoan ngoãn. Con gái phải dịu dàng, chứ ai lại cứ như hổ vồ thế?” Cô giúp việc không vừa, “đốp” luôn: “Đanh đá thì sao nào? Sau này lớn lên khỏi đứa nào bắt nạt. Như em đây này, xa nhà đi làm giúp việc từ năm 15-16 tuổi, nhưng đừng hòng ai bắt nạt được em. Lơ mơ, em “đập chết”. Cho nghỉ việc thì chị Hoài cũng rất tiếc vì cô này thật thà, không bao giờ có tính tắt mắt, lại chăm cháu, yêu cháu như con. Cô ấy đã lớn tuổi, lại không có gia đình nên không nay về quê, mai về quê như người khác. Thế nhưng, cứ để cô ấy ở đây lâu, chỉ lo con gái lớn lên lại như một chị nông dân, nhưng lại là nông dân… bán cá thì nguy! Không ai nhìn thấy nghĩa là của mình Chị Mai, ở khu tập thể Trung Hòa, Nhân Chính làm việc cho một tổ chức quốc tế. Lương cao, chế độ tốt, nhưng phải cái công việc khá vất vả. Tối nào sớm cũng phải 7 – 8 giờ mới về đến nhà, đó là chưa kể những hôm việc bận, về rồi vẫn phải bật máy tính làm đến khuya. Tháng đôi lần, chị đi công tác khắp các tỉnh, có khi đi nước ngoài đến vài tuần. Thế là, mọi việc nhà cửa cho đến con cái, chị Mai nhờ cả vào người giúp việc. Cậu con trai của chị Mai năm nay hơn 5 tuổi, sắp vào lớp 1. Bác giúp việc tên Thảo mới ở quê ra làm giúp chị được gần năm nay. Bác này chăm chỉ, sạch sẽ và rất thu vén cho nhà chủ nên chị Mai yên tâm lắm. Thế nhưng gần đây, chị thấy con trai mình có biểu hiện rất lạ. Đầu tiên là việc cậu bé lấy một món đồ chơi ở lớp mang về nhà. Lúc phát hiện ra, chị Mai bực mình mắng con thì bác giúp việc liền bênh: “Ôi dào, có mỗi cái ô tô bé tí. Lúc tôi đón thấy nó thích quá không chịu bỏ ra nên tôi bảo nó cứ cầm về. Ở lớp có cả đống, ai biết đâu mà lo!” Chị Mai giật mình nhắc: “Không được. Cái đó không phải của mình, không được mang về nhà!”. Bác giúp việc tỏ vẻ khá ngạc nhiên khi thấy chị Mai mắng cậu con trai. Sự việc không dừng ở đó. Một tuần sau, chị Mai phát hiện trong nhà có đôi dép lạ. Đôi dép này giống đôi dép của con trai chị, nhưng mới hơn. Thằng bé nghe mẹ hỏi thì nói: “Bác Thảo bảo lấy đôi của bạn Hưng mới hơn đôi của con!”. Hôm sau, chị Mai phải mang đôi dép của con đến lớp đổi lại và xin lỗi cô giáo với phụ huynh của bạn Hưng, cũng chỉ dám nói là cháu đi nhầm. Nhắc nhở cả hai bác cháu đã nhiều lần, nhưng chị Mai thỉnh thoảng vẫn tiếp tục thấy xuất hiện trong nhà mình vài thứ đồ lạ. Cao điểm là hôm chị Mai dắt con đi chợ cùng. Lúc bác bán hàng đang mải nói chuyện với khách, cu cậu nhón luôn một cái bát nhựa rất đẹp cho vào làn của mẹ. May mà chị Mai nhìn thấy, vội lấy ra trả vào chỗ cũ. Về nhà, cậu bé vô tư bảo: “Hôm nọ, con cũng thấy bác Thảo lấy một quả chanh mà có phải trả tiền đâu”. Hoảng quá, chị Mai lập tức cho bác giúp việc nghỉ, sau đó để rất nhiều thời gian gần gũi, giải thích cho con hiểu đó là điều không bao giờ được làm. Tâm sự với bạn bè, chị cứ nơm nớp lo: “Không biết cái tính “tắt mắt” ấy nó có “ăn vào máu” không nhỉ?” Nói ngọng, nói trống không và… nói dối Việc các cháu bé thành phố ngày nay nói sai chính tả kiểu “mẹ cháu đi nàm”, xưng “mày, tao” với bạn theo kiểu của những người giúp việc không phải là hiếm. Anh Phùng Văn Tuấn, người Hà Nội chính gốc, làm công việc liên quan đến biên soạn từ điển, thế nhưng con anh thì lại… nói sai chính tả be bét. Mặc cho những lúc rỗi rãi anh cũng uốn nắn cho con, nhưng thời gian ấy quá ít so với lúc cháu ở bên ngưòi giúp việc. Từ nói chuyện, dạy hát, đọc thơ… cô giúp việc đảm đương hết. Cho nên không những lỗi chính tả, mà ngay cả các từ ngữ hàng ngày của bé cũng là… từ địa phương, nhưng kiểu “đeo tất, đeo dép” hay là “ngủ một bãi” thay vì ngủ một giấc. Mỗi khi có cái gì cần tìm mà hỏi người giúp việc, thế nào anh cũng nhận được câu trả lời: “Trên nóc tủ ấy!” Hoặc: “Biết đâu được, tìm xem…”. Một thời gian sau thì con anh cũng nói y như vậy khi nói với ông bà, bố mẹ. Thậm chí có lần không vừa lòng, cậu nói luôn với bố: “Mày hư lắm!”. Ngoài ra, việc nói dối của trẻ cũng là một sự đau đầu đối với các bậc cha mẹ. Mỗi khi cậu bé Bách, 10 tuổi (con mẹ Nhung ở khu tập thể quân đội - Quỳnh Mai – Hai Bà Trưng – Hà Nội) làm điều gì sai, bác giúp việc, một người đặc biệt hiền lành, tốt tính đều luôn che đậy giúp. Vì sợ cháu bị bố mẹ mắng, bác luôn bày cho Bách cách nói dối, còn mình thì đồng lõa. Lâu dần, Bách chẳng cần bác giúp việc mách nước, mà tự mình nói dối rất bài bản. Vì tương lai của con cái, cả chị Mai và chị Hoài đều phải khắc phục bằng cách tự mình bỏ thời gian chăm sóc và chơi cùng con, trong lúc đó tranh thủ giáo dục, uốn nắn những tư tưởng, tính cách sai lệch cho các bé. Mỗi tuần, chị Mai chỉ thuê người đến dọn nhà vài buổi, còn chị Hoài thì “nịnh” chồng về sớm để giúp đỡ việc nhà và chăm sóc con cái giúp vợ. Anh Tuấn là người từng có thời gian khá dài ở nước ngoài, lại tốt tính và rất tôn trọng người giúp việc. Anh bỏ khá nhiều thời gian giảng giải cho cô hiểu cách nói năng, giao tiếp và nếp sống văn minh của người thành phố. Giờ đây, anh chị thật sự yên tâm vì có cô giúp việc vừa tốt tính lại vừa hiểu biết. Mặc dù còn bé, tính tình các cháu sẽ còn thay đổi và cơ hội giáo dục, dạy dỗ còn nhiều, nhưng những mối lo của các bậc phụ huynh về sự ảnh hưởng lối sống của những ngưòi giúp việc đến con cái mình không phải không có cơ sở. Tìm được cho con một người giúp việc tận tâm, nhưng tính tình dễ chịu, văn minh là một việc không dễ, thậm chí vô cùng khó. . Trẻ em thành phố với lối sống… “osin” Sinh con, lo lắng cho con, các ông bố bà mẹ sẵn sàng nhịn ăn nhịn. bênh con hàng xóm à? Đây là em còn nể, chứ ở quê em á, ai mà động vào cháu em thì cứ liệu chừng!” Được thể, con bé ngày càng đành hanh, bắt nạt tất cả những đứa trẻ chơi cùng. Không như ý,. tìm xem…”. Một thời gian sau thì con anh cũng nói y như vậy khi nói với ông bà, bố mẹ. Thậm chí có lần không vừa lòng, cậu nói luôn với bố: “Mày hư lắm!”. Ngoài ra, việc nói dối của trẻ cũng

Ngày đăng: 11/07/2014, 23:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w