Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
138,1 KB
Nội dung
Khóc dạ đề Tất cả mọi trẻ đều khóc - đây là một trong những cách giao tiếp chính của trẻ. Nhưng một số trẻ khóc nhiều hơn những trẻ khác. Và một số trẻ, mặc dù khỏe mạnh, được ăn uống và chăm sóc tốt vẫn khóc dai dẳng. Nếu trẻ khóc vào cùng thời điểm mỗi ngày và không có điều gì gây khó chịu cho trẻ thì có thể trẻ bị khóc dạ đề. Khóc dạ đề không phải là bệnh mà là một dạng khóc dai dẳng mà không có nguyên nhân rõ ràng. Tình trạng gây bực dọc và khó giải thích này xảy ra ở khoảng 10% số trẻ nhỏ. Khóc dạ đề thường bắt đầu một vài tuần sau khi sinh, cao điểm là vào khoảng 6 tuần tuổi và thường hết dần khi trẻ được 3 đến 5 tháng. Mặc dù khóc dạ đề có thể khiến cho cả bạn và bé mệt mỏi, nhưng bạn có thể yên tâm vì trong thực tế tình trạng này thường không kéo dài. Trong một vài tuần sau, khi bé vui hơn và ngủ tốt hơn, bạn sẽ vượt qua được một trong những thử thách lớn đầu tiên của cuộc đời làm cha mẹ. Dấu hiệu và triệu chứng Mặc dù một số người thường dùng từ khóc dạ đề để mô tả những bé hay quấy, nhưng trẻ khóc dạ đề thực sự là một bé dưới 4 tháng tuổi, khỏe mạnh, có những dấu hiệu và triệu chứng rất đặc trưng, bao gồm: Những cơn khóc tái diễn định kỳ, có thể đoán trước: Trẻ khóc vào cùng một giờ trong ngày, thường vào chiều muộn hoặc tối. Cơn khóc có thể kéo dài từ vài phút tới hàng tiếng hoặc hơn vào bất kỳ ngày nào, mặc dù nhiều trẻ khóc dạ đề có thể khóc tới 2-3 giờ đồng hồ mỗi ngày nhiều ngày trong tuần. Cơn khóc thường bắt đầu đột ngột và không có lý do rõ ràng. Trẻ có thể đi ngoài hoặc đánh hơi khi gần hết cơn khóc. Hoạt động: Nhiều trẻ khóc dạ đề thường co chân vào bụng, tay nắm chặt, bụng căng lên, giãy dụa hoặc có vẻ như bị đau trong cơn khóc. Khóc dữ dội hoặc dai dẳng: Khóc dạ đề thường dữ dội chứ không rên rỉ hay yếu ớt. Mặt trẻ sẽ đỏ lên và rất khó, nếu không muôn nói là không thể dỗ được. Nếu trẻ đẻ non bị khóc dạ đề, các cơn khóc sẽ bắt đầu từ khoảng 6-8 tuần sau sinh. Vì lúc đầu trẻ đẻ non thường yên lặng và và ngủ nhiều nên bạn có thể lo là bé bị bệnh gì đó nguy hiểm nếu đột nhiên bé khóc dạ đề. Ðiều này là có thể nhưng không nhiều. Nhiều khả năng hơn là bé đang lớn lên và điều đó đôi khi bao gồm cả việc biết khóc. Nguyên nhân Chưa ai biết nguyên nhân thực sự gây khóc dạ đề. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số khả năng, gồm: Dị ứng hoặc không hợp với sữa bò Hệ tiêu hóa non yếu gây co bóp ruột mạnh bất thường Thức ăn trào ngược lên thực quản Đầy hơi Thay đổi nội tiết ở trẻ Chế độ ăn của bà mẹ đang cho con bú Tính khí của trẻ Sự lo âu của người mẹ Trầm cảm sau đẻ Sự khác biệt trong cách cho ăn hoặc dỗ trẻ Vẫn chưa biết rõ tại sao một số trẻ lại khóc dạ đề và số khác thì không. Nếu con bạn bị khóc dạ đề, cần nhớ rằng đó không phải là lỗi của bạn. Yếu tố nguy cơ Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân khiến một trẻ dễ bị khóc dạ đề, nhưng không có nguyên nhân nào đúng hoàn toàn. Khóc dạ đề không hay xảy ra hơn ở trẻ con so hoặc trẻ nuôi bộ. Và bé trai cũng như bé gài, dù được sinh ra hoặc nuôi nâng như thế nào, cũng đều bị khóc dạ đề như nhau. Những yếu tố khác không làm tăng nguy cơ khóc dạ đề ở trẻ gồm: Sinh con đầu lòng: Con đầu lòng không dễ bị khóc dạ đề hơn con dạ, mặc dù khóc dạ đề có thể đặc biệt gây căng thẳng đối với những người mới làm cha mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ: Nếu bạn cho con bú, thì việc bé khóc dạ đề không liên quan gì tới chế độ ăn uống của bạn. Nuôi con bằng sữa bột: Sữa bột không phải là nguyên nhân gây khóc dạ đề, mặc dù một số loại sữa đặc hiệu có thể có ích cho một số trẻ. Không dung nạp lactose: Hầu hết trẻ đều không dung nạp lactose ở mức độ nào đó, nhưng không liên quan với khóc dạ đề. Khi nào cần đi khám Không có thuốc nào, cả kê đơn lẫn không kê đơn, làm giảm khóc dạ đề một cách hiệu quả và an toàn. Nói chung nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào chữa khóc dạ đề. Nên liên lạc với bác sỹ nếu bạn lo là bé không tăng cân, bé đi ngoài phân rất cứng hoặc có máu và khi bạn cảm thấy bé mệt nặng. Ðưa trẻ đi khám ngay nếu bạn nghi bé khóc là do ngã, chấn thương hoặc bị lắc mạnh. Nếu bạn không biết làm thế nào với chứng khóc dạ đề của bé, hãy tham khảo thông tin từ những nguồn đáng tin cậy. Ngoài ra, hay đề nghị bạn bè và gia đình giúp đỡ để bạn được nghỉ ngơi. Nghe tiếng trẻ khóc dai thường khiễn người ta rất bức bối, nhất là khi đứa trẻ đó là con mình. Cuối cùng, nếu bạn thấy mình đang trở nên cáu kỉnh vì tiếng khóc của bé, hãy gọi cho bác sĩ hoặc đưa bé đến ngày phòng khám hoặc phòng cấp cứu. Nên nhớ: Điều cực kỳ quan trọng là không được lắc trẻ vì có thể làm trẻ bị chấn thương não nặng hoặc thậm chí tử vong. Sàng lọc và chẩn đoán Bác sỹ sẽ chẩn đoán khóc dạ đề dựa trên những dấu hiệu và triệu chứng của trẻ. Trẻ cũng có thể được khám toàn thể để xem liệu có nguyên nhân nào khác khiến bé khó chịu không. Bác sỹ thường coi khóc dạ đề là một "chẩn đoán loại trừ", nghĩa là cần loại trừ những chứng bệnh khác ít gặp trước khi xác định trẻ bị khóc dạ đề. Những chứng bệnh này bao gồm nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc tiêu hóa, tắc ruột, các vấn đề về tim, xước giác mạc hoặc chấn thương khác. Nói chung, các bác sỹ nhi khoa khuyên không nên làm xét nghiệm hoặc chụp X quang cho trẻ em, kể cả những trẻ bị khóc dạ đề. Biến chứng Mặc dù khóc dạ đề có thể gây ấn tượng mạnh và gây căng thẳng, nhưng bạn đừng lo là nó sẽ làm hại bé. Trẻ khóc dạ đề vẫn lớn và phát triển bình thường. Không có bằng chứng cho thấy khóc dạ đề để lại hậu quả lâu dài nào. Và trái với quan niệm thông thường, bệnh không làm tăng nguy cơ bé bị hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS), thoát vị rốn hoặc thoát vị bẹn. Và đừng lo là bé sẽ hư. Đáp ứng mỗi khi bé khóc là hoàn toàn đúng. Lúc này bé còn quá nhỏ nên chưa biết hư. Trên thực tế, trẻ khóc dạ đề chỉ bám bố mẹ như mọi trẻ khác. Ðiều trị Bác sỹ không thể làm bé giảm hoặc hết khóc dạ đề, nhưng có thể giúp kiểm tra xem bé có khỏe mạnh không và giúp bạn cách chăm sóc bé. Nhìn chung, các thuốc kê đơn không có ích lắm với chứng khóc dạ đề và một số có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm. Ngay cả chất trung hòa acid kết hợp với bicarbonat cũng rất nguy hiểm nếu sử dụng trong thời gian dài hoặc liều cao. Tự chăm sóc Hãy thử để tìm ra những thứ tốt nhất làm giảm chứng khóc dạ đề cho trẻ. Nên nhớ rằng thứ có hiệu quả vào lúc này có thể không hiệu quả vào lúc khác. Dưới đây là một số gợi ý: Cho ăn: Ðôi khi trẻ khóc dạ đề bị đói thực sự. Mặc dù cách này có thể khiến trẻ ăn quá nhiều, nhưng không dễ như vậy. Trẻ thường phun ra hoặc ném đi những thứ chúng không cần. Nếu bạn cảm thấy bé bị đói thì cho ăn là cách hợp lý. Cho trẻ ngậm vú giả: Cho dù bạn cho con bú thì vẫn có thể thử vú giả. Một số trẻ rất thích mút vú và như là một cách tự an ủi. Cho trẻ uống nước hay nước điện giải: Ðối với một số trẻ, nước là một cách an ủi. Bế trẻ: Ôm ấp cũng có tác dụng đối với một số trẻ. Một số bé khác nằm im khi được bế chặt và quấn trong tã. Không nên đắp cho trẻ quá ấm khi ngủ, đôi khi trẻ khóc dạ đề tỉnh giấc vì quá ấm. Trước hết, đừng quá bận tâm nếu bé không phải lúc nào cũng muỗn bế ẵm. Giữ cho bé chuyển động: Nhẹ nhàng đu đưa trẻ trên tay hoặc trong nôi. Hoặc đặt trẻ nằm ngửa trên đầu gối và sau đó đu đưa chân nhẹ nhàng. Ði bộ cùng trẻ hoặc cho trẻ nằm trong xe nôi để đẩy đi. Hát ru: Dù hát ru không làm cho trẻ ngừng khóc thì chúng cũng làm trẻ nguôi đi và giúp cho qua thời gian đợi trẻ nín. Để âm thanh đều đều: Một số trẻ khóc ít hơn khi được nghe những âm thanh đều đều ở cường độ thấp. Khi bế hoặc đu đưa trẻ, hãy cố phát ra âm thanh "shsss" liên tục. Những cách khác để thử gồm chạy máy hút bụi, bật quạt thông gió trong nhà tắm hoặc nhà bếp hoặc đặt nôi của trẻ gần máy sấy quần áo đang bật. Không đặt nôi của trẻ lên trên máy sấy vì nó có thể đổ. Bật mô tơ ở bể cá hoặc máy sấy tóc đặt xa trẻ cũng có ích. Hoặc thử bật băng hoặc một đĩa CD có âm thanh như tiếng sóng biển, tiếng nước chảy hay tiếng mưa rơi nhẹ nhàng. Có thể dùng băng ghi tiếng tim đập. Âm thanh này có thể an ủi trẻ. Nhiều trẻ còn đáp ứng với nhạc cổ điển. Cuối cùng, khi bé đã ngủ thiếp đi, một âm thanh đều đều sẽ giúp bạn ít bị vô tình làm bé thức giấc. Một số loại âm thanh, như tiếng chuông điện thoại, quá chói tai. Hãy tắt chuông nếu điện thoại đặt trong phòng ngủ của bé và treo bảng "Bé đang ngủ" ngoài cửa. Cố giúp trẻ đi ngoài hoặc đánh hơi. Để trẻ nằm sấp trong lòng rồi đu đưa có thể giúp trẻ đánh hơi hoặc đi ngoài. Ðôi khi xoa nhẹ bụng trẻ cũng có hiệu quả. Tốt nhất là tránh thụt cho trẻ, nhưng đôi khi đo nhiệt độ hậu môn cũng làm trẻ dịu bớt. Dùng sức nóng nhẹ: Thử cho bé tắm nước ấm. Vuốt ve nhẹ nhàng: Xoa nhẹ nhàng cho bé, đặc biệt là xung quanh bụng. Thử thay đổi kiểu ăn uống của trẻ: Thay đổi chế độ ăn đôi khi có lợi nhưng tốt nhất là theo hướng dẫn của bác sỹ. Nếu cho con bú, bạn có thể thử bỏ một số thực phẩm nhất định trong chế độ ăn của mình như sữa bò, đồ uống có chứa caffein và rau họ cải, kể cả bông cải xanh. Cho bú chủ yếu bằng một bên vú mỗi lần cũng có thể có hiệu quả. Nếu nuôi bộ, nên thử loại sữa khác. Cho trẻ ăn nhiều bữa hơn và với lượng ít hơn. Thử đổi kiểu bình sữa mới với một núm vú khác, hình dáng khác hoặc túi có thể gấp lại được. Cuối cùng, điều chỉnh thời gian và tư thế bú của trẻ. Nên bế dựng trẻ lên, vỗ cho trẻ ợ thường xuyên hơn và thử cho trẻ bú chậm lại. Thêm bột gạo vào chế độ ăn của trẻ không giúp giảm khóc dạ đề. Nếu bạn có tiền sử bị dị ứng thì nên đặc biệt cẩn thận khi thêm thức ăn mới cho trẻ. Nên hỏi ý kiến bác sỹ nhi khoa, đặc biệt khi trẻ có các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng, như chám (eczema). Cho trẻ có thời gian riêng tư. Ðôi khi nên để trẻ nằm một mình trong nôi ít nhất 5-10 phút. Nếu không biện pháp nào có tác dụng một khoảng thời gian ngắn xa mẹ cũng có ích. [...]... Gọi bác sỹ nếu tình trạng của trẻ có vẻ thay đổi Nếu bạn sợ bé có vấn đề nào khác ngoài khóc dạ đề thì hãy tin vào trực giác của mình và liên hệ ngay với bác sỹ Có thể giúp bác sỹ bằng cách ghi lại những thời điểm trẻ khóc, kiểu ăn ngủ của bé Trẻ khóc dạ đề thường hay cáu kỉnh nhưng vẫn đòi ăn - trẻ không đòi ăn có thể là bị ốm Bạn có thể liên lạc với bác sỹ hằng... giác của mình Nếu bạn không thấy thoải mái khi tâm sự về chứng khóc dạ đề của bé với bạn bè thì bạn nên trao đổi với bác sỹ, y tá, nhân viên xã hội hoặc nhóm trợ giúp cha mẹ Giữ lạc quan Nên nhớ, khóc dạ đề rồi sẽ hết, thường khi trẻ được 3-5 tháng Lúc này không nên đánh giá mức độ thành công trong việc làm cha mẹ của bạn bằng số lần khóc của bé Việc bạn cố tìm ra những biện pháp hữu ích chứng tỏ... người chăm sóc bé để bạn có thể nghỉ ngơi cũng vậy Cố không nghĩ rằng bé khóc là để cầu cứu Ðôi khi trẻ khóc do mệt mỏi hoặc bực bội Thuốc thay thế và bổ sung Những liệu pháp thay thế trong điều trị khóc dạ đề chưa được chứng minh có hiệu quả Trà thảo dược, đặc biệt là trà bạc hà và trà camomile, châm cứu, xoa nắn và nôi rung đều cần được nghiên cứu thêm, mặc dù một số bậc cha mẹ gặp may với một hoặc... kỉnh nhưng vẫn đòi ăn - trẻ không đòi ăn có thể là bị ốm Bạn có thể liên lạc với bác sỹ hằng tuần để thông báo tình trạng sức khỏe của cả bạn và bé Kỹ năng đối phó Chăm sóc trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ khóc dạ đề, có thể làm bạn kiệt sức và căng thẳng, nhất là với những người lần đầu làm cha mẹ Những gợi ý dưới đây có thể giúp ích: Tìm sự hỗ trợ Yêu cầu được giúp đỡ Thu xếp để có ai đó chăm sóc bé để bạn . tốt vẫn khóc dai dẳng. Nếu trẻ khóc vào cùng thời điểm mỗi ngày và không có điều gì gây khó chịu cho trẻ thì có thể trẻ bị khóc dạ đề. Khóc dạ đề không phải là bệnh mà là một dạng khóc dai. Những yếu tố khác không làm tăng nguy cơ khóc dạ đề ở trẻ gồm: Sinh con đầu lòng: Con đầu lòng không dễ bị khóc dạ đề hơn con dạ, mặc dù khóc dạ đề có thể đặc biệt gây căng thẳng đối với. lại khóc dạ đề và số khác thì không. Nếu con bạn bị khóc dạ đề, cần nhớ rằng đó không phải là lỗi của bạn. Yếu tố nguy cơ Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân khiến một trẻ dễ bị khóc dạ đề,