1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Vì sao trẻ sơ sinh thường hay khóc dạ đề? pdf

4 620 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 238,5 KB

Nội dung

sao trẻ sinh thường hay khóc dạ đề? Khóc dạ đề hay khóc cơn kéo dài trong y khoa gọi là cơn khóc do co thắt ruột. Đây là sự thay đổi làm trẻ khỏe mạnh. Trẻ khóc dữ dội đột ngột vào chiều tối hoặc ban đêm. Vậy giải quyết vấn đề này như thế nào? Theo Đông y, hiện tượng khóc đêm thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, gọi là chứng “Tiểu nhi dạ đề”. Mỗi khi đêm đến là trẻ bắt đầu khóc, trăn trở khó chịu, ngủ không yên; hoặc trẻ đang ngủ yên thỉnh thoảng bỗng giật mình, tỉnh dậy, khóc thét. Phần nhiều trẻ khóc từng đợt, lúc khóc lúc ngừng, nhưng cũng có trường hợp trẻ khóc lè nhè suốt cả đêm. Khi trời sáng thì trẻ hết khóc và bắt đầu thiếp vào giấc ngủ. Nếu trẻ khóc, bạn cần phải biết chắc rằng trẻ không bị đói. Còn theo y học hiện đại thì hầu hết các nhà khoa học đều khẳng định đau bụng là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ khóc không dứt (dân gian gọi là khóc dạ đề) và hiện tượng này thường gặp ở trẻ sinh. Bé bị coi là khóc dạ đề do đau bụng khi có những dấu hiệu sau:  Khóc kéo dài hơn ba giờ/ngày.  Khóc ba ngày hoặc nhiều hơn/tuần.  Khóc hơn ba tuần/tháng. Đau bụng ở trẻ sinh có thể làm cho cha mẹ cảm thấy bất lực và hoang mang trong việc chăm sóc bé. Tuy nhiên, ngay cả khi bị đau bụng nặng trẻ sinh vẫn tiếp tục ăn tốt và tăng cân. Nhiều nghiên cứu nghi ngờ rằng, vấn đề về tiêu hóa như trào ngược acid là nguyên nhân gây ra đau bụng ở trẻ sinh. Nhưng các bác sĩ lại tìm thấy chỉ có một trong 10 trường hợp các bé khóc kéo dài trong ba tháng đầu sau sinh là do không dung nạp thức ăn hoặc gặp một số vấn đề về sức khỏe. Thậm chí, nhiều chuyên gia kết luận đau bụng dẫn tới quấy khóc liên tục trong ba tháng đầu đời chỉ đơn giản là sự “phát triển bình thường” ở một số trẻ sinh. Các bà mẹ cần phân biệt hiện tượng khóc dạ đề với khóc do bệnh lý ở trẻ. Ngoài cơn khóc, trẻ vẫn khỏe mạnh, ăn, ngủ bình thường thì bạn không cần phải quá hoảng hốt. Nhưng nếu thấy trẻ có kèm theo các dấu hiệu biếng ăn, vã mồ hôi, đặc biệt là mồ hôi trộm… cha mẹ nên đưa con đi khám để phát hiện bệnh. Giải quyết vấn đề này như thế nào? Theo y học hiện đại thì không có một phương pháp nhất định nào để làm dịu cơn khóc dạ đề. Điều quan trọng nhất là khi dỗ bé các mẹ luôn giữ bình tĩnh và thoải mái. Nếu trẻ khóc, bạn cần phải biết chắc rằng trẻ không bị đói. Nên giữ trong phòng thoáng đãng và yên tĩnh để trẻ được nghỉ ngơi. Để trẻ ngưng khóc các mẹ có thể làm một số cách sau:  Sử dụng bình sữa mà giữ cho trẻ không nuốt không khí quá nhiều  Ẵm trẻ trên tay, địu trẻ hoặc mang trẻ ở phía trước  Cho trẻ vào xe đẩy  Cho trẻ tắm nước ấm  Đặt trẻ vào trong nôi đung đưa  Bọc khăn giữ ấm cho trẻ  Massage bụng cho trẻ . Vì sao trẻ sơ sinh thường hay khóc dạ đề? Khóc dạ đề hay khóc cơn kéo dài trong y khoa gọi là cơn khóc do co thắt ruột. Đây là sự thay đổi làm trẻ khỏe mạnh. Trẻ khóc dữ dội đột. khóc thét. Phần nhiều trẻ khóc từng đợt, lúc khóc lúc ngừng, nhưng cũng có trường hợp trẻ khóc lè nhè suốt cả đêm. Khi trời sáng thì trẻ hết khóc và bắt đầu thiếp vào giấc ngủ. Nếu trẻ khóc, . quấy khóc liên tục trong ba tháng đầu đời chỉ đơn giản là sự “phát triển bình thường ở một số trẻ sơ sinh. Các bà mẹ cần phân biệt hiện tượng khóc dạ đề với khóc do bệnh lý ở trẻ. Ngoài cơn khóc,

Ngày đăng: 01/04/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w