1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Trẻ khóc dạ đề - Phần 1 docx

10 212 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 185,85 KB

Nội dung

Trẻ khóc dạ đề - Phần 1 Chữa chứng khóc đêm ở trẻ Nhiều em bé mới sinh hay khóc dạ đề, gây mệt mỏi cho cả bé và cha mẹ. Dân gian và y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc trị chứng này với các vị thuốc dễ kiếm như gừng tươi, hành, lá vông nem, rau má Khóc đêm là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, khiến cho các bậc cha mẹ rất vất vả, phiền lòng. Tuy nhiên, chứng này không có trong danh mục Bệnh nhi khoa trong y học hiện đại, mà chỉ được đề cập trong y học cổ truyền. Vì vậy, khi trẻ mắc chứng khóc đêm, người ta thường tìm đến các thầy lang, hoặc sử dụng một số loại cây cỏ có sẵn ở quanh nhà để chữa theo kinh nghiệm dân gian. Đông y gọi hiện tượng trẻ nhỏ khóc về đêm là chứng “Tiểu nhi dạ đề”. Mỗi khi đêm đến là trẻ nhỏ bắt đầu khóc, trăn trở khó chịu, ngủ không yên; hoặc trẻ đang ngủ yên thỉnh thoảng bỗng giật mình, tỉnh dậy, khóc thét. Phần nhiều trẻ khóc từng đợt, lúc khóc lúc ngừng, nhưng cũng có trường hợp trẻ khóc lè nhè suốt cả đêm. Khi trời sáng thì trẻ hết khóc và bắt đầu thiếp vào giấc ngủ. Những trường hợp trẻ quấy khóc về đêm do đói, chăn tã ướt do đái dầm, bị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn, hoặc do một số bệnh tật khác, không thuộc phạm vi chứng dạ đề. Khóc dạ đề thường là do hằng ngày trẻ nhỏ không được chăm sóc đầy đủ, ăn ngủ không có giờ giấc nhất định, ban ngày hoặc trước lúc ngủ đùa nghịch quá độ khiến thần kinh căng thẳng, kích thích quá mạnh. Trẻ nhỏ bị còi xương và suy dinh dưỡng cũng hay khóc dạ đề. Theo Đông y, khóc dạ đề chủ yếu do “thần khí” còn chưa phát triển đầy đủ, khả năng thích ứng còn yếu, dễ bị các kích thích bên ngoài làm cho khiếp sợ. Một số nguyên nhân khác là tâm nhiệt (tạng Tâm bị nhiệt), tỳ vị hư hàn (bụng lạnh, chức năng tiêu hóa yếu) Dạng tỳ vị hư hàn (bụng lạnh, tiêu hóa kém) * Biểu hiện: Trẻ khóc đêm, tiếng khóc yếu, khi khóc hay ưỡn người, trán vã mồ hôi. Da trẻ thường xanh nhợt, thường ngày người uể oải, mệt mỏi, hay buồn ngủ, miệng và hơi thở lạnh, bụng lạnh, đau, chán ăn, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong, dài, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng. Cần sử dụng những loại thuốc có tác dụng “ôn trung kiện tỳ” (làm ấm, tăng cường tiêu hóa). *Chữa trị: Gừng tươi 5 g, đường đỏ 15 g. Gừng rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái chỉ, cho vào cốc sứ, đổ nước sôi vào hãm khoảng 5 phút, sau đó cho đường đỏ vào quấy đều, chia ra cho trẻ uống trong ngày và trước lúc đi ngủ. Hành 5-10 củ, để liền cả củ và rễ, rửa sạch, thái ngắn, gạo tẻ 25 g, gừng tươi 3 lát. Gạo vo sạch, cho vào nồi, thêm nước nấu cháo, khi cháo chín cho hành và gừng vào đun thêm một lát nữa cho sôi lại là được. Chia ra cho trẻ ăn trong ngày. Bạch truật (sao vàng) 6 g, đẳng sâm 8 g, phục linh 6 g, cam thảo 3 g. Sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày. Dạng tâm nhiệt (nhiệt tích ở tạng Tâm) *Biểu hiện: Trẻ khóc về đêm, tiếng khóc to, mặt đỏ, môi hồng, miệng và hơi thở nóng, thường ngày hay quấy khóc không yên, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng. Cần làm mát tạng Tâm và giải nhiệt. *Chữa trị: Lá vông nem 6 g, diếp cá 8 g, rau má 12 g, gừng tươi 2 lát, sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày. Đăng tâm thảo (cỏ bấc đèn) 15 g, sắc lấy 2 nước, hợp 2 nước lại, chia ra 2 lần cho trẻ uống trong ngày. Cây cỏ bấc đèn mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở những nơi ẩm ướt. Mùa thu cắt toàn cây về, rạch dọc để lấy lõi riêng ra, bó thành từng bó, phơi khô để dùng dần làm thuốc. Lá tre 5 g, gạo tẻ 25 g. Cách chế và sử dụng: Sắc lá tre, chắt lấy nước, cho gạo vào nấu cháo cho trẻ ăn trong ngày. Dạng lo sợ bất an (khóc đêm do sợ hãi) *Biểu hiện: Trẻ khóc đêm, đêm nằm hay bất chợt tỉnh dậy khóc thét, thường ngày tính tình nhút nhát, hay khiếp sợ, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng. *Phép chữa: Dưỡng tâm an thần. Hạt sen khoảng 20 hạt, để cả tâm, sắc lấy nước, chia thành 2 lần cho trẻ uống trong ngày, có thể pha thêm chút đường cho dễ uống. Xác ve sầu (Đông y gọi là “thiền thoái”, “thiền y”) 3-5 g, bỏ đầu và chân, sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày. Hoặc xác ve sầu đem sấy khô, nghiền thành bột mịn, cất vào lọ dùng dần. Tối đến, lấy mươi ngọn bạc hà, đun nhỏ lửa cho sôi, gạn lấy nước, để gần nguội thì hòa 2-3 g bột xác ve sầu vào, cho trẻ uống từng ít một, mỗi lần vài giọt, không vội vàng uống nhiều một lúc. *Một số cách dùng thuốc đắp bên ngoài Lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm, ấp vào rốn trẻ, rồi bế vào lòng, ấp bụng con vào bụng mẹ, để hơi ấm của mẹ truyền sang cho con, một lát sau trẻ sẽ đỡ khóc và ngủ yên. Có tác dụng rất tốt đối với trường hợp trẻ khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn. Hạt bìm bìm 7-9 hạt, giã nát, trộn với nước ấm thành bột nhão. Trước khi cho trẻ nằm ngủ, lấy bột thuốc đắp lên rốn, dùng băng dính cố định lại. Thích hợp với tất cả các dạng trẻ nhỏ khóc dạ đề. Nếu không kiếm được hạt bìm bìm ở quanh nhà, có thể mua ở cửa hàng Đông dược. Tại những nơi nuôi tằm, nên nhặt lấy những con tằm tự nhiên bị chết cứng (do bị nhiễm một loại khuẩn), cong queo, màu trắng nhờ hay hơi lốm đốm trắng, đem sấy khô, cất vào lọ nút kín dùng dần. Dân gian gọi loại tằm đó là “tằm vôi”, Đông y gọi là “bạch cương tàm”, “cương tàm”, “cương trùng”, “thiên trùng” Khi trẻ mắc chứng khóc đêm, trước khi đi ngủ, lấy mấy con tằm, cho vào bát giã nát, hòa với chút rượu, hơ cho ấm, đắp vào hai gan bàn chân của trẻ, rồi dùng băng hoặc băng dính cố định lại. Thích hợp với tất cả các dạng trẻ nhỏ khóc dạ đề. Không lạm dụng cây Lô hội Bác sĩ Xuân Lục Do thấy nhiều loại mỹ phẩm sử dụng chiết xuất từ Lô hội, nên một số người đã tự cắt lá cây này ép lấy nước để bôi lên da vì cho rằng nó “nguyên chất” nên rất tốt, không ngờ làn da họ lại bị phồng đỏ. Do thấy nhiều loại mỹ phẩm sử dụng chiết xuất từ Lô hội, nên một số người đã tự cắt lá cây này ép lấy nước để bôi lên da vì cho rằng nó “nguyên chất” nên rất tốt, không ngờ làn da họ lại bị phồng đỏ. Nước ép cùi lá cây Lô hội có tác dụng làm mềm da, chống viêm và kháng khuẩn, nhưng nước ép toàn lá lại có thêm chất nhựa nên không dùng làm đẹp được. Những trường hợp kể trên bị dị ứng là do dùng lá cây Lô hội không lột lớp vỏ ngoài. Gần đây, một số thầy thuốc cũng đã cảnh báo về việc lạm dụng nước Lô hội để giải khát. Theo L/y. Dương Thành Phát (TP HCM): “Nhiều loại thảo dược cũng có tác dụng phụ; những tác dụng phụ này có thể không biểu hiện ngay mà tiềm ẩn lâu dài”. Ông từng gặp một người cao tuổi bị rối loạn nhịp tim sau 1 tuần uống nước Lô hội với mục đích nhuận tràng đã dẫn đến bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch. Nhiều gia đình mua nước giải khát lô hội để sẵn trong tủ lạnh, nếu trẻ dùng nó để uống thay nước lọc thì rất tai hại, nhất là với những trẻ bị bệnh tim bẩm sinh. Theo dược sỹ Bùi Kim Tùng (TP HCM): “Cây Lô hội còn gọi là Lưỡi hổ (tên khoa học là Aloe vera hay Aloe barbadensis). Người ta thường bóc vỏ lấy cùi lá, ép lấy nước. Nước ép này có tính mát và nhuận tràng nhẹ, nhưng không ngọt và không an toàn bằng Sương sâm, Thạch…” Lô hội có thành phần khác nhau tuỳ theo loài cây, nơi trồng và cách làm. Ngoài ra, nó còn có phản ứng tương tác với một số chất khác. Người bệnh tim tránh dùng nó vì có nguy cơ gây loạn nhịp tim. Đông y xếp Lô hội vào loại thuốc tẩy xổ và trục thuỷ, dùng nhiều sẽ làm tổn thương tân dịch và chính khí. Theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư Đỗ Tất Lợi, Lô hội là một vị thuốc bổ (liều nhỏ 0,05 - 0,1g) giúp tiêu hoá vì nó kích thích nhẹ niêm mạc ruột và không cho cặn bã ở lâu trong ruột. Với liều cao, nó là một vị thuốc tẩy mạnh nhưng tác dụng chậm, gây xung huyết ở các cơ quan bụng, nhất là ở ruột già. Viên nhuận tràng chứa 0,08g bột Lô hội, dùng chữa táo bón, khó tiêu vì thiếu nước mật, vàng da, yếu gan, yếu ruột. Trẻ em dưới 15 tuổi không dùng được. Theo Từ điển Bách khoa dược học, liều 20 - 50mg bột nhựa khô Lô hội (tương đương 1 - 2 lá tươi) giúp ăn ngon, kiện tỳ vị, nhuận gan, lợi mật. Liều 50 100mg (tương đương 2 - 5 lá tươi) giúp nhuận tràng, tẩy nhẹ; liều 300 - 500mg (tương đương 10 - 20 lá tươi) có tác dụng tẩy mạnh. Nhựa khô lô hội dùng liều cao có thể gây ngộ độc. Tài liệu này cũng lưu ý không dùng lô hội cho trẻ em. Cây Nhàu TS. Lê Thế Chính Nhân một chuyến đi công tác các tỉnh, thành phố phía Nam trong tháng 10 năm 2004, tôi có dịp tới thăm Huyện đảo Phú Quốc - một hòn đảo thuộc tỉnh Kiên Giang nằm trong vịnh Thái Lan - Thái Bình Dương. ở đây bốn mùa cây trái xanh tươi, rất nhiều dược liệu quý trong đó có cây Nhàu, mọc hoang và đang được trồng ở các tỉnh Miền Nam nước ta nhất là các tỉnh Miền Tây (Bình Dương, Bình Phước, Củ Chi Cây Nhàu có tên khoa học là Morinda citrofolia Lin, thuộc Họ Cà phê Rubiaceae. Cây này còn gọi là cây Ngao, Nhàu núi, Giàu… Cây Nhàu cao chừng 6 - 8m, thân nhẵn, thường mọc hoang ở nơi ẩm thấp, dọc bờ sông suối. Cây có nhiều cành to, lá mọc đối hình bầu dục, nhọn ở đầu, dài 12 - 15 cm. Hoa nở vào tháng 1 - 2, quả chín vào tháng 7 - 8. Quả hình trứng, xù xì, dài chừng 5 - 6 cm, khi non có màu xanh nhạt, khi chín có màu trắng hồng, mùi nồng và cay. Ruột quả có một lớp cơm mềm ăn được, chính giữa có một nhân cứng. Nhân dài chừng 6 - 7 mm, ngang chừng 4 - 5 mm, có 2 ngăn chứa 1 hạt nhỏ mềm (xem ảnh). Từ lâu nhân dân Miền Nam đã dùng một số bộ phận như dùng rễ, lá và quả của cây Nhàu làm thuốc. Cây Nhàu đã và đang được các cơ sở nghiên cứu, sản xuất dưới nhiều dạng bào chế khác nhau, không chỉ để bồi dưỡng sức khoẻ mà còn có tác dụng chữa một số bệnh. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco - tỉnh Đồng Tháp; Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 25 là một trong những Công ty đi đầu trong nghiên cứu và sản xuất các dược phẩm đặc chế từ dược liệu quý này. Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco, tỉnh Đồng Tháp đã có thuốc viên Morinda Citrofolia (viên bao phim và viên nang); Nước ép trái Nhàu Doromi; Rượu Morinda và Rượu trái Nhàu. Những sản phẩm trên đã được Bộ Y tế cấp Số đăng ký và lưu hành trên toàn quốc. Đặc biệt viên bao phim Morinda Citrofolia đã và đang được xuất khẩu ra thị trường Thế giới. Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 25 hiện đang sản xuất và lưu hành toàn quốc các sản phẩm như Viên nang Unfamorin; Viên trái Nhàu; Nước ép trái Nhàu; Trà trái Nhàu (túi lọc) và một số dạng bào chế khác đang được nghiên cứu, sắp đưa vào sản xuất Những sản phẩm trên từ dược liệu Việt Nam, được nghiên cứu khoa học và sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP đang góp phần biến những tiềm năng dược liệu nước ta thành hiện thực, đưa ngành Dược nước ta phát triển đáp ứng với yêu cầu của thời kỳ mới. TS. Lê Thế Chính Các bài thuốc từ ớt Bác sĩ Hương Tú Sức Khỏe & Đời Sống Khi bị đau nhức nửa đầu, lấy dầu ớt hoặc quả ớt thật cay bẻ đôi chấm vào mũi bên nửa đầu bị đau, cơn đau nhức hết rất nhanh. Sau đó, để làm hết cay, lấy tóc chấm vào chỗ bị cay. Quả ớt vị cay, tính nóng, có tác dụng tiêu đờm, ôn trung, tán hàn, giải biểu, kiện vị, tiêu thực, gây sung huyết, kích thích chung, thông kinh lạc, giảm đau, sát trùng. Rễ ớt có tác dụng làm hoạt huyết, tán thũng. Lá ớt có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Quả ớt trị tỳ vị hư lạnh, tiêu chảy, nôn mửa, dạ dày ruột đầy trướng, mất trương lực, tích trệ, ăn không tiêu, đau nhức nửa đầu, đau lưng, đau khớp, thống phong, đau dây thần kinh, viêm thanh quản, viêm họng. Người đau dạ dày, tạng nhiệt, máu nóng không dùng ớt. . Trẻ khóc dạ đề - Phần 1 Chữa chứng khóc đêm ở trẻ Nhiều em bé mới sinh hay khóc dạ đề, gây mệt mỏi cho cả bé và cha mẹ. Dân gian và y. thét. Phần nhiều trẻ khóc từng đợt, lúc khóc lúc ngừng, nhưng cũng có trường hợp trẻ khóc lè nhè suốt cả đêm. Khi trời sáng thì trẻ hết khóc và bắt đầu thiếp vào giấc ngủ. Những trường hợp trẻ. tượng trẻ nhỏ khóc về đêm là chứng “Tiểu nhi dạ đề . Mỗi khi đêm đến là trẻ nhỏ bắt đầu khóc, trăn trở khó chịu, ngủ không yên; hoặc trẻ đang ngủ yên thỉnh thoảng bỗng giật mình, tỉnh dậy, khóc

Ngày đăng: 30/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w