Vận động viên trẻ và việc tập luyện khi trời nóng? Tập nặng khi nhiệt độ và độ ẩm cao là một phối hợp nguy hiểm. Điều này đặc biệt đúng với các vận động viên trẻ – chưa đủ kinh nghiệm để biết khi nào cần nghỉ ngơi. Jay Hoecker - bác sỹ khoa nhi tại Mayo Clinic cung cấp cho các bậc phụ huynh và huấn luyện viên những hiểu biết sâu sắc về các bệnh do nóng và một số biện pháp phòng tránh. Một số người nói kiệt sức vì nóng, những người khác nói say nóng. Sự khác nhau là gì? Ba căn bệnh do nóng có thể xảy ra ở trẻ là: chuột rút do nóng, kiệt sức do nóng và say nóng. Chuột rút do nóng ít nguy hiểm nhất trong 3 bệnh trên. Nó chỉ là những cơn co thắt cơ không tự ý và gây đau. Những cơn chỉ kéo dài khoảng vài phút. Chuột rút xảy ra chủ yếu ở các cơ đang tập luyện như cơ bắp chân hay các cơ ở cánh tay. Chuột rút do nóng dễ xảy ra khi con bạn không uống đủ nước trước và trong khi tập. Kiệt sức do nóng là bệnh nghiêm trọng hơn chuột rút. Nếu bạn bị kiệt sức do nóng, bạn sẽ có nhịp tim nhanh, huyết áp tụt, da nhiều mồ hôi. Bạn trông rất nhợt nhạt và cảm thấy chóng mặt và buồn nôn. Như với chuột rút do nóng, thiếu nước góp phần gây ra bệnh. Nếu con bạn có những dấu hiệu và triệu chứng trên, và có vẻ lơ mơ hay kích thích, thì cháu có thể đã bị kiệt sức do nóng. Say nóng là tình trạng trầm trọng nhất. Như nhiều tình trạng liên quan đến nóng khác, uống không đủ nước và gắng sức quá mức trong thời tiết nóng bức là những yếu tố. Không như các bệnh khác, say nóng nguy hiểm đến tính mạng vì cơ thể của bạn mất khả năng ra mồ hôi và điều hoà nhiệt độ. Hậu quả là, nhiệt độ cơ thể bạn có thể lên tới 40 0 hay cao hơn, có thể gây thương tổn cho não hoặc thậm chí tử vong. Những dấu hiệu say nóng là nhịp tim nhanh, huyết áp cao hoặc thấp bất thường, không ra mồ hôi, ngất, thở nhanh nông, mê sảng hoặc mất ý thức. Sự mơ hồ về các bệnh do nóng - như không phát hiện ra các dấu hiệu cảnh báo hoặc mức độ nguy hiểm của bệnh- có thể làm giảm khả năng nhận định của vận động viên, khiến vận động viên tiếp tục tập luyện thay vì ngừng tập và nhận sự giúp đỡ. Hãy để con bạn biết rằng nếu nó cảm thấy rất nóng, bị chóng mặt hoặc lơ mơ, thì phải ngừng chơi và nói với huấn luyện viên ngay, hơn là cố gắng chịu đựng một mình. Mức độ phổ biến của các bệnh do nóng ở trẻ em? Các bệnh do nóng dễ xảy ra ở thanh thiếu niên tham gia vào các hoạt động có tổ chức, cạnh tranh và căng thẳng. Nếu con bạn chạy khi trời nóng hoặc chơi bóng đá trong mùa hè thì các bệnh do nóng dễ xảy ra hơn. Tôi nên làm gì nếu con tôi có vẻ nóng hay trông tái mét sau khi tập? Bạn có thể giảm chứng chuột rút do nóng bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng các cơ bị chuột rút. Mang cho con bạn một ly nước mát cũng có tác dụng tốt. Nước là sự lựa chọn tốt nhất của bạn. Không cần viên muối để chống mất nước đơn thuần. Thừa muối có thể dẫn đến mất nước tăng natri máu, một tình trạng trong đó cơ thể không chỉ thiếu nước mà còn thừa nhiều Na. Nếu con bạn trông không khoẻ, bạn cần làm cho cháu dịu lại và bắt đầu bù nước. Cho cháu uống nước mát, nhưng đừng uống đá, hoặc cho uống nước uống thể thao có chứa chất điện giải. Nếu trẻ bị chóng mặt và buồn nôn,, đặt cháu nằm và kê hai chân hơi cao. Quay quạt về phía trẻ cũng có thể nhanh chóng trẻ dịu mát. Nếu con bạn đang bị kiệt sức do nóng, cháu sẽ thấy khá hơn sau khi làm mát, nghỉ ngơi và uống đủ nước. Cũng nhớ kiểm tra nhiệt độ của cháu. Nếu nhiệt độ cao bất thường, hãy gọi xe cứu thương và đưa cháu đến phòng cấp cứu gần nhất. Sau khi gọi xe cấp cứu, bạn nên gọi ngay đến phòng cấp cứu để thông báo cho họ biết con bạn đang trên đường đến. Tôi có thể làm gì để bảo vệ con tránh những tình trạng này ? Đảm bảo con bạn uống đủ nước trước, trong và sau khi hoạt động thể lực. Nếu hoạt động đó căng thẳng và thời tiết nóng, chuẩn bị sẵn từ 02 đến 04 cốc nước - khoảng 1 đến 2 lít nước mỗi giờ tập luyện. Dạy con bạn uống đủ nước trước khi thấy khát. -Cho cháu một chai nước lạnh hay nước uống thể thao để uống trong khi tập. - Sau khi tập xong, hỏi con bạn xem cháu đã uống hết chai nước đầy đó chưa - Nếu cháu chưa uống hết trong khi tập luyện, hãy khuyến khích cháu uống thêm nước hơn sau khi tập. - Nếu cháu đã uống hết, chuẩn bị sẵn vài chai nữa trong trường hợp cháu vẫn khát. Nếu bạn đi cùng với các bậc cha mẹ khác, bạn có thể muốn mang theo một thùng đá có chứa các chai nước lạnh. Bọn trẻ thường thích uống hơn khi có sẵn ngay loại nước mát sau khi tập. Huấn luyện viên có thể giúp các vận động viên không bị mất nước bằng cách cho thêm thời gian nghỉ để uống nước. Uống nước là bắt buộc chứ không phải tuỳ ý. Đừng ngại hỏi xem huấn luyện viên của con bạn làm thế nào để bảo vệ các thành viên trong đội khỏi bị nóng quá và mất nước. Tôi có thể nói như thế nào nếu con tôi bị mất nước? Một phong vũ biểu thô sơ nói lên tình trạng mất nước là màu của nước tiểu. Nếu nước tiểu trong hoặc có màu vàng nhạt, lượng nước là đủ. Nếu nước tiểu vàng sậm, có mất nước. Nếu mất nước nặng, có các dấu hiệu sau: - Không đi tiểu trong 8 tiếng hoặc hơn. - Lơ mơ hoặc giảm tỉnh táo. - Chuột rút cơ - Mắt trũng - Buồn ngủ nhiều - Ngủ lịm - Yếu - Da khô - Thở gấp hoặc mạch nhanh Bao lâu con tôi có thể luyện tập trở lại sau khi bị ốm vì nóng? Có thể bắt đầu tập luyện trở lại khi con bạn được bù đủ nước. Các dấu hiệu của bù đủ nước bao gồm: - Hết khát - Tiểu được - Mạch bình thường -Trạng thái tinh thần tỉnh táo - Hết chuột rút - Nhiệt độ bình thường khi sờ - Nước đã được bổ sung đủ Một chú ý quan trọng: Đừng coi khát như một chỉ báo về tình trạng nước- sẽ quá muộn. Uống đủ nước phải là một hoạt động phòng ngừa. . Vận động viên trẻ và việc tập luyện khi trời nóng? Tập nặng khi nhiệt độ và độ ẩm cao là một phối hợp nguy hiểm. Điều này đặc biệt đúng với các vận động viên trẻ – chưa đủ. vận động viên, khi n vận động viên tiếp tục tập luyện thay vì ngừng tập và nhận sự giúp đỡ. Hãy để con bạn biết rằng nếu nó cảm thấy rất nóng, bị chóng mặt hoặc lơ mơ, thì phải ngừng chơi và. thùng đá có chứa các chai nước lạnh. Bọn trẻ thường thích uống hơn khi có sẵn ngay loại nước mát sau khi tập. Huấn luyện viên có thể giúp các vận động viên không bị mất nước bằng cách cho thêm