KỸ THUẬT Ủ TƯƠI THỨC ĂN THÔ XANH CHO BÒ SỮA potx

5 504 1
KỸ THUẬT Ủ TƯƠI THỨC ĂN THÔ XANH CHO BÒ SỮA potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KỸ THUẬT Ủ TƯƠI THỨC ĂN THÔ XANH CHO BÒ SỮA Những năm gần đây, bò sữa là một vật nuôi quen thuộc và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nhiều hộ chăn nuôi tại các quận, huyện ven thành phố như : Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Quận 12, Quận 9, … Vì có đặc điểm cấu tạo hệ thống tiêu hóa của loài gia súc nhai lại, nên khẩu phần thức ăn hàng ngày của Bò sữa chủ yếu là thức ăn thô xanh, chiếm khối lượng rất lớn, tương ứng với 10% trọng lượng cơ thể bò. Ví dụ: một bò cái vắt sữa với trọng lượng 400kg, nhu cầu hàng ngày cần ăn khoảng 30 – 40kg cỏ. Do đó, việc đảm bảo nguồn cung cấp đầy đủ số lượng và chất lượng thức ăn thô xanh trong chăn nuôi bò sữa là rất cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay do tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, diện tích đất trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa ngày càng thu hẹp. Các nông hộ chăn nuôi đã phải khai thác ngày càng nhiều nguồn cỏ trong tự nhiên không đảm bảo chất lượng. Trong khi đó, một thực tế rất lãng phí là nguồn thức ăn thô xanh từ thân cây bắp, đọt mía sau khi thu hoạch đã không được sử dụng cho bò ăn do thân cây cứng hoặc do thu hoạch với số lượng lớn bò sử dụng không hết trong thời gian ngắn. Để khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn thức ăn này, chúng tôi xin giới thiệu “Kỹ thuật ủ tươi thức ăn thô xanh” dùng trong chăn nuôi bò sữa. I/ Khái niệm “ủ tươi” là gì ? “Ủ tươi” là một kỹ thuật bảo quản thức ăn thô xanh với 3 mục đích : -Bảo quản giá trị dinh dưỡng của cây thức ăn không bị mất chất lượng so với thời điểm thu cắt để có thể sử dụng lâu dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. -Bằng quá trình lên men yếm khí làm cho chúng trở nên dễ tiêu hóa; Các phần cứng của thân cây bắp, cỏ voi, đọt mía sẽ bị mềm ra làm gia súc thích ăn và tiêu hóa tốt hơn. -Kỹ thuật “ủ tươi” thức ăn thô xanh có thể giúp người chăn nuôi chủ động trong việc đảm bảo nguồn cung cấp thức ăn thô xanh ổn định cho bò sữa và có thể khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn nguyên liệu phụ phế phẩm nông nghiệp. II/ Các loại cây thức ăn có thể dùng để ủ tươi: Nhìn chung bất cứ loại cây thức ăn nào cũng có thể áp dụng phương pháp ủ tươi. Hiện nay, phổ biến sử dụng là thân cây bắp, đọt mía, phần cứng cây cỏ voi và cỏ tự nhiên. III/ Kỹ thuật ủ tươi thức ăn thô xanh: 3.1 Xây dựng hố ủ: một hộ chăn nuôi có thể xây dựng 1 hay nhiều hố ủ tùy thuộc vào nhu cầu lượng thức ăn thô xanh cần dự trữ. -Kích thước hố ủ: dài 1m, ngang 1m, cao 1,5m. Có thể xây hố ủ to hơn và làm các vách ngăn ở giữa để luân phiên ủ thức ăn đảm bảo dự trữ đủ nhu cầu thức ăn thô xanh cho bò sữa. Mỗi hố ủ dung tích 1,5m3 có thể chứa 750 – 900kg thức ăn ủ tươi tùy theo vật liệu sử dụng. -Đáy hố ủ phải khô ráo, không bị nước hay ẩm. Cần thiết lót một lớp gạch hoặc đá vụn ở đáy hố dày khoãng 10cm để tạo sự thoát nước tốt trong hố ủ, không làm hư lớp thức ăn ở đáy hố ủ. 3.2 Kỹ thuật ủ: -Vệ sinh chuẩn bị hố ủ thật sạch sẽ 1 – 2 ngày trước khi thu hoạch cây thức ăn ( thân cây bắp, ngọn mía,…). -Cây thức ăn được thu hoạch ở giai đoạn phát triển vào lúc chúng có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Sau khi thu cắt, nên phơi cây thức ăn để làm giảm bớt lượng nước trong cây thức ăn. Đây là điều kiện thuận lợïi để công việc “ủ tươi” được thành công. Thời gian phơi từ 4 – 6 giờ tùy thuộc vào thời tiết đến khi cây thức ăn đạt độ ẩm 65 – 70% là đạt yêu cầu. *Lưu ý: Trong khi phơi cần thường xuyên đảo cây thức ăn cho khô đều. Không nên cắt cây thức ăn và ủ khi trời mưa. Sau đó, dùng dao hoặc máy băm nhỏ cây thức ăn thành những mẫu nhỏ từ 4 – 6cm rồi cho vào hố ủ thành từng lớp dày 15 – 20cm thì tiến hành giậm nén thức ăn trong hố cho thật chặt. Vì, đây là phương pháp ủ yếm khí nên yêu cầu lượng không khí trong hố ủ càng ít thì quá trình lên men yếm khí diễn ra tốt, thức ăn được bảo quản càng ít bị mất chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, do hàm lượng đường có trong cây thức ăn rất ít nên cần bổ sung 1 lượng rỉ mật đường để làm tăng quá trình lên men lactic, làm thức ăn có mùi chua ngon hơn. Lượng rỉ mật đường bổ sung tùy thuộc chất liệu cây thức ăn. Ví dụ : Cây cỏ voi cần bổ sung 50 – 100lít/ 1 hố ủ; Thân bắp chỉ cần bổ sung 5 – 10 lít/ hố ủ. Rỉ mật cần pha loãng với nuớc và tưới đều trên từng lớp thức ăn trước khi giậm nén. Khi đã chất đầy thức ăn vào trong hố ủ và giậm nén thật kỹ, ta tiến hành đóng hố ủ bằng cách chất lên trên 1 lớp rơm khô và 1 lớp đất hoặc gạch (không đậy bằng nilon) để nhiệt sinh ra trong hố ủ dễ thoát, không tăng nhiệt độ trong hố ủ làm giảm chất lượng thức ăn. Thức ăn trong hố ủ như thế sau 2 tuần có thể lấy ra cho gia súc ăn. *Lưu ý: ta vẫn có thể dự trữ thức ăn ủ lâu hơn nếu chưa cần sử dụng trong điều kiện giữ kín. Thức ăn được ủ tốt khi lấy ra mềm, có màu vàng sáng, mùi chua dễ chịu. Khi sử dụng lấy theo từng lớp, sau khi lấy thức ăn ra phải đậy hố ủ lại như cũ. Cần loại bỏ những lớp thức ăn có đốm trắng (bị mốc), hoặc bị hư thối ở lớp đáy do bị úng nước. . nguồn thức ăn này, chúng tôi xin giới thiệu Kỹ thuật ủ tươi thức ăn thô xanh dùng trong chăn nuôi bò sữa. I/ Khái niệm ủ tươi là gì ? Ủ tươi là một kỹ thuật bảo quản thức ăn thô xanh. hơn và làm các vách ngăn ở giữa để luân phiên ủ thức ăn đảm bảo dự trữ ủ nhu cầu thức ăn thô xanh cho bò sữa. Mỗi hố ủ dung tích 1,5m3 có thể chứa 750 – 900kg thức ăn ủ tươi tùy theo vật liệu. KỸ THUẬT Ủ TƯƠI THỨC ĂN THÔ XANH CHO BÒ SỮA Những năm gần đây, bò sữa là một vật nuôi quen thuộc và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nhiều hộ chăn nuôi tại các quận,

Ngày đăng: 11/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan