ĐỀ THI HSG LỚP 9 Câu 1 (2 điểm): a) Nếu trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo thì có sự thay đổi các mùa như hiện nay không ? Khi đó thì khí hậu ở các vành đai nhiệt sẽ thay đổi như thế nào ? b) Tại sao thủy chế sông Hồng lại thất thường ? Câu 2 (1 điểm): Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích tình hình phân bố dân cư ở Tây Nguyên ? Câu 3 (3 điểm): a) Giải thích tại sao Hà Nội là trung tâm du lịch lớn của nước ta ? b) Vì sao trong sản xuất lương thực, Đồng bằng sông Cửu Long luôn có sản lượng lương thực bình quân đầu người cao hơn so với Đồng bằng sông Hồng ? Câu 4 (1 điểm): So sánh sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 5 (3 điểm): Cho bảng số liệu: GDP của 3 vùng KTTĐ nước ta năm 2007 (Đơn vị: tỉ đồng) Vùng kinh tế trọng điểm Vùng KTTĐ Bắc Bộ Vùng KTTĐ miền Trung Vùng KTTĐ phía Nam Nông nghiệp 24 919,0 14 374,5 37 059,9 Công nghiệp 105 137,9 23 966,6 295 222,9 Dịch vụ 108 809,8 25 319,5 165 560,0 Tổng GDP 238 866,7 63 660,6 497 842,8 a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô và cơ cấu GDP của 3 vùng kinh tế trọng điểm nước ta năm 2007. b) Có nhận xét gì về quy mô và cơ cấu GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với 2 vùng kinh tế trọng điểm còn lại. ………HẾT……… (Thí sinh được sử dụng Át lát Địa lý Việt Nam tái bản, chỉnh lí bổ sung năm 2009 để làm bài) Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh………………………………….Số báo danh…………………… Chữ kí giám thị 1………………………Chữ kí giám thị 2………………………… HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HSG LỚP 9 ĐỊA LÝ Câu Nội dung Điểm 1 (2 điểm) a) Trả lời: - Nếu trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo thì góc chiếu từ Mặt Trời đến từng vùng trên Trái Đất (trong một năm) không thay đổi, do đó sẽ không có các mùa khác nhau nữa mà lượng nhiệt sẽ giảm đều về xích đạo và 2 cực. + Vùng nhiệt đới: Khí hậu không thay đổi gì nhiều so với hiện nay (nóng quanh năm). + Vùng ôn đới: Quanh năm có khí hậu như mùa xuân, ngày và đêm lúc nào cũng bằng nhau. + Vùng cực: Quanh năm có ánh sáng và khí hậu bớt khắc nghiệt hơn hiện nay. b) Thủy chế sông Hồng thất thường do: - Sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung quốc), chảy qua miền đồi núi có địa hình dốc. Hướng chảy TB - ĐN, có nhiều đoạn gần như thẳng tắp làm tăng tốc độ dòng chảy. - Sông Hồng chảy đến xã Hồng Đà thì nhận nước sông Đà, đến phường Bạch Hạc nhận nước sông Lô làm tăng lưu lượng nước. - Sông chảy qua miền địa hình có thảm thực vật bị tàn phá nhiều. - Sông Hồng đổ ra biển bằng 1 cửa chính là cửa Ba Lạt nên tốc độ thoát nước chậm. 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 2 (1 điểm) Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trang 15 (Nếu thiếu trừ 0,25 điểm) - Mật độ chung: + Là vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta (50 - 100 người/km 2 , năm 2007). + Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở đô thị và ven các trục đường giao thông. - Tình hình phân bố và giải thích: + Mật độ đông nhất 201 – 500 người/km 2 ,ở các thành phố: KonTum, Plâyku, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột….Vì đây là những trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của các tỉnh. + Mật độ dưới 50 người/km 2 ở các vùng còn lại. Do đây là những vùng núi cao địa hình hiểm trở, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 3 (3 điểm) a) Hà Nội là trung tâm du lịch lớn của nước ta vì hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển ngành này: - Vị trí địa lý: + Hà Nội nằm ở trung tâm của ĐBSH, nằm trong vùng KTTĐ phía Bắc và là thủ đô, trung tâm VH-KT-XH của cả nước. Có sân bay Nội Bài, là nơi tập trung các đầu mối giao thông quan trọng (đường bộ, đường sắt, đường không, đường thủy). + Gần các địa danh du lịch nổi tiếng như Đền Hùng (Phú Thọ), Tam Đảo (Vĩnh Phúc) - Các loại hình du lịch TN như VQG: Ba Vì, hang động: Hương Tích và các thắng cảnh: hồ Gươm, hồ Tây… - Tài nguyên du lịch nhân văn: 1,75 0,25 0,25 0,25 + DSVHTG: Ca trù Thăng Long, 82 bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám. Di tich lịch sử: Lăng Bác,Chùa Một Cột (kể từ 5 di tích trở lên cho điểm tối đa) + Lế hội truyền thống, làng nghề cổ truyền ( kể tên ít nhất 3 lễ hội, 3 làng nghề cho điểm tối đa) - Nhân tố xã hội: + Thăng Long – Hà Nội là một thành phố có lịch sử 1000 năm văn hiến, người dân ở đây thanh lịch, thân thiện và hiếu khách. + CSVCKT, CSHT tương đối tốt: Các khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, viện bảo tàng… Chính sách: Ưu tiên phát triển du lịch, quảng bá – giới thiệu hình ảnh thủ đô Hà Nội. b) Trong sản xuất lương thực, Đồng bằng sông Cửu Long luôn có sản lượng lương thực bình quân đầu người cao hơn so với Đồng bằng sông Hồng do: - ĐBSCL có DT trồng cây lương thực lớn: chiếm > 51% DT trồng lúa của cả nước. - ĐKTN thuận lợi, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai: + ĐH thấp, tương đối băng phẳng. Đất đai màu mỡ (có đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu) + KH cận xích đạo: nóng ẩm, mưa nhiều, nắng nhiều…Thời tiết ít biến động, hầu như không có bão; thích hợp cho sự phát triển của cây trồng. + Nguồn nước phong phú từ hạ lưu sông Mê Kông, cung cấp nước tưới để thau chua, rửa mặn và cung cấp phù sa cải tạo đồng ruộng. - KT-XH: ĐBSCL ít chịu ảnh hưởng của sức ép dân số. Năm 2002 dân số của vùng khoảng 16,7 triệu người, MĐDS: 420 người/km 2 . (Chú ý: Nếu thiếu số liệu về DT trồng cây LT và số dân, MĐDS thì trừ 0,25 điểm) 0,25 0,25 0,25 0,25 1,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 4 (1điểm) 5 (3 điểm) Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ: - Địa hình: BTB có diện tích ĐB lớn hơn so với DHNTB. Sông ngòi: DHNTB có nhiều sông có giá trị thủy điện hơn như thủy điện Vĩnh Sơn (Sông Côn), thủy điện Sông Hinh (Sông Ba). - Khí hậu: + BTB: Chịu tác động của gió phơn TN nhiều hơn và mùa mưa bão đến sớm hơn DHNTB. + DHNTB: Mùa mưa bão đến muộn hơn, nền nhiệt cao hơn BTB. Đặc biệt có 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận có khí hậu khô hạn nhất nước ta. - Thế mạnh kinh tế: Vùng BTB có thế mạnh hơn về trồng lúa (năm 2002, BQLT của BTB 333,7kg/người còn DHNTB 281,5kg/người) Còn DHNTB có lợi thế hơn về nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản. a) Vẽ biểu đồ a 1 : Xử lí số liệu Bảng cơ cấu GDP của 3 vùng kinh tế trọng điểm nước ta năm 2007 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 2,5 0,75 (Đơn vị: %) Bảng so sánh quy mô và bán kính biểu đồ Vùng kinh tế trọng điểm Quy mô,tổng GDP (lần) Bán kính biểu đồ (cm) Vùng KTTĐ miền Trung 1 1 Vùng KTTĐ Bắc Bộ 3,75 1,9 Vùng KTTĐ phía Nam 7,82 2,8 a 2 : Vẽ biểu đồ (vẽ 3 biểu đồ tròn) Yêu cầu: - Vẽ đẹp, bán kính như trên, tỷ lệ phần trăm tương đối chính xác. Đủ tên biểu đồ, chú thích. - Mỗi lỗi sai về biểu đồ trừ 0,25 điểm. - Vẽ biểu đồ dạng khác không cho điểm. b) Nhận xét: Năm 2007, GDP vùng KTTĐ phía Nam có: - Quy mô: 497843 tỉ đồng, gấp 2.1 lần vùng KTTĐ Bắc Bộ, gấp 7,8 lần vùng KTTĐ miền Trung. - Cơ cấu: NN thấp nhất (7,4 %), CN-XD cao nhất (59.3 %), còn dịch vụ (33.3 %) … 0,25 1,5 0,5 0,25 0,25 Chú ý: Thang điểm chấm 10/10. Tổng điểm toàn bài cho lẻ tới 0,25. Nếu điểm lẻ đến 0,125 thì làm tròn lên 0.25 (ví dụ 6,625 làm tròn lên 6,75). Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể. Hết Vùng kinh tế trọng điểm Vùng KTTĐ Bắc Bộ Vùng KTTĐ miền Trung Vùng KTTĐ phía Nam Nông nghiệp 10,4 22,6 7,4 Công nghiệp 44,0 37,6 59,3 Dịch vụ 45,6 39,8 33,3 Tổng GDP 100 100 100 . Trung Vùng KTTĐ phía Nam Nông nghiệp 24 91 9,0 14 374,5 37 0 59, 9 Công nghiệp 105 137 ,9 23 96 6,6 295 222 ,9 Dịch vụ 108 8 09, 8 25 3 19, 5 165 560,0 Tổng GDP 238 866,7 63 660,6 497 842,8 a) Vẽ biểu đồ thích hợp. ĐỀ THI HSG LỚP 9 Câu 1 (2 điểm): a) Nếu trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo thì có sự thay. danh…………………… Chữ kí giám thị 1………………………Chữ kí giám thị 2………………………… HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HSG LỚP 9 ĐỊA LÝ Câu Nội dung Điểm 1 (2 điểm) a) Trả lời: - Nếu trục Trái Đất thẳng góc với mặt