Khuyến khích bé đặt câu hỏi Tò mò là bản năng tự nhiên của các bé, cha mẹ cần biết động viên kịp thời nếu không làm bé xuất hiện tâm lý ngần ngại, tự ti. Điều này lý giải tại sao, bước sang tuổi lên 2, một số bé có biểu hiện hỏi không ngừng trong khi một số bé khác lại khá thờ ơ. Càng lớn, bé càng có xu hướng tách biệt với cha mẹ và ngại đặt câu hỏi. Tình trạng này cũng bị phân tán một phần thông qua giao tiếp của bé với bạn bè, thầy cô ở lớp mẫu giáo. Khi ấy, cha mẹ không còn là trung tâm với bé. Thậm chí, nhiều bậc phụ huynh cũng không nhận thức rõ tầm quan trọng với bé hay đặt câu hỏi. Không ít cha mẹ phàn nàn rằng, những câu hỏi của bé là ngớ ngẩn hoặc nếu bé hỏi sẽ bị người xung quanh cười chê. Trước hết, bạn nên làm gương cho bé bằng cách tích cực đặt nhiều câu hỏi mở, tránh những câu hỏi mà bé có thể trả lời nhanh bằng từ có hoặc không khi đối thoại. Chẳng hạn, bạn có thể hỏi bé: Hôm nay, con ăn những món gì? thay vì Hôm nay con có ăn thịt không?. Câu hỏi mở sẽ tăng cơ hội cho bé giao tiếp và khai thác các câu hỏi ngược lại với bạn. Dù bận bịu đến mấy, bạn cũng nên tranh thủ thời gian để trò chuyện với bé hàng ngày. Nhấn mạnh với bé rằng: Mẹ sắp xong việc rồi. Mẹ rất vui được cùng chia sẻ với con. Cách này khơi dậy trí tò mò của bé với những điều bạn sắp trao đổi. Bạn có thể sáng tạo ra những câu trả lời thú vị mang tính chất khoa học hài hước khi bé hỏi; ví dụ: Mẹ ơi tại sao máy bay lại bay được?, bạn có thể trả lời: Tại vì chúng có cánh giống như chim con ạ. Bé có thể hỏi tiếp: Nhưng con gà cũng có cánh mà sao không bay được hả mẹ, bạn hóm hỉnh trả lời: Chắc nó biết con thích ăn thịt gà nên không bay đi mất đấy… Tất nhiên, bạn có thể áp dụng những kiến thức khoa học đơn giản để giải đáp cho bé nhưng không nên quá cứng nhắc. Những câu trả lời quá khô khan từ bạn có thể khiến bé thiếu sáng tạo và ngại suy nghĩ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên cho bé tiếp xúc với ông bà. Ông bà không chỉ là một cẩm nang với những tò mò thú vị của các bé mà ông bà cũng có nhiều thời gian rỗi và thích giao tiếp với bé hơn các bậc phụ huynh. Ở những nơi công cộng, nếu bé liên tục hỏi, bạn nên gợi ý sẽ trả lời cho bé lúc về nhà. Nên nhẹ nhàng hướng dẫn bé: Ở đây phải trật tự con ạ. Lát nữa, mẹ con mình tiếp tục nói chuyện sau nhé. Con xem mọi người xung quanh đang khó chịu vì con làm ồn kìa. . những câu hỏi của bé là ngớ ngẩn hoặc nếu bé hỏi sẽ bị người xung quanh cười chê. Trước hết, bạn nên làm gương cho bé bằng cách tích cực đặt nhiều câu hỏi mở, tránh những câu hỏi mà bé có. Khuyến khích bé đặt câu hỏi Tò mò là bản năng tự nhiên của các bé, cha mẹ cần biết động viên kịp thời nếu không làm bé xuất hiện tâm lý ngần ngại, tự. bước sang tuổi lên 2, một số bé có biểu hiện hỏi không ngừng trong khi một số bé khác lại khá thờ ơ. Càng lớn, bé càng có xu hướng tách biệt với cha mẹ và ngại đặt câu hỏi. Tình trạng này cũng