Ngănnắplàviệcmẹnênkhuyến
khích bé
Trước hết, cha mẹnên làm mẫu như quét nhà, lau sàn hoặc gấp chăn
màn gọn gàng và hướng dẫn để bé thực hành theo. Bé sẽ còn nhiều lóng
ngóng nếu bạn không thường xuyên ở bên cạnh nhắc nhở, giúp đỡ.
Một số công việcbé có thể làm hàng ngày
- Xếp gọn đồ chơi vào giỏ sau khi chơi. Bạn cũng có thể hướng dẫn bé
biết cách phân loại đồ chơi, ví dụ, bénên để sách ngay ngắn trên giá; loại
đồ chơi ôtô, máy bay để một giỏ; những loại bút vẽ, giấy màu để một giỏ
khác Cách này vừa giúp bé tiết kiệm thời gian khi muốn lấy đồ chơi vừa
có thể dạy bé cách gom đồ chơi theo nhóm có đặc điểm chung.
- Xếp gối gọn gàng vào đầu giường mỗi sáng thức dậy. Nếu bé chưa thể
tự mình tháo màn, gấp chăn, bạn có thể làm cùng bé.
- Treo quần áo lên móc và để quần áo vào ngăn tủ theo đúng quy định.
Bạn nên chọn loại móc treo vừa tầm tay với của bé.
- Dạy bé bỏ rác vào trong thùng. Bạn không nên cổ vũ cho hành vi ăn vặt
của bé. Tốt nhất, bạn nên đề ra những quy tắc nghiêm ngặt cho bữa phụ
của bé vào khoảng thời gian cố định trong ngày. Yêu cầu bé phải bỏ rác
vào đúng nơi quy định. Đồng thời để bé biết cách tự lau sàn nhà nếu bé
làm rơi vãi đồ ăn.
- Để bé xếp và thu dọn bàn ăn. Dù bé đã có lần làm vỡ bát, đĩa, bạn cũng
không nên e ngại mà miễn hoạt động này cho bé. Bé sẽ biết cách tổ chức
và ghi nhớ những quy tắc lịch sự trên bàn ăn.
Lưu ý:
- Bạn nên động viên tinh thần tự nguyện thay vì ép buộc bé. Nên cho bé
một số lựa chọn để bé thêm phần hào hứng, chẳng hạn "Con muốn lau
bàn trong phòng khách hay trong phòng ăn".
- Tặng cho bé một món quà cùng lời khen ngợi nếu bé tiến bộ. Ví dụ, bé
giúp bạn gấp quần áo, bạn có thể cho bé ra ngoài ăn kem
- Thi với bé: Nếu bé có anh (chị), cả nhà có thể chia thành hai nhóm và
tham gia lau dọn nhà cửa. Thi xem nhóm nào hoàn thành công việc nhanh
và hiệu quả hơn.
Những điều bạn không nên làm với bé
- Luôn miệng càu nhàu chỉ khiến bé chán nản và không tự nguyện với
công việc vệ sinh nhà cửa.
- La hét, mắng mỏ khi bé làm sai sẽ khiến bé bị tổn thương và xuất hiện
tâm lý căng thẳng khi làm việc.
- Không nên bắt bé ngừng chơi để lau dọn nhà cửa. Nếu bé vứt đồ đạc
bừa bãi trong nhà, bạn nên nhắc nhờ và yêu cầu bé xếp gọn khi đã chơi
xong.
- Bé sẽ quan tâm hơn với những việc làm ít đòi hỏi sự cố gắng. Nếu bé lau
bàn chưa được sạch, bạn không nên buộc bé phải lau đi lau lại nhiều lần.
- Nếu bố của bé có thói quen bừa bãi, tuyệt đối không nên mang ra làm
gương xấu. Bé sẽ thấy bố cũng thường vứt quần áo trên sàn nhà hoặc bỏ
vỏ kẹo trên bàn và bắt chước theo. Nên nhắc nhở để hai bố con có ý thức
dọn dẹp mọi thứ trong nhà.
Mỗi khi phản ứng theo cách đó, bạn đã bỏ lỡ một cơ hội dạy cho trẻ
những cách tốt hơn.
Làm thế nào để bạn có thể đạt được cả mục tiêu nhất thời và mục tiêu lâu
dài?
Chìa khoá cho kỷ luật hiệu quả chính là nhìn nhận những khó khăn thử
thách trước mắt như những cơ hội để đạt được và hướng tới mục tiêu lâu
dài.
Khi bạn cảm thấy cơn tức giận đang dâng lên, đó là một tín hiệu tốt để bạn
có cơ hội dạy con mình một bài học rất quan trọng, thậm chí còn quan
trọng hơn việc bắt trẻ phải đi giầy ngay lập tức.
. Ngăn nắp là việc mẹ nên khuyến
khích bé
Trước hết, cha mẹ nên làm mẫu như quét nhà, lau sàn hoặc gấp chăn
màn gọn gàng và hướng dẫn để bé thực. mỏ khi bé làm sai sẽ khiến bé bị tổn thương và xuất hiện
tâm lý căng thẳng khi làm việc.
- Không nên bắt bé ngừng chơi để lau dọn nhà cửa. Nếu bé vứt