Đề thi thử Sinh vào lớp Chuyên - N.H.Sơn

8 313 0
Đề thi thử Sinh vào lớp Chuyên - N.H.Sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo viên : Nguyễn Hoàng Sơn ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN SINH Thời gian làm bài: 120 phút Đề 1: Câu 1: Chức năng nào của da là quan trọng nhất? Vì sao ? ( 2đ ) Câu 2: Hãy nêu những điểm giống nhau giữa hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng ? ( 2,5đ ) Câu 3: Nêu chức năng của AND ? Nêu mối quan hệ giữa gen và tính trạng ? ( 1,5đ ) Câu 4:( 2đ ) ARN thông tin có chiều dài bằng 8,5 lần tổng số nucleotit loại T ( đvC). ARN sao mã 3 lần đòi hỏi môi trường cung cấp 600 rU tự do và 840 rX tự do. Biết gen tạo ra mARN trên có số nucleotit loại A ít hơn số nucleotit loại G là 305 (Nu ) và trên một mạch của gen có G = 635(Nu ) a) Tìm số liên kết hiđrô của gen đã tạo ra mARN trên và chiều dài của mARN? b) Số ribônuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho mARN trên sao mã 4 lần ? Câu 5: ( 2 đ ) Cho cây cà chua quả đỏ giao phấn với cây cà chua quả vàng thì F 1 thu được toàn cây quả đỏ. Cho các cây F 1 tự thụ phấn, F 2 thu được gồm có 149 cây quả đỏ và 48 cây quả vàng. a) Kết quả lai đã tuân theo đònh luật nào ? Viết sơ đồ lai từ P F 2 . b) Chọn 2 cây F 2 giao phấn. F 3 phân tính theo tỷ lệ 3 cây đỏ : 1 cây quả vàng. Hãy cho biết kiểu gen của 2 cây đem lai. Đáp án : Câu 1: Da có các chức năng che chở, bảo vệ, điều hòa thân nhiệt nhờ có các tuyến mồ hôi, là cơ quan cảm giác nhờ các thụ quan xúc giác ( thụ quan áp lực, nóng lạnh, đau ), chức năng bài tiết nhờ các tuyến mồ hôi và tuyến nhờn . Trong các chức năng trên thì chức năng bảo vệ và điều hòa thân nhiệt là quan trọng nhất vì da bao bọc toàn bộ cơ thể, không có cơ quan, bộ phận nào thay thế được. 90% lượng nhiệt tỏa ra qua bề mặt da đảm bảo cho thân nhiệt luôn ổn đònh. Câu 2: Những điểm giống nhau giữa hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng: - Cả hai hệ đều bao gồm: phần thần kinh trung ương và phần thần kinh ngoại biên. - Cùng có chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan bằng cơ chế phản xạ qua những khâu sau: + Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích từ bên ngoài hoặc bên trong. + Dây hướng tâm truyền xung thần kinh từ bộ phận tiếp nhận kích thích bên ngoài về trung ương. + Bộ phận trung ương thần kinh xử lý thông tin truyền về và phát lệnh. + Dây li tâm truyền xung từ trung ương thần kinh đến các cơ quan trả lời kích thích ( đáp ứng ) + Cơ quan trả lời thực hiện phản ứng. Câu 3: Giáo viên : Nguyễn Hoàng Sơn a) Chức năng của AND: - Có hai chức năng quan trọng: + Lưu giữ thông tin di truyền. + Truyền đạt thông tin di truyền. b) Mối quan hệ giữa gen và tính trạng: - Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện trong sơ đồ: Gen ( một đoạn AND )  mARN  prôtêin  tính trạng. - Trong đó trình tự các nuclêôtit trên AND quy đònh trình tự các ri bô nuclêôtit trong ARN, thông qua đó AND quy đònh trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin polipeptit cấu thành prôtêin và biểu hiện thành tính trạng. Câu 4: Gọi k là số lần sao mã của mARN ( k = 3 lần ) rU cc = k.rU = 600  600 = 3.rU  rU = 200 (rNu ) rX cc = k.rX = 840  rX = 280 (rNu ) G một mạch gen = 635 (Nu ) ≠ rX  G một mạch của gen = X mạch gốc = rG = 635 (rNu )  G gen = rG + rX = 635 + 280 = 915 ( Nu ) mà G = A + 305  A =T = 610 (Nu ) a) Số liên kết hiđrô của AND: H = 2A + 3G = 610.2 + 915.3 = 3965 ( lk hiđrô) - Chiều dài của mARN: l ARN = 8,5 . T = 8,5.610 = 5185 (A 0 ) b) Số ribônuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho mARN trên sao mã 4 lần: rU cc = 4 . 200 = 800 (rNu) ; rX cc = 4. 280 = 1120 ( rNu) A = rU + rA = 610  610 = 200 + rA  rA = 410 ( rNu ) rA cc = 4. 410 = 1640 ( rNu ) rG cc = 4. rG = 4. 635 = 2540 ( rNu) và rX cc = 4.rX = 4.280 = 1120 (rNu ) Câu 5: a) Đònh luật: - P khác nhau một cặp tính trạng; F 1 toàn quả đỏ - F 2 149đỏ : 48 vàng = 3đỏ : 1 vàng Vậy kết quả F 1 tuân theo đònh luật đồng tính; F 2 theo đònh luật phân tính. Do đó màu quả là do 1 loại gen quy đònh với quả đỏ là trội hoàn toàn so với quả vàng và thế hệ P đều thuần chủng. - Quy ước: A: đỏ > a: vàng Kiểu gen P đỏ: AA , vàng : aa Sơ đồ lai từ P  F 2 : P: AA ( đỏ ) x aa ( vàng) G: A a F 1 : 100%Aa ( đỏ ) F 1 x F 1 : Aa ( đỏ ) x Aa ( đỏ ) G F1 : A, a A, a F 2 : 1AA : 2Aa : 1aa KH: 3 đỏ : 1 vàng b) Khi F 3 phân tính 3 đỏ : 1 vàng: theo đinh luật phân tính của Menđen  2 cây cha mẹ đều dò hợp. Giáo viên : Nguyễn Hoàng Sơn Vậy KG của 2 cây F 2 : Aa ( đỏ ) x Aa ( đỏ ) Sơ đồ lai: F 2 x F 2 : Aa ( đỏ ) x Aa ( đỏ ) F 3 : 1AA : 2Aa : 1aa  KH: 3 đỏ : 1 vàng *** Đề 2: Câu 1: Thức ăn vào khoang miệng thì hoạt động tiêu hóa thức ăn sẽ diễn ra như thế nào ? ( 1,5đ ) Câu 2: Nêu rõ những đặc điểm tiến hóa của bộ não người thể hiện ở cấu tạo đại não? ( 2đ ) Câu 3: ( 2đ ) Một đoạn mARN có trình tự các ribônuclêôtit như sau : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 5 / - A – A – G – G - ? – X – G – A – U - ? - G - ? – G – 3 / Dựa vào NTBS hãy hoàn chỉnh đoạn AND đã tạo ra mARN trên biết vò trí số 5, 10, 12 ở mạch gốc của AND tương ứng với các nuclêôtit lần lượt là: A, T, G Câu 4: ( 2,5đ ) Một đoạn AND có khối lượng phân tử 3.10 6 ( đvC) và có A = 1,5G. Gen sao mã tạo ra mARN a) Tìm số lượng ribônuclêôtit từng loại của mARN biết nếu mARN sao mã 3 lần cần môi trường cung cấp 3300 rU tự do và 4200 rG tự do . b) Giả sử trước khi gen sao mã tạo ra mARN, gen bò đột biến mất 1 đoạn dài 51(A 0 ) mà tỷ lệ A = 1,5G vẫn không thay đổi. Tìm số liên kết hidrô của gen sau đột biến. Câu 5: ( 2đ ) Khi cho 2 cây lúa thân cao, chín sớm và thân lùn, chín muộn giao phấn với nhau thì được F 1 toàn thân cao, chín muộn. Cho F 1 tạp giao thì thu được F 2 gồm có: 3150 hạt khi đem gieo mọc thành cây thân cao, chín muộn 1010 hạt khi đem gieo mọc thành cây cao, chín sớm 1080 hạt khi đem gieo mọc thành cây lùn, muộn 320 hạt khi đem gieo mọc thành cây lùn, sớm. Em hãy cho biết kết quả lai tuân theo đònh luật nào ? Giải thích ? *** Đáp án : Câu 1: - Hoạt động tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng: + Nhai, nghiền: nhờ hoạt động chủ yếu của tuyến nước bọt, hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má có tác dụng làm ướt và mềm thức ăn, nghiền nhỏ và làm nhuyễn thức ăn. + Biến đổi tinh bột: nhờ hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt có tác dụng biến đổi một phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantozơ. Câu 2: Cấu tạo đại não - Đại não người phát triển rất mạnh, phủ lên tất cả các phần còn lại của bộ não. Giáo viên : Nguyễn Hoàng Sơn - Diện tích của vỏ não cũng tăng lên rất nhiều do có các rãnh và các khe ăn sâu vào bên trong, là nơi chứa số lượng lớn nơron . - Vỏ não người ngoài các vùng kể trên, còn xuất hiện các vùng viết và vùng nói cùng các vùng hiểu chữ viết và vùng hiểu tiếng nói liên quan đến sự hình thành hệ thống tín hiệu thứ hai là tiếng nói và chữ viết do kết quả của quá trình lao động xã hội của con người. Câu 3: Một đoạn mARN có trình tự các ribônuclêôtit như sau : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 5 / - A – A – G – G - ? – X – G – A – U - ? - G - ? – G – 3 /  AND : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Mạch gốc 3 / - T – T – X – X - A – G – X – T – T – T – X – G – X – 5 / Mạch bổ sung 5 / - A – A – G – G - T – X – G – A – A - A - G - X – G – 3 / Câu 4: M ADN = 3.10 6 = 3.000.000 ( đv C) = N x 300  N = 10000 ( Nu ) Mà A = 1,5G  N = 10000 = 2 ( A + G )  10000 = 2 ( 1,5G + G )  G = 2000 (Nu ) Suy ra A = T = 1,5G = 2000 x 1,5 = 3000 ( Nu ) a) Số lượng từng loại ribônuclêôtit của mARN là: Gọi k là số lần sao mã của mARN ( k = 3 lần ) Ta có rU tự do = k . rU = 3300  3300 = 3 . rU  rU = 1100 ( rNu ) rG tự do = k . rG = 4200  4200 = 3 . rG  rG = 1400 ( rNu ) Mà A = rU + rA = 3000  rA = 1900 ( rNu ) G = rG + rX = 2000  rX = 600 ( rNu ) b) Tìm số liên kết hiđrô của gen sau đột biến : l ADN mất = 51 ( A 0 ) =( N mất x 3,4) : 2 = 51  N mất = 30 ( Nu ) N sau đột biến = N ban đầu - N mất  N sau đột biến = 9970 (Nu ) Mà A sau đb = 1,5 G sau đb  N sau đb = 2 ( A sau đb + G sau đb ) = 9970 Suy ra G sau đb = 1994 ( Nu ) và A sau đb = 1,5 x G sau đb = 2991 (Nu ) H sau đb = 2A sau đb + 3G sau đb = 11964 ( lk H) Câu 5: Đònh luật – giải thích : a) Xét riêng mỗi tính trạng: P : cao x lùn F 1 : cao F 2 : cao : lùn = ( 3150 + 1010 ) : ( 1080 + 320 ) ≈ 3 :1 P: sớm x muộn F 1: muộn F 2: muộn : sớm = ( 3150 + 1080 ) : ( 1010 + 320 ) ≈ 3 :1 Vậy mỗi cặp tính trạng đều di truyền tuân theo đònh luật đồng tính và phân tính của Menđen với cao trội hoàn toàn so với lùn và chín muộn trội hoàn toàn so với chín sớm P thuần chủng - Xét chung 2 tính: Giáo viên : Nguyễn Hoàng Sơn F 2 theo tỷ lệ 9 cao, muộn : 3 cao, sớm : 3 lùn, muộn : 1 lùn, sớm = ( 3cao : 1 lùn ) ( 3 muộn : 1 sớm )  2 cặp tính trạng này phân li độc lập theo đònh luật phân li độc lập của Menđen. Quy ước : A :thân cao > a:thân lùn B: chín muộn > a: chín sớm KG của P: cao, sớm thuần chủng : AAbb và lùn, muộn thuần chủng : aaBB Sơ đồ lai: P : AAbb ( thân cao, chín sớm ) x aaBB ( thân thấp, chín muộn ) G: Ab aB F 1 : 100% AaBb ( thân cao, chín muộn ) F 1 x F 1: AaBb x AaBb F 2 : 9 A – B - : Thân cao, chín muộn 3 A – bb : thân cao, chín sớm 3 aaB - : thân thấp, chín muộn 1 aabb : thân thấp, chín sớm *** Đề 3: Câu 1: Nước tiểu đầu và máu khác nhau như thế nào ? Giải thích ? ( 2đ ) Câu 2: Trao đổi chất và chuyển hóa có mối quan hệ với nhau như thế nào?( 1,5đ ) Câu 3: Đột biến gen là gì ? Cơ chế phát sinh đột biến gen ? ( 2đ ) Câu 4: ( 2đ ) Một đoạn AND có 3840 liên kết hiđrô và G nhiều hơn A là 280 ( Nu ) a) Tìm khối lượng của AND ? b) Đột biến xảy ra nhưng tổng số Nu của gen sau đột biến so với gen ban đầu không thay đổi và có G = 1,5A. Tìm số liên kết hiđrô của gen sau đột biến và so sánh với số liên kết hiđrô của gen ban đầu. Câu 5: ( 2,5đ ) Một tế bào sinh dục 2n nguyên phân 3 đợt liên tiếp đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 98 NST đơn mới. Bộ NST lưỡng bội của loài bằng bao nhiêu ? *** Đáp án : Câu 1: - Điểm khác nhau: + Nước tiểu đầu: Không có các tế bào máu và các prôtêin có kích thước lớn. + Máu : Có các tế bào máu và các prôtêin có kích thước lớn. - Giải thích sự khác nhau : + Nước tiểu đầu là sản phẩm của quá trình lọc máu ở cầu thận. + Qúa trình lọc máu ở cầu thận diễn ra do sự chênh lệch về áp suất giữa máu và nang cầu thận ( áp suất lọc ), phụ thuộc vào kích thước lỗ lọc. + Các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua được lỗ lọc. Giáo viên : Nguyễn Hoàng Sơn Câu 2: Trao đổi chất và chuyển hóa là chuỗi hoạt động có mối quan hệ mật thiết với nhau: - Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài tạo điều kiện cho tế bào trao đổi chất với môi trường trong. - Quá trình biến đổi vật chất trong tế bào chính là hoạt động chuyển hóa vật chất lấy từ quá trình trao đổi chất được tổng hợp thành sản phẩm của tế bào và tích lũy năng lượng. - Hoạt động dò hóa sẽ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động của tế bào, đồng thời các sản phẩm bài tiết sẽ được thải ra ngoài nhờ hoạt động trao đổi chất. Câu 3: - Đột biến gen : là những biến đổi trong cấu trúc của gen. - Đột biến gen thường liên quan đến một cặp nuclêôtít điển hình là các dạng: mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtít. * Cơ chế phát sinh đột biến gen: - Tự nhiên : Đột biến gen xảy ra do ảnh hưởng phức at5p của môi trường trong và ngoài cơ thể tới phân tử AND. - Thực nghiệm: do con người gây ra các đột biến bằng tác nhân vật lí, hóa học. Câu 4: H = 3840 = 2A + 3G  3840 = 2 A + 3(A + 280 )  A = 600 ( Nu )  G = 880 (Nu ) a) Khối lượng của AND: M ADN = N.300 = 2.(A+G ) .300 = 888.000 (đvC) b) Đột biến xảy ra nhưng N sau đb = N ban đầu = 2960 ( Nu ) G saudb = 1,5A sau đb  N sau đb = 2960 = 2( A+ 1,5A )  A sab = 592 ( Nu ) và G sab = 888 (Nu ) H gen sau đb = 2A sau đb + 3G sau đb = 3848 ( lk H ) mà H ban đầu = 3840 Vậy H gen sau đb – H ban đầu = 3948 – 3840 = 8 ( liên kết H ) Câu 5: NST lưỡng bội của loài: Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào k = 3 2n là bộ NST lưỡng bội của loài Ta có: NST mt = 2n ( 2 k – 1 ) = 98  2n = 98 : ( 2 3 – 1 ) = 14 ( NST ) Vậy bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài: 2n = 14 ( NST ) *** Đề 4: Câu 1: Tiểu não ở người có cấu tạo như thế nào ? ( 1,5đ ) Câu 2: Vai trò của hệ thần kinh ? ( 1đ ) Câu 3: Hãy nêu tính đặc trưng của bộ NST ? ( 2đ ) Câu 4: ( 2,5đ ) Thế nào là chuỗi, lưới thức ăn ? Trong một hệ sinh thái nước ngọt gồm các loài sinh vật sau: tảo, cá sặt, cá lóc, tép, cá lòng long. Hãy xây dựng 1 lưới thức ăn hoàn chỉnh Giáo viên : Nguyễn Hoàng Sơn Câu 5: ( 3đ ) Một gen có chiều dài bằng 5440 ( A 0 ) và có hiệu số của 2 loại nuclêô tit không bổ sung với nhau bằng 200 ( Nu ). Đột biến xảy ra làm mất một đoạn dài 510 ( A 0 ). Gen còn lại sau đột biến có H = 3700 ( liên kết H) a) Tìm số nuclêôtit từng loại của gen ban đầu biết đột biến đã làm mất 120 nuclêôtit loại A. b) Dựa vào dữ kiện câu a hãy tính số ribônuclêotit của mARN được sao mã từ gen sau đột biến, biết mARN có tỷ lệ các loại ribônuclêotit lần lượt là: A : U : G : X = 1: 2 : 3 : 4 . Câu 6: ( 2đ ) Ở người gen quy đònh nhóm máu có 3 alen I A = I B > I O với I A I A và I A I O máu A; I B I B và I B I O máu B; I A I B máu AB và I O I 0 máu O. Và tóc xoăn là trội hơn so với tóc thẳng ( các gen này nằm trên NST thường ). Bố máu A, tóc xoăn còn mẹ máu B, tóc xoăn. Hãy tìm kiểu gen có thể có của người bố và mẹ của gia đình trên biết trong số các con họ sinh ra có đứa con gái máu O, tóc xoăn *** Đáp án: Câu 1: Tiểu não có vò trí ở phía sau trụ não, dưới đại não. * Cấu tạo : - Chất xám ở ngoài làm thành vỏ tiểu não và ăn sâu vào trong tạo thành các hạch thần kinh. - Chất trắng ở trong là các đường dẫn truyền nối tiểu não với đại não ở phía trên, với hành tủy ở phía dưới, nối hai nửa tiểu não với nhau ( cầu não ) * Chức năng: phối hợp các cử động phức tạp. Câu 2: Vai trò của hệ thần kinh: Hệ thần kinh điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, đảm bảo sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Câu 3: Tính đặc trưng của bộ NST: - Trong tế bào sinh dưỡng bộ NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau về hình thái, kích thước. - Có bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội. - Ở những loài đơn tính có sự khác nhau giữa cá tểh đực và cái ở cặp NST giới tính. - Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác đònh. Câu 4: * Chuỗi thức ăn : Là một dòng nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là 1 mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước vừa là sinh vật bò mắt xích phía sau tiêu thụ. * Lưới thức ăn: - Mỗi loài trong quần xã sinh vật thường là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn. - Lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm: + Sinh vật sản xuất. Giáo viên : Nguyễn Hoàng Sơn + Sinh vật tiêu thụ. + Sinh vật phân giải. * Lưới thức ăn hoàn chỉnh: Cá lòng tong Tảo Cá sặt Cá lóc Vi sinh vật Tép Câu 5: l ADN = 5440 ( A 0 ) = N/2 .3,4  N bđ = 3200 ( Nu ) l mất = 510 ( A 0 )  N mất = 300 ( Nu ) N sau đb = N bđ - N mất = 2900 (Nu ) = 2. A sau đb + 2.G sau đb H sau đb = 3700 = 2.A sau đb + 3.G sau đb  G sau đb = X sau đb = 800 (Nu ) A sa đb = ( 2900 : 2 ) – G sau đb = 650 ( Nu ) Mà A mất = 120 G mất = ( N mất : 2 ) - A mất = 180 ( Nu ) a) Số lượng nuclêôtit từng loại của gen ban đầu : A bđ = T bđ = A mất + A sau đb = 120 + 650 = 770 ( Nu ) G bđ = X bđ = G mất + G sau đb = 180 + 800 = 980 (Nu ) b) Số lượng ribônuclêô tit từng loại của mARN được sao từ gen sau đột biến : Ta có: A : U : G : X = 1 :2 :3 :4  U = 2A; G = 3A; X = 4A Mà rN = N/2 = 1450 = rU +rA + rG + rX = rA +2rA + 3rA + 4rA =1450  rA = 145 ( rNu) ; rU = 290 ( rNu ); rG = 435 ( rNu ) và rX = 580 (rNu ) Câu 6: Gọi T: tóc xoăn > t: tóc thẳng Xét riêng từng tính trạng của người con: * Nhóm máu Người con gái máu kiểu gen : I 0 I O nhận giao tử I O từ người bố và giao tử I 0 từ mẹ  ♂ máu A có kiểu gen : I A I O và ♀máu B có kiểu gen là: I B I O * Tóc xoăn : TH1: người con gái tóc xoăn có kiểu gen : Tt suy ra nhận giao tử T từ bố ( mẹ) và giao tử t từ mẹ ( hoặc bố) Suy ra: Bố tóc xoăn ( mẹ ) KG có thể là TT, Tt và mẹ ( hoặc bố ) Tt TH2: Người con gái tóc xoăn có kiểu gen: TT suy ra nhận 1 giao tử T từ bố và 1 giao tử T từ mẹ. Suy ra bố và mẹ tóc xoăn KG có thể là: TT hoặc Tt TT Vậy bố máu A, tóc xoăn KG có thể là: I A I 0 Tt Mẹ máu B, tóc xoăn KG có thể là: I B I O TT Tt Bạn đọc tự viết sơ đồ… . tiếp nh n kích thích từ b n ngoài hoặc b n trong. + Dây h ớng tâm truy n xung th n kinh từ bộ ph n tiếp nh n kích thích b n ngoài về trung ương. + Bộ ph n trung ương th n kinh xử lý thông tin truy n. gồm: ph n th n kinh trung ương và ph n th n kinh ngoại bi n. - Cùng có chức n ng điều khi n, điều h a và phối h p hoạt động của các cơ quan bằng cơ chế ph n xạ qua những khâu sau: + Cơ quan thụ. thay thế được. 90% lượng nhiệt tỏa ra qua bề mặt da đảm bảo cho th n nhiệt lu n n đònh. Câu 2: Những điểm giống nhau giữa h th n kinh v n động và h th n kinh sinh dưỡng: - Cả hai h đều bao

Ngày đăng: 11/07/2014, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan