GÀNH ĐÁ ĐĨA-PHÚ YÊN

6 2.2K 11
GÀNH ĐÁ ĐĨA-PHÚ YÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Gành Đá Đĩa – Một di tích thắng cảnh của Phú Yên Dọc bờ biển của đất nước Việt Nam có rất nhiều gành đá song có lẽ độc đáo và hấp dẫn vào bậc nhất phải kể đến gành Đá Đĩa thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Vị trí trí này cách thị xã Tuy Hòa khoảng hơn 40km và cách thị trấn Chí Thạnh khoảng 11km về hướng Đông. Gành Đá Đĩa có chiều rộng khoảng 50m và trải dài hơn 200m, là một thắng cảnh thiên tạo hiếm thấy. Đá ở đây được dựng đứng theo từng cột, liền khít nhau, có tiết diện hình lục giác hoặc hình tròn, giống như những cái đĩa xếp chồng lên nhau nên mới có tên gọi là gành Đá Đĩa. Theo kết quả nghiên cứu địa chất, đá ở gành Đá Đĩa là loại đá bazan được hình thành do hoạt động của núi lửa cách nay khoảng gần 200 triệu năm. Nham thạch phun ra từ miệng núi lửa gặp nước biển bất ngờ bị động cứng lại, đồng thời xảy ra hiện tượng ứng lực gây nên sự rạn nứt toàn bộ khối nham thạch theo mạch dọc, xiên, ngang khiến những cột đá bị cắt thành nhiều khúc. Bên cạnh gành Đá Đĩa có một bãi cát dài khoảng 3km. Cát ở đây trắng mịn, sạch và nước biển luôn trong xanh là điều kiện tốt để hình thành một khu nghỉ dưỡng biển. Phong cảnh ở đây còn nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ và môi trường thuần khiết. Gành Đá Đĩa được xem là một hiện tượng địa chất hết sức độc đáo ở nước ta, chắc chắn hết sức độc đáo ở nước ta, chắc chắn sẽ để lại ấn tượng khó qên cho du khách khi đến tham quan. Gành Đá Đĩa đã được Bộ văn hóa và Thông tin công nhận Di tích thắng cảnh cấp Quốc gia ngày 23/01/1997 Mỗi ai đến thăm Phú Yên, nếu không ghé thăm Gành Đá Đĩa xem như mất đi một niềm vui lớn. Gành thường là những bờ đá nằm sát bờ sông hay bờ biển. . Ở dọc ven biển miền Trung có rất nhiều gành đá, song có lẽ độc đáo và đẹp vào bậc nhất phải kể đến gành Đá Đĩa thuộc thôn 6, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An. Đây thực sự là một thắng cảnh hiếm thấy của thiên nhiên. Tên gọi gành Đá Đĩa phần nào đã nói lên đặc điểm của gành này. Đá ở đây được dựng đứng theo từng cột liền khít nhau, đều tăm tắp. Các cột đá có tiết diện hình lục giác hoặc hình tròn giống như cái đĩa đựng thức ăn. Do đặc điểm này mới có tên là gành Đá Đĩa. Theo nghiên cứu bước đầu của các nhà địa chất thuộc Đoàn địa chất 703 thì Đá Đĩa là loại đá bazan, được hình thành trong quá trình hoạt động của núi lửa vùng cao nguyên Vân Hòa (Sơn Hòa) cách vị trí gành Đá Đĩa hiện nay khoảng 30km theo đường chim bay. Núi lửa này hoạt động cách nay khoảng gần 200 triệu năm, nham thạch phun từ miệng núi lửa ra sát biển, bất ngờ gặp nước biển lạnh nên lập tức bị đông cứng lại, đồng thời xảy ra hiện tượng ứng lưu, tạo sự rạn nứt toàn bộ khối thạch khổng lồ. Đá bị nứt theo mạch dọc tạo thành những cột thẳng đứng hoặc xiên ngang, đồng thời lại có những đường nứt ngang cắt các cột đá thành nhiều khúc. Gành Đá Đĩa có chiều rộng 50m và trải dài hơn 2.000m. Cạnh gành có một bãi cát hình lưỡi liềm, dài khoảng 3km, cát ở đây trắng, sạch và mịn, là bãi tắm rất tốt. Gành Đá Đĩa nửa nổi nửa chìm trong sóng biển, bọt sóng trong suốt quanh năm, sóng vỗ lên mài dũa cho đá một màu đen huyền, có những chỗ in dấu thời gian hằn xuống lốm đốm như tổ ong. Giữa gành là một lõm trũng, nước đọng thành từng vũng. Xung quanh vũng, đá dựng tầng tầng, ngồi ở đây tựa lưng vào đá, để tâm hồn thư thái mà ngắm từ trời cao lồng lộng đến biển rộng mênh mông. Nắng hồng, gió mát hòa với tiếng sóng vỗ nhịp đều, trong khung cảnh ấy lòng ai không xao động. Nằm cách trung tâm Tuy Hòa khoảng 40km, gành Đá Dĩa, một thắng cảnh hoang sơ, kỳ vỹ thuộc địa phận huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thực sự là một kiệt tác mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Từ trung tâm thành phố Tuy Hòa, chúng tôi thuê xe máy vượt hơn 40km đường đến gành Đá Dĩa. Phong cảnh quyến rũ hai bên đường với bờ sông, đập nước, rừng tre, rẫy bắp như làm chúng tôi quên hết mệt nhọc bởi đoạn đường đất gồ ghề, những ổ gà, ổ “voi” xuất hiện liên tục. Sau gần một giờ chạy xe, gành Đá Dĩa — một vùng đá và biển quấn quýt bên nhau - hiện ra giữa trời chiều lộng gió. Chúng tôi để xe lại trên bờ đá, hào hứng khám phá vẻ đẹp của gành. Cái tên “Đá Dĩa” cũng đã phần nào nói lên cảnh vật nơi đây. Nhìn từ xa, gành như một tổ ong khổng lồ với hàng triệu dĩa đá chồng lên nhau. Có những chỗ đá xếp cao vút lên trời, đôi chỗ đá lại trải dài ra tận mép nước. Một số tài liệu cho rằng, gành Đá Dĩa xuất hiện từ một vụ phun trào của núi lửa cách đây khoảng 200 triệu năm. Nham thạch nóng gặp nước biển lạnh nên đông cứng lại và xuất hiện sự rạn nứt. Đá bị nứt theo mạch dọc tạo thành những cột thẳng đứng hoặc xiên ngang, đồng thời lại có những đường nứt ngang cắt các cột đá thành nhiều khúc. Dạo quanh gành Đá Dĩa, chúng tôi khám phá được bao điều thú vị. Trong những góc đá, giữa những vũng nước đọng, xôn xao cả một thế giới sinh vật nhỏ bé. Nơi đó có những chú nham (một loại cua nhỏ sống ở bờ đá), những con ốc, những con sứa, những con cá nhỏ… và cả vài con hải sâm ham chơi quên về theo thủy triều mà kẹt lại trên đá. Xung quanh Gành còn có rất nhiều xương rồng với những nụ hoa đỏ rực mọc chen vào vách đá. Cây xương rồng cũng như mảnh đất miền Trung nhỏ bé này: gai góc, cằn cỗi nhưng lại mạnh mẽ, giàu sức sống… Đối diện với gành Đá Dĩa là khu vực bãi Bàng, nơi những tảng đá màu vàng sáng nằm lặng yên trầm tư nghe sóng dưới những tán cây bàng rợp mát. Đây là nơi nghỉ ngơi, cắm trại, dã ngoại lý tưởng. Tuy nhiên, do nơi này còn hoang sơ nên nếu đến đây du lịch, bạn phải chuẩn bị sẵn sàng đồ ăn, thức uống và những vật dụng cần thiết khác… Chiều xuống mỗi lúc một sậm màu, chúng tôi nuối tiếc rời khỏi vùng đá, vùng biển tĩnh lặng. Xe đã chạy xa rồi mà tôi vẫn cứ muốn quay đầu nhìn lại từng đợt sóng, lúc như nhẹ nhàng ve vuốt, lúc như mạnh bạo ôm choàng lấy đá. Cái cảm giác tuyệt với khi bước chân trần trên “những cái dĩa”, mắt nhìn đá, nhìn biển, nhìn trời; bên tai ầm ì sóng vỗ; mũi và miệng nghe nồng mùi biển mặn mòi; chân nghe cái lạnh của đá, của từng đợt sóng liếm qua… còn vương vấn mãi không thôi Vietbao (Theo: hanoimoi.com.vn) Phút phiêu bồng bên Gành Đá Đĩa Thắng cảnh quốc gia Gành Đá Đĩa (thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), cách ngã ba Ngân Sơn, quốc lộ 1A khoảng 12km về phía đông. Nơi đây, trời biển giao hòa. Gành đá độc đáo, hấp dẫn có một không hai ở Việt Nam. Gành Đá Đĩa có cấu tạo tự nhiên kỳ lạ, gồm những cột đá hình ngũ giác, hình lục giác dựng đứng thành từng cột khít nhau, đều đặn như những cái đĩa chồng xếp lên nhau trên một vùng rộng lớn. Nhìn từ xa: Đá hòn nọ gắn với hòn kia như một tổ ong. Đến gần: Những hòn đá chồng xếp lên nhau như những chồng chén đĩa trong các lò sành sứ. Sự sắp đặt diệu kỳ của tạo hóa. Ảnh: Internet Gành đá được xếp theo lớp, theo tầng bởi tạo hóa mà ngỡ như có bàn tay con người xếp đặt. Gành đá nửa nổi, nửa chìm trong nước biển, được sóng biển vỗ về không ngơi nghỉ đã mài dũa cho đá ở đây nhẵn, có màu đen tuyền hoặc màu vàng nhạt. Giữa gành là một lõm trũng, nước đọng lại thành từng vũng, nhiều loại cá nhỏ đủ màu bơi lội tung tăng. Thỉnh thoảng sóng đập vào gành tạo nên những cột nước trắng xóa. Nơi đây, nếu những ai say mê chụp ảnh, có thể cảm nhận rằng, góc độ bấm máy nào cũng đẹp. Dường như ai cũng muốn thu vào ống kính tất cả những điểm kỳ lạ của gành đá. Cả nắng hồng, trời trong, biển xanh. Tâm hồn thư thái và xao động. Ảnh: Internet Phía nam Gành Đá Đĩa là bãi Bằng cong cong hình lưỡi liềm, cát trắng, sạch là nơi tắm biển, nghỉ ngơi, cắm trại và dã ngoại lý tưởng. Phía bắc Gành Đá Đĩa là bãi Hòn Nhàng với những khối đá nhiều màu, hình thù khác nhau tạo cho du khách cảm giác thích thú. Phía đông là biển xanh nồng nàn với những tàu, thuyền đang đánh bắt hải sản. Khung cảnh nơi đây đẹp và thơ mộng. Thiên nhiên đã ban tặng cho Phú Yên Gành Đá Đĩa, một hiện tượng địa chất hết sức độc đáo, lạ mắt, có sức cuốn hút du khách mọi miền đến tham quan và chiêm ngưỡng. Theo Báo Đà Nẵng . Gành Đá Đĩa – Một di tích thắng cảnh của Phú Yên Dọc bờ biển của đất nước Việt Nam có rất nhiều gành đá song có lẽ độc đáo và hấp dẫn vào bậc nhất phải kể đến gành Đá. niềm vui lớn. Gành thường là những bờ đá nằm sát bờ sông hay bờ biển. . Ở dọc ven biển miền Trung có rất nhiều gành đá, song có lẽ độc đáo và đẹp vào bậc nhất phải kể đến gành Đá Đĩa thuộc thôn. giờ chạy xe, gành Đá Dĩa — một vùng đá và biển quấn quýt bên nhau - hiện ra giữa trời chiều lộng gió. Chúng tôi để xe lại trên bờ đá, hào hứng khám phá vẻ đẹp của gành. Cái tên Đá Dĩa” cũng

Ngày đăng: 11/07/2014, 16:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan