Chú ý đọc ngắt dòng , nhấn giọng ở những từ ngữ nói đến vị phù sa, hương sen, lời hát, bão , mưa, giọt mồ hôi chứa trong hạt gạo và nỗi vất vả của người làm ra hạt gạo.. - Bài hát: Hạt g
Trang 1HẠT GẠO LÀNG TA
I Mục tiêu:
1 Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng: làng ta, ai nấu, tháng sáu, trút trên…
- Đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ Chú ý đọc ngắt dòng , nhấn giọng ở những từ ngữ nói đến vị phù sa, hương sen, lời hát, bão , mưa, giọt mồ hôi chứa trong hạt gạo và nỗi vất vả của người làm ra hạt gạo.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
2 Đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ: Kinh Thầy, hào giao thông, trành.
- Bài hát: Hạt gạo làng ta
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp và giá trị cao quý của hạt gạo.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II Đồ dùng dạy học:
- Slide hình ảnh : cánh đồng, tranh SGK.
- Bảng phụ viết khổ 1 và 2 câu cuối.
- Bài hát : Hạt gạo làng ta.
III Các hoạt động dạy học:
A Bài mới
1 Giới thiệu bài
Trang 2GV: Trước khi vào bài, cô có 1 câu hỏi dành
cho cả lớp Để trả lời được câu hỏi này yêu
cầu các con quan sát kỹ những hình ảnh trên
màn chiếu, và lắng nghe những thông tin cô
cung cấp
H: Đây là ai?
* Slide 1 - Hình 1: Năm 1968, tập thơ Góc
sân và khoảng trời ra đời khi tác giả của nó
mới tròn 10 tuổi
* Hình 2: Đó là 1 cậu bé yêu thơ, thích làm
thơ Những câu thơ ngộ nghĩnh , đáng yêu
của cậu đã làm say mê biết bao độc giả
* Hình 3: Mưa, mưa
Ù ù nh ư xay l úa
Lộp bộp
Lộp bộp
Rơi
Rơi
Đất trời mù trắng nước
Đó là những câu thơ trong bài thơ Mưa của
tác giả này mà chúng ta đã học ở chương
trình Tiếng Việt lớp 4
H: Đó là nhà thơ nào?
* Hình 4
GV: Đó là nhà thơ Trần Đăng Khoa - nhà thơ
của thiếu nhi Những sáng tác của ông đều
- HS nghe
-HS nghe
Trang 3có đặc điểm : dễ nhớ, dễ thuộc và chứa đựng
nhiều ý nghĩa Một trong những bài thơ đó
hôm nay cô giới thiệu mang tên HẠT GẠO
LÀNG TA.
* Slide 2 – hình 5
GV : Một điều thú vị là HẠT GẠO LÀNG
TA không những là bài thơ hay mà còn là bài
hát thiếu nhi rất dễ thương
2 Hướng dẫn Tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- GV đọc toàn bài
- GV chia đoạn : Mỗi đoạn là 1 khổ thơ
Chúng ta sẽ luyện đọc và tìm hiểu theo 5
đoạn này
- Gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc cả bài
- GV sửa lỗi cho HS
- GV (hoặc HS ) nêu từ khó : bão , vục (dễ
phát âm sai dấu); tiền tuyến, quết (hay phát
âm sai vần)
- GV ghi bảng từ khó
- GV chú giải những từ khó hiểu kèm tranh
minh hoạ:
* Slide 3 – H : Sông Kinh Thầy ở đâu ?
GV : Chảy qua tỉnh Hải Dương, một nhánh
của sông Thái Bình, mang nước và phù sa
cung cấp cho ruộng vườn, cây trái
- HS tr ả l ời
- HS hát
- HS nghe
- 5 HS đọc nối tiếp
- HS nêu từ khó
- HS đọc từ khó C ả lớp đồng thanh
- HS tr ả l ời
Trang 4* Slide 4 – H: Hào giao thông là gì?
GV: Là công trình được xây dựng r t nhiều
thời chiến nhằm giúp mọi người đi lại được
an toàn khi lao động và chiến đấu
* Slide 5 – H: Trành là gì?
GV: Trành (giành, xẻo) dụng cụ đan bằng
tre, nứa, có đáy phẳng, được dùng để vận
chuyển đất đá, phân trâu bò
= Ngoài những từ khó phát âm, từ cần hiểu
rõ nghĩa, với những câu thơ của bài còn yêu
cầu chúng ta ngắt nhịp chính xác
* Bảng phụ - Slide 6
Hạt gạo làng ta Em vui em hát
Có vị phù sa Hạt vàng làng ta
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…
Thảo luận nhóm đôi : Đây là khổ thơ thứ 1
và 2 câu cuối bài thơ Với những câu thơ
này, chúng ta sẽ ngắt nhịp như thế nào?
- Gọi đại diện nhóm trả lời
GV: Cô đồng ý với ý kiến của các con Chỉ
lưu ý các con khi đọc từ dòng thơ 1 chuyển
sang dòng thơ thứ 2 ngắt nhịp ngắn Từ
- HS thảo luận nhóm đ ôi
Trang 5dòng thứ 2 sang dòng thứ 3 đọc liền mạch
- HS luyện đọc, thể hiện lại
= Với 2 câu cuối của bài thơ, các con lưu ý
đọc nhấn giọng từng từ với câu trên, và ngắt
nhịp 2/2 với câu thơ dưới
-HS luyện đọc, thể hiện lại GV cho điểm đọc
- HS đọc nối tiếp lần 2
- Gọi HS nhận xét GV cho điểm
b) Tìm hiểu bài
GV : Để gây ấn tượng và tạo hấp dẫn nơi
người nghe, đọc đúng thôi chưa đủ mà cần
đọc hay nữa Muốn vậy ta phải hiểu nội
dung bài Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ
- HS đọc khổ 1
H: Qua khổ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên
từ những gì?
- Ghi bảng : hạt gạo
vị phù sa
* Slide 6 – hình 2, 3, 4 GV thuyết minh:
Có thể nói hạt gạo được làm nên từ những gì
tinh tuý của đất trời, gắn bó mật thiết với
con người và quê hương Việt Nam Mỗi cây
lúa được tưới tắm bởi dòng nước đỏ phù sa
của sông Kinh Thầy, ướp hương sen thơm
trong hồ, được chăm sóc, nâng niu bởi con
người
- HS đọc
- HS đọc
- 5 HS đọc nối tiếp lần 2
- HS đọc thầm
- hạt gạo làm nên từ vị phù sa, hương sen, lời hát ngọt ngào của mẹ
- HS quan sát tranh minh hoạ
Trang 6= Tuy vậy, để làm nên hạt gạo thơm ngon,
trắng ngần, người nông dân gánh chịu rất
nhiều vất vả
H: Đó là những nỗi vất vả gì?
- Ghi bảng: bão - mưa
giọt mồ hôi
- GV: Mỗi hạt gạo thấm đẫm những giọt mồ
hôi của biết bao người như trong câu thơ:
Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu
đã thể hiện rõ điều đó
H: Ở 2 câu cuối khổ thứ 2 :
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
có sự xuất hiện của cặp từ trái nghĩa nào?
Việc sử dụng cặp từ đó có tác dụng nhấn
mạnh điều gì?
- GV: Dưới sự khắc nghiệt của thời tiết tháng
sáu: nắng hạn, oi bức, cua phải ngoi lên bờ,
thế mà mẹ vẫn phải xuống cấy Mẹ - hình
ảnh đại diện cho những bác nông dân không
quản nắng mưa, vất vả , cực nhọc vẫn chăm
- Những hình ảnh nói lên nỗi vất vả của người nông dân:
Bão tháng bảy, mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
- Cặp từ lên - xuống, nhấn mạnh nỗi vất vả
của mẹ không quản nắng mưa vẫn chăm chỉ làm việc
- HS nghe
Trang 7chỉ và cần mẫn Trong thời chiến, ngoài việc
phải chống chọi lại sự khắc nghiệt của thời
tiết, người dân còn phải vừa lao động vừa
sản xuất
* Slide 6 - hình 5 GV thuyết minh: Đây là
hỉnh ảnh những nữ dân quân, tay liềm , tay
súng đang mải miết làm viêc trên cánh đồng
Sự lạc quan, tinh thần hăng hái là điều ta có
thể cảm nhận qua bức tranh này
H: Tuổi nhỏ góp công sức như thế nào để
làm ra hạt gạo?
- HS quan sát tranh minh hoạ
GV: Để làm ra hạt gạo phải mất bao công
sức Trong những năm chiến tranh, trai
tráng cầm súng chiến đấu, em thiếu nhi cũng
phải lao động Hình vẽ các bạn thiếu nhi đầu
đội nón rơm tránh đạn, vai đeo khăn quàng
đỏ, đang hăng hái gánh phân ra đồng bón
cho cây lúa
H: Từ những khổ thơ vừa tìm hiểu,vì sao tác
giả lại gọi hạt gạo là hạt vàng?
- Ghi bảng: hạt vàng
- GV: Hạt gạo được ví như hạt vàng vì nó
thấm đấm mồ hôi, và công sức của bao
người Những gánh gạo làm ra được đưa đi
muôn nơi, khắp nẻo, từ tiền tuyến đến
- HS quan sát tranh minh hoạ
- Các bạn thiếu nhi phải gánh nước chống hạn, bắt sâu cho lúa, gánh phân
- HS quan sát tranh minh hoạ
- HS nghe
- Hạt gạo quý bởi nó được làm ra bởi công sức của bao người
- HS nghe
Trang 8phương xa, giúp người dân ấm lòng, giúp
các chú bộ đội no bụng, dũng cảm cầm súng
chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Vàng là kim loại
quý giá, ví hạt gạo như hạt vàng nhằm nhấn
mạnh giá trị cao quý của hạt gạo cũng như
ghi nhận công lao của bao người làm ra nó
H: Qua phần tìm hiểu bài, em hiểu ý nghĩa
bài thơ này là gì?
- GV ghi nội dung chính của bài
c) Đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng
H: Các con đã hiểu nội dung bải, vậy bài thơ
này, chúng ta nên đọc với giọng như thế
nào?
H: Với những câu thơ này, nên nhấn giọng ở
những từ ngữ nào?
- GV: nhấn giọng ở hạt gạo, có , ngọt bùi,
đắng cay, vị phù sa, hương sen, lời hát, hạt
vàng
GV : Ở 2 câu cuối, chúng ta chú ý đọc cao
giọng cuối câu
- Yêu cầu HS đọc khổ 2
- HS nhận xét
- HS đọc 2 khổ đầu
- Bài thơ : Ca ngợi vẻ đẹp và giá trị cao quý của hạt gạo
- Vài HS nhắc lại ý chính
- Giọng : nhẹ nhàng, tha thiết, tình cảm
- Nhấn giọng : Hạt gạo, có, ngọt bùi, đắng cay
- HS thể hiện
- HS thể hiện
- 1 HS đọc
- 1 HS đọc
- 1 HS đọc
- HS đọc
Trang 9- HS đọc 3 khổ tiếp theo
- GV nhận xét
- 1 HS đọc diễn cảm cả bài
- Tổ chức học thuộc lòng
= Qua phần luyện đọc, tìm hiểu bài, và qua
bài hát, chắc hẳn 1 số bạn đã thuộc bài thơ
- HS đọc thuộc lòng từng khổ
- 1 HS đọc thuộc lòng cả bài
GV : Qua phần luyện đọc diễn cảm và học
thuộc lòng vừa rồi, cô thấy các con đã có
nhiều cố gắng : đọc hay, tình cảm và rất
nhiều bạn thuộc bài thơ Cô khen cả lớp
3 Củng cố dặn dò
GV: Vậy là các con đã hiểu nội dung bài, đã
học thuộc lòng , vì vậy nếu bây giờ yêu cầu
các con thể hiện lại bài hát HẠT GẠO
LÀNG TA để dành tặng các thầy cô, cô tin
chúng mình sẽ hát hay hơn lúc đầu Đúng
không cả lớp?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học thuộc bài thơ, chuẩn bị bài sau
- HS đọc
- HS tự đọc thuộc lòng
- HS biểu diễn