III. LIÊN HỆ VIỆT NAM
1. Hình ảnh thương hiệu quốc gia Việt Nam thông qua văn hóa đại chúng
1.1. Thực trạng văn hóa đại chúng tại Việt Nam
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có sự “thay da đổi thịt” lớn, đặc biệt là về kinh tế. Bước chuyển về kinh tế đã tạo đà cho sự thay đổi về văn hoá, xã hội. Sự biến đổi về thang đo giá trị trong xã hội, sự thay đổi trong lối sống, thói quen, hành vi của người dân đã dần tiệm cận với những giá trị chung toàn cầu, nhất là trong giới trẻ. Những hiện tượng nảy sinh qua âm nhạc, thời trang, và lối sống cho thấy một lớp văn hoá mới – văn hoá giới trẻ – đã ra đời, hoàn toàn phù hợp với những biến đổi về cơ cấu kinh tế, xã hội của đất nước trong thời đại mới.
Tác động của truyền thông đại chúng đến văn hóa đại chúng là sự nổi lên của “nền văn hoá gắn với công nghệ mới”. Ở Việt Nam hiện nay, Internet có vai trò thiết yếu, đặc biệt là với thế hệ 9x, 10x. Nhờ sự phát triển của công nghệ, truyền thông, sản phẩm văn hóa đại chúng đã trở nên dễ tiếp cận hơn, rẻ hơn, thậm chí nó làm được quá nhiều điều kì diệu giúp con người thỏa mãn bất kì giấc mơ giải trí nào. Trong điện ảnh đó là kỹ xảo 3D, 4D, 5D, 6D, giúp con người chinh phục nhiều tác phẩm phim bom tấn đạt độ chính xác cao và chân thật, sống động. Công nghệ cũng giúp ngành công nghiệp thời trang bước sang một trang mới với việc xử lí chất liệu, quảng bá thương hiệu, sự phát triển của game - trò chơi điện tử, công nghệ thực tế ảo… Có thể nói truyền thông đại chúng định hình văn hóa đại chúng. Nhờ sự phát triển của truyền thông, mọi người tiếp cận văn hóa đại chúng dễ dàng hơn, tiện ích hơn, cập nhật, đa dạng và rẻ hơn, đặc biệt là với giới trẻ. Phương thức tiếp nhận văn hóa đại chúng của giới trẻ hầu hết là từ Internet và mạng xã hội. Và chính đối tượng này cũng là yếu tố tác động rất lớn đến việc tiếp nhận, lan tỏa văn hóa đại chúng.
Hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu lớn và trở thành một đặc trưng quan trọng của thế giới hiện nay, với văn hóa đại chúng Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hội nhập văn hóa - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm sâu sắc quá trình hội nhập, giúp gắn kết các nước với nhau bằng chất keo bền vững. Quá trình này giúp các dân tộc ở các quốc gia khác nhau ngày càng gần gũi và chia sẻ với nhau nhiều hơn về các giá trị, phương thức tư duy và hành động, tạo ra sự hài hòa và thống nhất ngày càng cao hơn giữa các chính sách xã hội của các nước thành viên, đồng thời tạo điều kiện để người dân mỗi nước được thụ hưởng tốt hơn các giá trị văn hóa của nhân loại, các phúc lợi xã hội đa dạng. Việt Nam đã và đang tiếp thu một cách có chọn lọc các giá trị văn hóa, văn minh của nhân loại thông qua việc tham gia Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN, UNESCO, ký kết và thực hiện các hiệp định song phương về hợp tác - phát triển văn hóa - giáo dục - xã hội với các nước. Tổ chức thường xuyên các tuần lễ văn
hoá Pháp, tuần lễ văn hoá Đức, tuần lễ văn hoá Ấn Độ, tuần lễ văn hóa Nhật Bản, lễ hội hoa anh đào, … Quá đó tạo một môi trường để chia sẻ, giao lưu văn hóa, một sân chơi lành mạnh cho người dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế.
1.2. Cách Việt Nam quảng bá hình ảnh thương hiệu thông qua văn hóa đại chúng 1.2.1. Quảng bá qua hội chợ, triển lãm, tuần lễ Việt Nam tại nước ngoài:
Ngày 22/2/2017, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia tham gia Lễ hội Đa văn hóa được tổ chức thường niên tại thủ đô Canberra nhằm tăng cường quảng bá thông tin, hình ảnh về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam đến với người dân Australia và bạn bè quốc tế. Nằm trong khu Làng Văn hóa ASEAN, gian hàng của Việt Nam trưng bày các ấn phẩm văn hóa, du lịch và sản phẩm lưu niệm truyền thống để phát miễn phí cho khách tham quan.
Ghé thăm gian hàng, nhiều du khách quan tâm tìm hiểu thông tin về các danh lam, thắng cảnh nổi tiếng để chuẩn bị cho chuyến du lịch Việt Nam sắp tới. Nhiều du khách thích thú khi được giới thiệu và được tặng sách hướng dẫn về cách làm các món ăn truyền thống của Việt Nam như nem cuốn, bún chả, chè sen… Đặc biệt, các ấn phẩm giới thiệu về các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có sản phẩm như tôm, quả thanh long, nhãn tươi… , được các khách tham quan hào hứng đón nhận.
Việt Nam đã mang đến những sản phẩm văn hóa đặc sắc để giới thiệu với người dân Pháp và quốc tế tại Hội chợ quốc tế năm 2019 ở thành phố Metz, tỉnh Moselle, miền Đông nước Pháp.Trong hội chợ, hoạt động văn nghệ của Nhà hát chèo Việt Nam và Nhà hát múa rối Việt Nam sẽ được tiến hành. Ngoài ra, còn tổ chức một tuần phim Việt Nam, triển lãm tranh của các nghệ sĩ nổi tiếng của Hà Nội, các loại hình nghệ thuật truyền thống như tò he, thư pháp của Việt Nam tới đông đảo người dân Pháp. Trong nhiều năm qua, Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp từng tổ chức nhiều hoạt
động quảng bá văn hóa Việt Nam và xúc tiến du lịch ở các hội chợ quốc tế tại Pháp, trong đó đã tham gia nhiều hội chợ quốc tế. Việc tham gia các hội chợ quốc tế chính là cơ hội quảng bá rộng rãi các giá trị văn hóa Việt Nam tới các tầng lớp nhân dân Pháp và cộng đồng quốc tế tại đây.
Đầu tháng 4/2019, chi hội người Việt tại thành phố Ceske Velenice, Cộng hòa Czech đã tổ chức trình diễn văn hóa ẩm thực truyền thống của Việt Nam.
Các hoạt động ý nghĩa khác đã được tổ chức có thể kể đến như: Ngày văn hóa, Tuần văn hóa Việt Nam, các lễ hội văn hóa-du lịch Việt Nam, các hoạt động xúc tiến, quảng bá văn hóa-du lịch Việt Nam tại nước ngoài, tăng cường sự hiện diện của Việt Nam tại các sự kiện văn hóa, nghệ thuật quốc tế lớn như EXPO, Biennale…
Mới đây nhất ngày 1/10/2021, Lễ khai trương Nhà Triển lãm Việt Nam đã diễn ra tại khu tổ hợp World EXPO 2020 tại Dubai, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Đây là lần thứ 7 Việt Nam tham dự các kỳ Triển lãm Thế giới World EXPO - kỳ triển lãm thế giới đầu tiên được tổ chức tại khu vực Trung Đông thu hút sự tham gia của hơn 190 quốc gia và các tổ chức quốc tế lớn. Mang thông điệp “Hội tụ quá khứ, lan tỏa tương lai”, Nhà Triển lãm Việt Nam tại World XPO 2020 Dubai đã giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một đất nước Việt Nam giàu bản sắc văn hóa và đang nổi lên như một cơ hội cho hợp tác trong khu vực và thế giới.
Một số hoạt động nổi bật của Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2020 Dubai gồm: Trưng bày Áo dài (từ ngày 1/10/2021 – 31/3/2022), Ngày ASEAN (13/12/2021), Tuần lễ Cà-phê Việt Nam (1/1/2022), Ngày Việt Nam (30/12/2021), Trình diễn Rối nước (1/10/2021 – 31/3/2022). Sau 6 kỳ tham dự World EXPO, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đánh giá EXPO là diễn đàn lớn để quảng bá hình ảnh quốc gia đến hàng triệu khách tham quan và truyền thông quốc tế ở mọi lĩnh vực của đất nước. Tham gia EXPO, bên cạnh thực hiện cam kết chính trị giữa Việt Nam với nước chủ
nhà, đó còn là dịp thể hiện trách nhiệm của Việt Nam với tư cách thành viên Tổ chức Triển lãm quốc tế BIE.
1.2.2. Quảng bá qua phim ảnh
Có thể thấy nhiều năm qua, Việt Nam đã từng là điểm đến của nhiều dự án hợp tác làm phim quốc tế, như phim Người tình Đông Dương, Điện Biên Phủ, Người Mỹ thầm lặng, Mùa len trâu, Nước và Kong: Đảo Đầu Lâu. Những bộ phim này đều sử dụng bối cảnh tự nhiên tại Việt Nam và ít nhiều gây được tiếng vang trên thế giới. Thành công của các tác phẩm điện ảnh trên là cơ hội lớn cho điện ảnh Việt Nam, không chỉ trong lĩnh vực hợp tác quốc tế mà góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.
Năm 2017, bộ phim “Kong: Skull Island” được công chiếu với các cảnh quay chính được thực hiện tại các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam đã tiếp tục hiện thực hóa chủ trương quảng bá hình ảnh Việt Nam qua điện ảnh. Với hơn 70% cảnh được quay tại Việt Nam, bộ phim đã gây được tiếng vang lớn với Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhờ vậy, mở ra cơ hội Việt Nam trở thành phim trường của thế giới, các đoàn truyền hình, làm phim thế giới đã tìm đến Việt Nam như một địa điểm lý tưởng cho việc quay phim có các tình huống thú vị, điển hình ở Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã bổ nhiệm đạo diễn bộ phim, ông Jordan Vogt Robert là đại sứ du lịch tại Anh và Mỹ làm tăng cơ hội quảng bá xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là những thị trường nói tiếng Anh thông qua việc phim “Kong: Skull Island” công chiếu trên toàn thế giới và đạo diễn Jordan tham gia các hoạt động quảng bá khác.
1.2.3. Quảng bá qua âm nhạc
Âm nhạc cũng là một yếu tố quan trọng để quảng bá hình ảnh quốc gia. “Words of the wind” - Bản nhạc điện tử nhanh chóng góp mặt trong album 15 bản nhạc điện tử hay nhất Châu Á năm 2019 do Billboard bình chọn, là bản nhạc thứ hai của Hoaprox, đại diện duy nhất của Việt Nam có tác phẩm nằm trong Album EDM được Billboard phát hành hai năm liền. Hoaprox rất tự hào khi quảng bá văn hóa Việt qua âm nhạc. Anh đã kết hợp khéo léo bối cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Việt Nam với âm nhạc của mình, hợp tác với nhà sản xuất âm nhạc hàng đầu thế giới như Erik Smaland, Nick Strand, ... giúp đưa hình ảnh Việt Nam đến gần hơn nữa với bạn bè quốc tế.
Chất liệu dân gian truyền thống của Việt Nam là cảm hứng sáng tạo cho nhiều tác phẩm âm nhạc, đặc biệt có thể nhắc tới ca sĩ Hoàng Thùy Linh với các tác phẩm như “Bánh trôi nước”, “Để Mị nói cho mà nghe”, “Tứ phủ”. Với giai điệu bắt tai, hình ảnh nhân vật vô cùng quen thuộc từ những tác phẩm văn thi ca nổi tiếng như “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài, “Bánh trôi nước” - Hồ Xuân Hương, ca khúc đã nhanh chóng được
yêu thích và giành được rất nhiều giải thưởng trong và ngoài nước.Năm 2019, album “Hoàng” cùng ca khúc “Để mị nói cho mà nghe” đại thắng Làn sóng xanh khi giật giải ở tất cả 7 hạng mục được đề cử, gồm: Nữ ca sĩ của năm, Ca khúc của năm, Bài hát hiện tượng, Hòa âm phối khí, MV của năm, Sự kết hợp xuất sắc và Ca sĩ đột phá.Hình ảnh Hoàng Thùy Linh cũng đã được xuất hiện trên Quảng trường Thời đại Times Square tại Mỹ đã khẳng định được tài năng và sự cống hiến của cô, đây là niềm tự hào đối với âm nhạc Việt Nam, góp phần xây dựng nền âm nhạc đại chúng mang bản sắc dân tộc và cũng là cơ hội lớn để quảng bá hình ảnh Việt Nam, hình ảnh truyền thống Việt Nam với thế giới.