Tương quan so sánh với Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Nhóm 1 - Quản trị Thương hiệu 2 (Trang 40 - 43)

III. LIÊN HỆ VIỆT NAM

3. Tương quan so sánh với Hàn Quốc

3.1 Phát triển hình ảnh thương hiệu quốc gia.

Giống nhau:

- Mục tiêu hướng tới đều là đưa nền văn hóa của đất nước tới thế giới. Cả Việt Nam và Hàn Quốc đều công nhận rằng nền văn hóa đất nước nói chung và văn hóa đại chúng nói riêng đều có nhiều điểm đặc sắc. Và chính phủ hai nước đều mong muốn truyền tải cái chất riêng của đất nước mình đến bạn bè quốc tế. - Việt Nam và Hàn Quốc đều có những bộ phim tạo được tiếng vang trên thế giới. Sự phát triển của phim ảnh cũng có những bước tiến tương tự nhau, khi bắt đầu từ quá trình mày mò, tìm kiếm và tạo ra những bộ phim phù hợp với phong cách của công chúng trong nước. Từ đó, dần dần tạo ra những bộ phim giải trí có chiều sâu thu hút được sự quan tâm của nước ngoài.

- Sự ảnh hưởng của người nổi tiếng đến phong cách thời trang trong nước cũng là nét nổi bật dễ thấy ở cả hai nước.

Khác:

- Hàn Quốc:

Đất nước này cực kì tạo điều kiện, dọn đường cho các nghệ sĩ tham gia quảng bá đất nước thông qua các sản phẩm âm nhạc, phim ảnh, thời trang. Người nổi tiếng vừa có cơ hội phát triển sự nghiệp của mình vừa thúc đẩy giới thiệu văn hóa của đất

nước đến bạn bè quốc tế. Chúng ta có thể thấy được sự thuận lợi này qua việc Hàn Quốc đã dành nhiều ưu ái cho các ca sĩ, diễn viên. Thậm chí có những nghệ sĩ được chính phủ Hàn giao nhiệm vụ làm đặc phái viên về văn hóa, được diện kiến Tổng thống và cùng tham gia các sự kiện ở nước ngoài.

Hàn Quốc thể hiện sự năng động mới mẻ khi đầu tư các sản phẩm nền tảng số để giới thiệu về đất nước. Tiêu biểu như các video du lịch đã được giới thiệu ở phần trước. Hay là sự phối kết hợp của các ca khúc sôi động của giới nghệ sĩ, những trang phục độc đáo luôn để lại ấn tượng mạnh mẽ trước thế giới. Có thể nói, nhắc đến văn hóa đại chúng Hàn Quốc, chúng ta dễ dàng nghĩ ngay đến phim ảnh, âm nhạc và du lịch với những nét hiện đại xen lẫn truyền thống độc đáo.

- Việt Nam:

Khác với Hàn Quốc, Việt Nam chưa thực sự tạo nhiều cơ hội cho các nghệ sĩ trong quá trình quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài. Sự xuất hiện của ca sĩ, diễn viên Việt Nam ở nước ngoài còn ít, một phần cũng bởi chưa có nhiều sự đầu tư, chủ yếu là tự nghệ sĩ tìm nguồn hỗ trợ.

Việt Nam thường lựa chọn con đường có phần truyền thống hơn để giới thiệu văn hóa đất nước, đó là thông qua các hội chợ và triển lãm ở nước ngoài. Cũng chính vì thế, hình ảnh Việt Nam nhiều khi chỉ dừng lại ở các sản phẩm nông sản truyền thống, các sản phẩm thủ công hay một vài tiết mục nghệ thuật truyền thống, thiếu đi phần nào đó hơi thở sôi động của thời đại mới.

Phải thừa nhận là Việt Nam có những bộ phim bước đầu ghi dấu ấn ở quốc tế. Tuy vậy, đây chỉ là phần thiểu số. Việc hình ảnh đất nước xuất hiện trong những bộ phim nổi tiếng do nước ngoài sản xuất cũng phần nào phản ánh hướng đi mới mà Việt Nam có thể lựa chọn. Đó là thu hút các nhà làm phim nước ngoài lựa chọn Việt Nam làm bối cảnh quay phim và qua đó gián tiếp truyền tải hình ảnh đất nước, văn hóa con người Việt Nam.

Nghệ sĩ Việt Nam gây nhiều ấn tượng với các sản phẩm âm nhạc kết hợp giữa giai điệu, câu chuyện dân gian. Đây cũng có thể coi là điểm nhấn tạo nên phong cách mới trong làn sóng âm nhạc nước nhà.

3.2. Hạn chế của Việt Nam so với Hàn Quốc

Danh tiếng và hình ảnh của Hàn Quốc đã được truyền bá rộng rãi ra toàn thế giới và để lại nhiều dấu ấn trong mắt công chúng quốc tế.

Hàn Quốc đã đi trước Việt Nam trong quá trình quảng bá hình ảnh nước nhà. Bằng việc kết hợp sáng tạo các giá trị văn hóa cốt lõi đi cùng với phim ảnh, nghệ thuật, âm nhạc,... Hàn Quốc đã nhanh chóng tạo dấu ấn đối với quốc tế.

Trong khi đó, Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại chỉ để lại dấu ấn trong mắt bạn bè là một nước nông nghiệp, chuyên xuất khẩu các sản phẩm nông sản và may mặc. Việc tạo dựng hình ảnh Việt Nam thông qua văn hóa đại chúng vẫn còn yếu kém.

Sự yếu kém về mặt truyền thông và sản xuất được thể hiện rõ qua các tác phẩm.

của các phương tiện truyền tải các sản phẩm văn hóa của Việt Nam chưa nhiều, còn nghèo nàn về nội dung, đơn điệu về hình thức, chưa linh hoạt áp dụng những phương pháp, hình thức quảng bá theo chuẩn thị hiếu và nhu cầu của quốc tế. Không chỉ vậy, quá trình quảng bá được thực hiện phần nhiều qua các hội chợ, các tuần lễ Việt Nam ở nước ngoài. Đây là các hoạt động giúp mang hình ảnh Việt Nam đến gần hơn với thế giới nhưng lại có mức độ tiếp cận tương đối nhỏ.

Việt Nam đang bắt đầu tìm ra định hướng phù hợp cho quá trình xây dựng hình ảnh của quốc gia

Khác với Hàn Quốc đã trải qua thời gian dài phát triển hình ảnh thương hiệu quốc gia qua làn sóng văn hóa đại chúng, Việt Nam chúng ta chỉ mới bắt đầu có bước phát triển với làn sóng này.

Việt Nam được biết đến và được yêu mến vì là đất nước có nền văn hóa rất đặc sắc, có nhiều cộng đồng dân tộc và có lịch sử lâu đời. Thời gian qua, hình ảnh và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Sự phát triển đó được đánh dấu bằng những tác phẩm phim ảnh được đánh giá cao.

Tuy vậy, nhìn vào bảng xếp hạng các thương hiệu quốc gia, chúng ta có thể thấy tiềm năng của Việt Nam.

Theo bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2020 của Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng vọt 29% lên 319 tỷ USD - mức tăng trưởng cao nhất thế giới. Trong khi đó, Hàn Quốc đứng vị trí thứ 10 nhưng giá trị thương hiệu lại giảm 20% so với năm trước đó.

Một phần của tài liệu Nhóm 1 - Quản trị Thương hiệu 2 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)