VÕ TRƯỜNG TOẢN

2 344 0
VÕ TRƯỜNG TOẢN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

VÕ TRƯỜNG TOẢN MỘT TRONG NHỮNG NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN, TRÊN ĐẤT GIA ĐỊNH TRONG LỊCH SỬ 300 NĂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thầy Võ Trường Toản, nhà giáo, nhà giáo dục, nhà văn hóa, nhà địa chí, nhà tiên phong, quê làng Hòa Hưng, tổng Bình Trị, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định xưa (nay thuộc phường 13, quận 10, TP. Hồ Chí Minh), mất năm 1792 (không rõ năm sinh). Vào thế kỷ thứ 18, trường Hòa Hưng là trường đầu tiên, là trung tâm giáo dục nổI tiếng, là lò đúc nhân tài cho vùng đất Phương Nam của Tổ Quốc. Lớp nho sĩ đầu tiên được đào tạo từ trường Hòa Hưng do thầy trực tiếp dạy dỗ, về sau hầu hết là những nhân vật xuất sắc về đạo đức và tài năng ở đất Gia Định xưa. NgườI Gia Định ai ai cũng đều biết rằng thầy là ngườI học rộng, hiểu sâu, đạo đức hơn người. Thầy đã sống thanh bạch không màng danh lợI, không chịu ra làm quan, mà chỉ chuyên tâm đọc sách, viết sách và dạy học. Thầy chú tâm vào việc đào tạo môn sinh nên ngườI và thành tài. Thuở ấy Nhà Bè – Gia Định - Đồng Nai mớI khai hoang, ít ngườI được học hành. Thầy đã mở trường đào tạo những nhà chính trị quân sự, văn hóa, giáo dục kiệt xuất nổi danh ở đất Gia Định. Những danh sĩ đã làm nên công nghiệp lớn như Võ Nhân, Võ Tánh, Võ Duy Ninh, Huỳnh Mẫn Đạt, Phan Văn Trị, Hồ Huân Nghiệp, Bùi Hữu Nghĩa, Thiên Hộ Dương, Võ Duy Dương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Học Lạc, Ngô Tùng Châu, Trịnh Hòai Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh, Võ Duy Quang, Phạm Đăng Hưng, Phạm Ngọc Uẩn, Lê Bá Phẩm, Ông Chiêu, Ông Trúc,… Ông Chiêu, Ông Trúc là tên dân gian thường gọi hai ông nghè Chiêu, nghè Trúc, chính là thầy dạy học của cụ Nguyễn Đình Chiểu (Đồ Chiểu). Các thế hệ nho sĩ và sĩ phu ở Gia Định xưa, dù không trực tiếp thọ giáo thầy, sau khi thầy qua đờI, nhưng đều là học trò của các môn đệ do thầy đào tạo. Tất cả đều rất kính trọng tài đức và học thông sách của thầy truyền lại. Tác phẩm “Hòai cổ phú” của thầy lầy chữ hiếu trung làm trọng. Tư tưởng yêu nước hiếu trung, nghĩa cả, thủy chung được thầy gởI trong tác phẩm đó. Bài “Hoài cổ phú” được các sĩ phu Gia Định coi như là bài hịch dùng để tuyên truyền và khơi dạy lòng yêu nước của nhân dân sau sự kiện thành Gia Định bị mất ngáy 17 tháng 2 năm 1859. Điều này làm ông G. Coulet, một tác giả ngườI Pháp khi viết về các hộikín ở Nam Kỳ đã khẳng định “Hòai cổ phú” đã được các sĩ phu yêu nước dùng làm tàiliệu huấn luyện cho các tổ chức chống thực dân Pháp và tay sai. Tác phẩm “Hòai cổ phú” được coi là một lọai văn học quốc cấm thờI Pháp thuộc. Cụ Đồ Chương (Võ Thành Chương), lớp di duệ của thầy cũng xác nhận tác phẩm “Hoài cổ phú” là một vũ khí văn hóa, văn nghệ, sắc bén được sử dụng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đồng bào, nho sĩ, sĩ phu vùng đất Gia Định xưa tôn vinh thầy là Đức Võ Phu Tử (Đức thầy họ Võ kính mến). triều đình phong danh hiệu Sử Sĩ Sùng đức Võ Tiên Sinh – Võ Trường Tỏan. Thầy đã vĩnh biệt chúng ta, an nghỉ tạI đất làng quê hương Hòa Hưng – Gia Định, di hài thầy được các sĩ phu yêu nước tạm cải táng ở làng Bảo Thạnh – Vĩnh Long (nay là tỉnh Bến Tre) trong phong trào tỵ địa và đã nguyện hứa vớI thầy phù trợ khi nào quét sạch bọn giặc Tây sẽ đưa di cốt thầy về quê hương Hòa Hưng – Gia Định. Thầy để lạI cho chúng ta nhiều tác phẩm, trong đó có 2 tác phẩm quý là bộ sách “Nhất thống địa dư chí” và tác phẩm “Hòai cổ phú”. Thầy đã để lạI cho chúng ta một di sản văn hóa đầu tiên, làm nền móng cho công trình của nhiều thế hệ nốI tiếp. Thầy Võ Trường Tỏan là một trong những người thầy đầu tiên trên đất Gia Định, trong lịch sử 300 năm thành phố Hồ Chí Minh. Trích từ “Dòng họ Vũ – Võ ở Việt Nam xưa và nay” . VÕ TRƯỜNG TOẢN MỘT TRONG NHỮNG NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN, TRÊN ĐẤT GIA ĐỊNH TRONG LỊCH SỬ 300 NĂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thầy Võ Trường Toản, nhà giáo, nhà giáo dục,. phu vùng đất Gia Định xưa tôn vinh thầy là Đức Võ Phu Tử (Đức thầy họ Võ kính mến). triều đình phong danh hiệu Sử Sĩ Sùng đức Võ Tiên Sinh – Võ Trường Tỏan. Thầy đã vĩnh biệt chúng ta, an nghỉ. hành. Thầy đã mở trường đào tạo những nhà chính trị quân sự, văn hóa, giáo dục kiệt xuất nổi danh ở đất Gia Định. Những danh sĩ đã làm nên công nghiệp lớn như Võ Nhân, Võ Tánh, Võ Duy Ninh, Huỳnh

Ngày đăng: 11/07/2014, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan