Đạt được giải cao trong việc bồi dưỡng học sinh dự thi cần đặc biệt quan tâm tới khâu chọn đội tuyển, đây là công việc khó khăn và quan trọng Không chọn được trò

Một phần của tài liệu Giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học đạt giải cấp tỉnh tại trường THPT An Phú (Trang 25 - 27)

tới khâu chọn đội tuyển, đây là công việc khó khăn và quan trọng. Không chọn được trò giỏi, hoặc học trò không đam mê môn học, thì sẽ không dạy được học sinh để đạt những kết quả cao trong kỳ thi. Ngoài ra công việc kiểm tra bài viết của học sinh không nên chỉ chú trọng vào những bài theo khuôn mẫu đầy đủ mà phải quan tâm đến những chỗ độc đáo, sâu sắc, phải thật sự nghiêm túc khi đánh giá, ghi nhận những kết quả của học sinh đạt được. Từ đó mới phát hiện, chọn đúng đối tượng học sinh.

- Giáo viên trực tiếp giảng dạy có vai trò quyết định nhất đối với kết quả học sinh giỏi, việc bồi dưỡng học sinh giỏi giống như chúng ta ươm một mầm non, nếu chúng ta biết rào, biết thường xuyên chăm sóc, vun xới thì mầm non sẽ xanh tốt, phát triển. Để giảng dạy đạt kết quả tốt, giáo viên cần biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng chuyên đề, từng mảng kiến thức, rèn luyện các kỹ năng kiến thức theo chuỗi thống nhất và nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em học sinh bắt nhịp dần. Đồng thời phải xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng chuyên đề để tránh trùng lặp. Chương trình bồi dưỡng cần có sự thông suốt giữa các mảng kiến thức của từng chuyên đề.

- Giáo viên cần tạo niềm tin và gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh trong quá trình lên lớp cũng như trong quá trình tự học. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, nhận xét từng học sinh cụ thể để điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung kiến thức kịp thời cho các khuyết điểm đó, cần tránh học bập bõm. Từ đó học sinh sẽ có thái độ nghiêm túc, tính tự giác trong học tập và thực hiện việc học tập dúng giờ giấc hơn.

- Giáo viên thường xuyên tìm tài liệu, sưu tầm các bộ đề thi cấp tỉnh thông qua công nghệ thông tin (internet) nhằm giúp các em tiếp xúc làm quen với các dạng đề, luôn tìm đọc, tham khảo các tài liệu hay định hướng cho học sinh các tài liệu, sách vở, phù hợp với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. Cung cấp hoặc giới thiệu các địa chỉ trên mạng để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức.

trang-26

- Đặc biệt giáo viên không nên dạy dồn ép ở tháng cuối trước khi thi, nó vừa quá tải đối với học sinh vừa ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức ở môn học khác của học sinh, cần dạy đầy đủ kiến thức và được trải đều thời gian, xuyên suốt trong thời gian học bồi dưỡng.

3.2.3. Đối với tổ chuyên môn

- Hỗ trợ giáo viên dạy bồi dưỡng, phân công chuyên môn một cách hợp lý, phân công những giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao và phân công theo hướng ổn định để phát huy kinh nghiệm của giáo viên.

- Cần tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các đồng nghiệp khác khi dạy lớp có phát hiện những học sinh đáp ứng được yêu cầu bộ môn thì giới thiệu và cung cấp thông tin những học sinh đó cho giáo viên giảng dạy để lựa chọn được những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê vào đội tuyển một cách chính xác nhất.

- Giáo viên trong tổ chuyên môn cần có đóng góp nội dung chương trình giảng dạy, để chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả hơn và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi chính xác, có tính khả thi hơn.

3.2.4. Đối với lãnh đạo nhà trường, đoàn thể và giáo viên chủ nhiệm

- Nhà trường luôn xác định việc bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà trường; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ đầu năm học, khảo sát chất lượng để phân loại đối tượng học sinh, phát hiện và xây dựng nguồn học sinh giỏi từ đầu lớp 10. Có những biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, giảm các công tác kiêm nhiệm, động viên, tuyên dương khen thưởng kịp thời đối với giáo viên có thành tích cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và những học sinh đạt giải cao trong các kì thi.

- Phân công giáo viên dạy bồi dưỡng là những giáo viên có trách nhiệm cao, nhiệt tình, say mê với công việc, có kiến thức, hiểu biết sâu rộng, có kinh nghiệm và phương pháp dạy học phù hợp bộ môn, là người biết tạo cho học sinh động cơ học tập đúng đắn, tạo niềm say mê, yêu thích và niềm hứng thú học tập, thắp sáng những ước mơ, khát khao, tìm tòi, khám phá kiến thức mới. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các đoàn thể

trang-27

(đoàn trường) động viên và hỗ trợ kịp thời cho những em học sinh tham gia học bồi dưỡng. Giáo viên trực tiếp giảng dạy cũng cần phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, với giáo viên chủ nhiệm để động viên, thúc đẩy học sinh tích cực học tập.

- Lãnh đạo nhà trường, các đoàn thể và Ban đại diện cha mẹ học sinh cần khen thưởng kịp thời đối với học sinh, đây là hoạt động quan trọng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường.

3.2.5. Đối với phụ huynh học sinh

- Quan tâm tạo điều kiện, động viên con em học tập tích cực hơn.

- Thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên trực tiếp dạy bồi dưỡng để nắm tính hình học tập của con em minh, từ đó phát hiện kịp thời những biểu hiện lệch lạc, quá tải để có biện pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời.

- Phụ huynh học sinh cần hỗ trợ và trang bị đầy đủ dụng cụ học tập.

- Phối hợp với lãnh đạo nhà trường, cuối mỗi năm học, trong các đợt tổng kết cần tuyên dương và có những phần thưởng ý nghĩa để làm nguồn động viên kịp thời cho các em và tạo động lực để các em tiếp tục phân đấu.

Một phần của tài liệu Giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học đạt giải cấp tỉnh tại trường THPT An Phú (Trang 25 - 27)