Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 48 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
48
Dung lượng
762 KB
Nội dung
Chương 1 LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ Bài 1 THÔNG TIN VÀ TIN HỌC I- Mục tiêu - Mục tiêu của chương này là cung cấp cho học sinh một số kiến thức mở đầu về tin học và máy tính. 1. Kiến thức: - Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người. - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin. 2. Kỹ năng: - Nhận biết được thông tin là gì? - Biết được những sự vật, sự kiện truyền đạt thông tin gì? 3. Thái độ: - Học sinh cần nhận thức tầm quan trọng của môn học, có ý thức học tập bộ môn, rèn luyện tính cần cù, ham thích tìm hiểu tư duy khoa học. II- Chuẩn bị - GV: phấn màu, sách, chuẩn bị thêm tranh ảnh, đoạn trích bài báo… - HS: đọc sgk, quan sát và tổng kết. III- Tiến trình bài giảng 1. Ổn định tổ chức lớp (1p) - GV: kiểm tra sĩ số lớp. 2. Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 Giới thiệu về chương 1 (4p) - GV: Trong chương này chúng ta sẽ được tiếp cận một cách cơ bản về tin học và máy tính. + Hiểu được khái niệm ban đầu về thông tin và dữ liệu. + Biết máy tính là công cụ hỗ trợ hoạt động xử lý thông tin của con người và tin học là ngành khoa học nghiên cứu các hoạt động xử lý thông tin tự động bằng máy tính điện tử. + Hiểu cấu trúc sơ lược của máy tính điện tử và một vài thành phần cơ bản nhất của máy tính. Bước đầu biết khái niệm phần cứng và phần mềm máy tính. + Biết một số ứng dụng của tin học và máy tính điện tử. Vậy bước đầu chúng ta đi tim hiểu “Thông tin và tin học. - HS: lắng nghe. Tuần 1 Tiết 1 Ngày soạn: 04/9/2009 Ngày giảng: 07/9/2009 Hoạt động 2 Bài mới HĐ 2.1: Thông tin là gì? (10p) - GV: Hàng ngày các em có thường xuyên xem truyền hình hay đọc báo không? - GV: Các bài báo, bản tin trên truyền hình hay đài phát thanh cho các em biết những tin tức gì? - GV: Khi em đi trên đường, gặp các tấm biển chỉ đường cho em biết những gì? - GV: Khi em đi trên đường phố, tín hiệu xanh đỏ của đèn tín hiệu cho em hiểu như thế nào? - GV: Tiếng trống trường hàng ngày cho em biết điều gì? - GV: Như vậy, hàng ngày các em tiếp nhận nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Tìm hiểu thêm từ sgk em hãy cho biết thông tin là gì? - GV: Yêu cầu HS khác nhắc lại. - GV: Rút ra kết luận cho HS: thông tin như là hiểu biết của con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình. - HS: có - HS: cho biết tin tức về tình hình thời sự trong nước và trên thế giới. - HS: Tấm biển chỉ đường hướng dẫn em cách đi đến một nơi cụ thể nào đó. - HS: Tín hiệu xanh đỏ của đèn tín hiệu giao thông trên đường phố cho em biết khi nào có thể qua đường. - HS: Tiếng trống trường báo cho em đến giờ ra chơi hay vào lớp. - HS: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện…) và về chính con người. HĐ 2.2: Hoạt động thông tin của con người. (15p) - GV: Ta đã biết thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. - GV: Theo em, người ta có thể truyền đạt thông tin với nhau bằng những hình thức nào? - GV: Vậy hoạt động thông tin là gì? - GV: Thông tin trước xử lí gọi là thông tin vào, thông tin nhận được sau xử lí gọi là thông tin ra. Khi đó ta có mô hình sau: TT vào TT ra - GV: Con người có 2 cách tiếp nhận thông tin: vô thức và có ý thức. + VD: Qua tiếng chim hót vọng đến tai, con người có thể đoán nhận trên cây có con chim gì, tia nắng ban mai chiếu vào mắt qua cửa sổ có thể cho biết đó sẽ là một ngày đẹp trời, không mưa… Qua đó, em đã tiếp nhận thông tin bằng cách nào? + Khi em đến tham quan viện bảo tàng, hay - HS: lắng nghe. - HS: trả lời. - HS: Hoạt động thông tin là việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin. - HS: vẽ mô hình. - HS: Em đã tiếp nhận thông tin bằng cách vô thức. - HS: trong trường hợp này em tiếp nhận XỬ LÍ khi em đọc sách để tìm hiểu kiến thức… Khi đó, em đã tiếp nhận thông tin bằng cách nào? - GV: qua trình bày, GV nhấn mạnh đến giá trị của thông tin thu nhận một cách có ý thức và khích lệ ý thức tự học của HS. - GV: Qua đó, em hãy nêu ra tầm quan trọng của quá trình xử lí thông tin trong hoạt động thông tin? - GV: Khi đó viếc lưu trữ, truyền thông tin có tác dụng gì? - GV: Tóm lại những điều cần nhớ cho HS. thông tin bằng cách có ý thức. - HS: Trong hoạt động thông tin, xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất vì xử lí thông tin đem lại hiểu biết cho con người, trên cơ sở đó có những kết luận và quyết định cần thiết. - HS: Việc lưu trữ thông tin làm cho thông tin và những hiểu biết được tích luỹ và nhân rộng. Hoạt động 3 Luyện tập (5p) - GV: yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 và 2/ sgk- 5. - HS: trả lời Hoạt động 4 Củng cố (5p) - GV: yêu cầu học sinh cần nhớ những kiến thức sau: + Thông tin là gì? + Hoạt động thông tin là gì? + Nắm được mô hình quá trình xử lí thông tin. - HS: chú ý theo dõi. Hoạt động 5 Hướng dẫn về nhà (5p) -GV: Yêu cầu HS ghi nhớ bài và trả lời câu hỏi 3/sgk-5 Bài 1 THÔNG TIN VÀ TIN HỌC (tiếp) I- Mục tiêu 1.Kiến thức: - Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học. - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ hoạt động xử lí thông tin của con người. 2. Kỹ năng: - Bước đầu hiểu sơ khai về tin học. Tuần 1 Tiết 2 Ngày soạn: 04/9/2009 Ngày giảng: 07/9/2009 - Nhận biết được Tin học là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động xử lí thông tin. 3. Thái độ: - Rèn luyện cho học sinh ý thức tự học, tự tìm tòi, rèn luyện tính cần cù, tư duy lôgic. II- Chuẩn bị - GV: phấn màu, tài liệu, ảnh kính thiên văn, kinh hiển vi. - HS: sgk, dụng cụ học tập. III- Tiến trình bài giảng 1. Ổn định tổ chức lớp - GV: kiểm diện sĩ số lớp. - HS: báo cáo. 2. Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ - GV: gọi HS1 lên bảng trả lời câu hỏi: Thông tin là gì? Em hãy nêu một số ví dụ cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó? + GV: nhận xét câu trả lời của học sinh. Nêu thêm VD: thông tin thời sự trong nước, thu nhận bằng cách nghe và thấy. - GV: gọi HS2 lên bảng trả lời câu hỏi: em hãy thử nêu VD về những thông tin mà con người có thể thu nhận được bằng các giác quan khác. + GV: hiện tại máy tính chưa có khả năng tiép nhận được thông tin kiểu này. + GV:yêu cầu HS2 mô tả mô hình quá trình xử lí thông tin. + GV: nhận xét câu trả lời của HS. - HS1: trả lời: + Thông tin… + VD: tiếng gà gáy. Cách thức con người thu nhận thông tin là nghê được băng tai (thính giác) - HS2: Trả lời: mùi (thơm, hôi), cảm giác (nóng, lạnh), vị (mặn, ngọt)… + HS trả lời. Hoạt động 2 Bài mới HĐ 2.1: Nhắc lại kiến thức tiết trước - GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức tiết trước. - HS: trả lời. HĐ 2.2: 3. Hoạt động thông tin và tin học. - GV: Hoạt động thông tin của con người trước hết nhờ vào điều gì? Em hãy giải thích để làm rõ điều đó? - GV: Trong tiết trước ta đã biết con người thu nhận thông tin theo 2 cách: vô thức và có ý thức. - HS: Hoạt độngt hông tin của con người được tiến hành trước hết là nhờ các giác quan và bộ não. Các giác quan giúp con người trong việc tiếp nhận thông tin. Bộ não thực hiện việc xử lí, biến đổi, đồng thời là nơi để lưu trữ thôngt in thu nhận được. Vì thế cho nên, khả năng của các giác quan và bộ não con người trong các hoạt động thông tin chỉ có hạn. Chẳng hạn, em không thể nhìn được quá xa hay những vật quá bé; em cũng không thể tính nhẩm nhanh với những con số rất lớn… Chính vì vậy, con người không ngừng sáng tạo ra các công cụ và phương tiện giúp mình vượt qua những điều tưởng chừng không làm được. - GV: Theo em, con người đã sáng tạo ra công cụ gì để khám phá các vì sao? - GV: Cũng như vậy, để hỗ trợ công việc tính toán, con người đã sáng tạo ra công cụ gì? - GV: Như vậy với sự ra đời của máy tính, ngành tin học ngày càng phát triển mạnh mẽ. Một trong những nhiệm vụ chính của Tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử. - HS: Lắng nghe. - HS: Để khám phá các vì sao, con người đã sáng tạo ra kính thiên văn. - HS: Để hỗ trợ việc tính toán, con người đã sáng tạo ra máy tính điện tử. - HS: lắng nghe. Hoạt động 3 Luyện tập - GV: yêu cầu HS trả lời câu hỏi 4/ sgk-5: Hãy nêu một số ví dụ minh hoạ về hoạt động thông tin của con người. - GV: nhận xét. - GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 5/ sgk-5: Hãy tìm thêm VD về nhưng công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não? - GV: nhận xét. Sau đó kết luận thêm trong đó máy tính có những ưu việt hơn hẳn. - HS: Con người học tập, lưu trữ tài liệu xử lí công việc và đưa ra quyết định. - HS: trả lời: xe có động cơ để đi nhanh hơn, cần cẩu để nâng được những vật nặng hơn, chiếc cân để phân biệt trọng lượng. Hoạt động 4 Củng cố - GV: yêu cầu HS làm các bài tập sau: +) Bài 1: Thông tin giúp con người: (A) Nắm được quy luật của tự nhiên và do vậy trở nên mạnh mẽ hơn. (B) Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh. (C) Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trên thế giới. (D) Tất cả các khẳng định trên đều đúng. Hãy chọn phương án đúng. +) Bài 2: Hãy điền những cụm từ “thế giới, đem lại” vào những vị trí còn thiếu. - HS: chọn phướng án (D) - HS: đem lại - thế giới Thông tin là những gì … sự hiểu biết về … xung quanh và về chính con người. +) Bài 3: Chúng ta gọi dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào bộ nhớ của máy tính là: (A) Dữ liệu được lưu trữ. (B) Thông tin vào (C) Thông tin ra (D) Thông tin máy tính. - HS: chọn đáp án (B) Hoạt động 5 Hướng dẫn về nhà - GV: yêu cầu HS về nhà ôn tập các nội dung đã học và làm các bài tập 1.3, 1.4, 1.5, 1.8, 1.12/ SBT-Trang 6, 7 Tuần 2 Tiết 3 Ngày soạn: 10/9/2009 Ngày giảng: 14/9/2009 Bài 2 THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN I- Mục tiêu 1. Kiến thức - Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản. - Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng các dãy bit. 2. Kỹ năng: - HS hiểu và tìm được ví dụ về các dạng thông tin cơ bản. - Biết ứng dụng lí thuyết vào cuộc sống hằng ngày. Thông tin gắn với cuộc sống hàng ngày. 3- Thái độ - Rèn luyện cho HS tư duy lôgic, có ham muốn tìm hiểu. II- Chuẩn bị - GV: sgk, giáo án, tài liệu tin học có liên quan. - HS: sgk, đọc trước bài ở nhà. III- Tiến trình bài giảng 1. Ổn định tổ chức lớp.(1p) - GV: kiểm diện sĩ số lớp. Ổn định trật tự lớp. 2. Kiểm tra bài cũ.(7p) - HS1: Em hãy cho biết thông tin là gì? Nêu 1 ví dụ về thông tin. - HS2: Hãy cho biết một trong những nhiệm vụ chính của tin học là gì? Tìm những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não. 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 1. Các dạng thông tin cơ bản.(8p) - Trên cơ sở khái niệm thông tin đã học được ở bài 1, GV yêu cầu HS phát biểu về những dạng thông tin quen biết, qua đó một mặt tổng kết lại những gì đã truyền đạt trong bài 1, mặt khác nêu nên ba dạng thông tin cơ bản trong tin học là văn bản, âm thanh và hình ảnh. - Thông tin quanh ta hết sức phong phú và đa dạng nhưng ta chỉ quan tâm tới ba dạng thông tin cơ bản và cũng chính là ba dạng thông tin chính trong tin học, đó là: văn bản, hình ảnh và âm thanh. - GV: yêu cầu HS nghiên cứu trong sgk và trình bày về 3 dạng thông tin trên. - GV: mở rộng giới thiệu các dạng thông tin kết hợp cho những cảm nhận và hiểu biết chính xác hơn, ví dụ như hình ảnh động, hình ảnh động kết hợp âm thanh (phim ảnh). - Cần lưu ý HS là ba dạng thông tin đã trình bày trong sgk không phải là tất cả các dạng thông tin. Trong cuộc sống con người còn thường thu nhận thông tin dưới dạng khác: mùi, vị, cảm giác (nóng, lạnh, vui, buồn…). Nhưng hiện tại 3 dạng thông tin nói trên là những dạng thông tin cơ bản mà máy tính có thể xử lí được. Con người luôn nghiên cứu các khả năng để có thể xử lí các - HS: trả lời về những dạng thông tin quen biết. - HS: chú ý nghe giảng. - HS: phát biểu: + Dạng văn bản: những gì được ghi lại bằng các con số, bằng chữ viết hay kí hiệu trong sách vở, báo chí… là các ví dụ về thông tin ở dạng văn bản. + Dạng hình ảnh: những hình vẽ minh hoạ trong sách báo, chú chuột Mickey trong phim hoạt hình, tấm ảnh chụp người bạn… cho chúng ta thông tin dạng hình ảnh. + Dạng âm thanh: tiếng đàn pianô từ cửa sổ nhà bên, tiếng chim ca lảnh lót mỗi buổi sớm mai, tiếng còi ôtô em nghe trên đường tới trường… là những ví dụ về dạng âm thanh. dạng thông tin khác được. Trong tương lai có thể máy tính sẽ lưu trữ và xử lí được các dạng thông tin khác ngoài 3 dạng cơ bản nói trên. Hoạt động 2 2. Biểu diễn thông tin.(10p) - Biểu diễn thông tin là chủ đề trọng tâm của bài này. - Mỗi dân tộc có hệ thống các chữ cái của riêng mình để biểu diễn thông tin dưới dạng văn bản. - Để tính toán, chúng ta biểu diễn thông tin dưới dạng các con số và kí hiệu toán học. - Để mô tả một hiện tượng vật lí, các nhà khoa học có thể sử dụng các phương trình toán học. - Các nốt nhạc dùng để biểu diễn một bản nhạc cụ thể… - Qua các ví dụ, em có NX như thế nào về biểu diễn thông tin. - Biểu diễn thông tin là một khái niệm phi vật chất. Ba dạng thông tin cơ bản đã đề cập ở trên thực chất chỉ là các cách biểu diễn thông tin mà thôi. - Lưu ý: cùng một thông tin có thể có nhiều cách biểu diễn khác nhau. Chẳng hạn để diễn tả buổi sáng đẹp trời, hoạ sĩ có thể vẽ bức tranh, nhạc sĩ lại diễn đạt cảm xúc dưới dạng bản nhạc. - Biểu diễn thông tin nhằm mục đích lưu trữ và chuyển giáo thông tin thu nhận được. Mặt khác thông tin cần biểu diễn dưới dạng có thể “tiếp nhận được” (đối tượng nhận thông tin có thể hiểu và xử lí được.) *) Biểu diễn thông tin. - Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó. *) Vai trò của biểu diễn thông tin. - Thông tin có thể biểu diễn bằng nhiều cách thức khác nhau. Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin của con người. Hoạt động 3 3. Biểu diễn thông tin trong máy tính.(10p) - Thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau. VD: người khiếm thính thì không thể dùng âm thanh. Người khiếm thị thì không thể dùng hình ảnh. - Đối với máy tính thông dụng hiện nay - HS: nghe và hiểu được biểu diễn dưới dạng dãy bit và dung dãy bit ta có thể biểu diễn được tất cả các dạng thông tin cơ bản. - Thuật ngữ dãy bit có thể hiểm nôm na rằng bit là đơn vị (vật lí) có thể có một trong hai trạng thái có hoặc không. - Dữ liệu là gì? - Thông tin cần biến đổi như thế nào để máy tính có thể xử lí được. - Dữ liệu là thông tin được lưu trữ trong máy tính. - Để máy tính có thể xử lí, thông tin cần biểu diễn dưới dạng dãy bit chỉ gồm hai kí hiệu 0 và 1. Hoạt động 4 Củng cố.(5p) Hãy nêu các dạng cơ bản của thông tin, mỗi dạng cho một ví dụ: - Ngoài ba dạng thông tin cơ bản nêu trong bài học, em hãy thữ tìm xem còn có dạng thông tin nào khác không? - Nêu một vài ví dụ minh hoạ việc có thể biểu diễn thông tin bằng nhiều cách đa dạng khác nhau - Theo em, tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bit? - Học sinh phát biểu và cho ví dụ - Học sinh tìm và phát biểu - Học sinh ví dụ thông tin và biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau - Học sinh thảo luận nhóm và phát biểu dưa dến kết luận Hoạt động 5 Hướng dẫn về nhà.(4p) - GV yêu cầu HS làm bài 1.26; 1.27; 1.30/ SBT-11,12. Tuần 2 Tiết 4 Ngày soạn: 11/9/2009 Ngày giảng: 14/9/2009 Bài 3 EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH? I- Mục tiêu 1. Kiến thức. - Khả năng ưu việt của máy tính cũng như các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. - Máy tính chỉ là công cụ thực hiện những gì con người chỉ dẫn. 2- Kỹ Năng - HS nhận biết được các khả năng ưu việt của máy tính. - Biết một số ứng dụng của tin học trong thức tế. 3. Thái độ - Rèn luyện tư duy lôgic, tính cần cù. - Phát triển ý thức ham học hỏi, tìm hiểu thêm về các khả năng của máy tính. II- Chuẩn bị - GV: sgk, giáo án, tài liệu tin học có liên quan. - HS: sgk, dụng cụ học tập, bảng phụ. III- Tiến trình bài giảng. 1. Ổn định trật trự lớp.(1p) - GV: kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm ta bài cũ.(8p) - Học sinh 1: Nêu các dạng cơ bản của thông tin và cho ví dụ cụ thể. - Học sinh 2: Nêu vai trò của biểu diễn thông tin và cho biết dữ liệu là gì? 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 1. Một số khả năng của máy tính.(15p) - Cho HS nghiên cứu trong sgk và phát biểu một số khả năng của máy tính. - Các máy tính ngày nay có thể thực hiện hàng tỉ phép toán trong một giây. - Cho hs liên hệ từ máy tính bỏ túi hoặc chương trình Excel và calculator có sẵn trong *) Khả năng tính toán nhanh. *) Tính toán với độ chính xác cao. [...]... sửa lỗi cho trách các phím ở hàng số HS - Gõ các phím ở hàng số theo mẫu: 10 10 10 01 01 10 01 01 10 2222 3333 2222 3333 23 23 23 32 32 23 32 32 23 49 49 49 94 94 49 94 94 49 86 86 86 68 68 86 68 68 86 12 13 23 24 34 34 45 56 75 75 75 57 57 75 57 57 75 h) Luyện gõ kết hợp các phím kí tự trên toàn bàn phím - GV cho HS tìm hiểu sgk và tự thực hành - Gõ kết hợp các phím sau: - GV quan sát HS thực hành... xử lí thông tin - GV: Em hãy tìm hiểu sgk và cho biết qua - Quá trình xử lí thông tin trong máy tính trình xử lí thông tin trong máy tính được tiến được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ hành như thế nào? dẫn của các chương trình - Máy tính hoạt động theo mô hình ba bước: + INPUT (thông tin, các chương trình): bàn → Để có thể giúp con người trong quá trình phím, chuột xử lí thông tin, máy tính... Mô hình quá trình ba bước - GV nêu vấn đề: Hãy nhắc lại mô hình hoạt - HS: phát biểu mô hình hoạt động thông tin động thông tin của con người của con người - GV chia lớp thành các nhóm (mỗi bàn 01 nhóm) ? Các nhóm thảo luận những nội dung sau: -> Lấy ví dụ trong thực tế quá trình xử lý thông tin -> Quá trình đó gồm mấy bước - Các nhóm suy nghĩ và trả lời -> Các bước đó là gì -> Mối liên hệ các bước... định trật tự lớp - GV: Kiểm tra sĩ số lớp - HS: Báo cáo sĩ số lớp 2 Kiểm tra bài cũ - HS1: làm 2 bài tập đã giao về nhà - HS 2: Trả lời câu hỏi: Nêu các dạng cơ bản của thông tin và cho ví dụ cụ thể Nêu vai trò của biểu diễn thông tin và cho biết dữ liệu là gì? - HS3: Nêu một số khả năng của máy tính Lấy ví dụ cụ thể 3 Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 2 Có thể dùng máy... Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lí thông tin hữu hiệu a khả năng tính toán nhanh; b làm việc không mệt mỏi; c khả năng lưu trữ lớn; d tính toán chính xác; e Tất cả các khả năng trên Hãy chọn phương án đúng → e 5 Hướng dẫn về nhà.(3p) - GV: yêu cầu HS làm các bài tập 1.48; 1.50/sgk- 16, 17 - Học bài và chuẩn bị phần 2, 3 của bài 3 Tuần 3 Tiết 5 Ngày soạn: 17/09/2009... thiết bị ra Vậy trong máy tính để đo dung lượng nhớ Thiết bị vào: người ta dùng đơn vị nào ? Là thiết bị đưa thông tin vào máy tính - GV Các nhóm quan sát hình vẽ: Gồm: Bàn phím, chuột, máy quét, Scan, Cho biết thiết bị nào là thiết bị vào, thiết bị ra Thiết bị ra: Là thiết bị đưa thông tin ra Gồm: Màn hình, máy in, loa, máy chiếu 3 Hoạt động 3 Luyện tập - Giáo viên yêu cầu HS làm bài 1.55; 1.58/sbtTr... NHỜ MÁY TÍNH (Tiếp) I - Mục tiêu 1 Kiến thức: - Các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội, quan tâm hơn đến các ứng dụng trong giáo dục và giải trí - Những điều máy tính chưa có khả năng làm được 2 Kỹ năng - HS có thể tự liên hệ trong đời sống hằng ngày, nêu được các ví dụ cụ thể về ứng dụng của tin học - HS hiểu được rằng máy tính chỉ là công cụ hỗ trợ, thực hiện những... chương trình): bàn → Để có thể giúp con người trong quá trình phím, chuột xử lí thông tin, máy tính cần phải có các thành + Xử lí và lưu trữ thông tin: case, các phần phần thực hiện các chức năng tương ứng: thu mềm có trong hệ thống nhận, xử lí và xuất thông tin đã xử lí + OUTPUT (Văn bản, âm thanh, hình ảnh): Màn hình, máy in, loa Hoạt động 2 4 Phần mềm và phân loại phần mềm Ngoài các thiết bị phần cứng... hành 4 Củng cố - GV tổng kết lại những kiến thức HS cần nhớ Yêu cầu HS thực hành thêm 5 Hướng dẫn về nhà - HS về nhà học bài, tự thực hành tiếp - Chuẩn bị bài tiếp theo Tuần 6 Tiết 11 Ngày soạn: 08/10/2009 Ngày giảng: 12/10/2009 Bài 6 HỌC GÕ MƯỜI NGÓN I- Mục tiêu 1 Kiến thức - Biết cấu trúc bàn phím, các hàng phím trên bàn phím Hiểu được lợi ích của tư thế ngồi đúng và gõ bàn phím bằng mười ngón - Biết... dẫn về nhà - GV yêu cầu HS về nhà học bài Thực hành tư thế ngồi đúng - GV nhắc HS: tư thế ngồi như trên nên áp dụng thường xuyên ngay cả khi không ngồi trước bàn phím Tuần 6 Tiết 12 Ngày soạn: 09/10/2009 Ngày giảng: 12/10/2009 Bài 6 HỌC GÕ MƯỜI NGÓN (Tiếp) I- Mục tiêu 1 Kiến thức - Biết cấu trúc bàn phím, các hàng phím trên bàn phím Hiểu được lợi ích của tư thế ngồi đúng và gõ bàn phím bằng mười ngón . truyền đạt thông tin với nhau bằng những hình thức nào? - GV: Vậy hoạt động thông tin là gì? - GV: Thông tin trước xử lí gọi là thông tin vào, thông tin nhận được sau xử lí gọi là thông tin ra. Khi. thông tin có tác dụng gì? - GV: Tóm lại những điều cần nhớ cho HS. thông tin bằng cách có ý thức. - HS: Trong hoạt động thông tin, xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất vì xử lí thông tin. Bài 1 THÔNG TIN VÀ TIN HỌC (tiếp) I- Mục tiêu 1.Kiến thức: - Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học. - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ hoạt động xử lí thông tin của con