Đặc điểm và hình thái: Thành trùng là 1 loài ngài đêm màu nâu đen, cánh trước có những hình dáng rất phức tạp.. Khi đậu cánh xếp hình mái nhà, vệt sáng tạo trên cánh giống hình chữ V..
Trang 1SÂU KHOANG (SÂU ĂN TẠP)
Trang 2Tên khoa học: Spodoptera litura
Họ :Noctuidae
Bộ :Lepioptera
Phân bố và ký chủ:
Xuất hiện nhiều nước trên thế giới, vùng nhiệt đới, Đông nam Á, Đông Âu, Úc
Ở nước ta sâu khoang phá hại nhiều loại cây trồng (200 loại cây trồng)
Đặc điểm và hình thái:
Thành trùng là 1 loài ngài đêm màu nâu đen, cánh trước có những hình dáng rất phức tạp Ở 1/3 kể từ gốc cánh có 1 vệt trắng từ mép cánh trước đến giữa cánh Khi đậu cánh xếp hình mái nhà, vệt sáng tạo trên cánh giống hình chữ V Cánh sau màu trắng bóng có ánh tím
Trang 3Trứng hình bán cầu, có khoảng 36-39 đường gân từ đỉnh trứng -> đáy trứng cắt những đường gân ngang quanh trứng tạo những ô nhỏ quanh trứng
và có lông bao phủ
Ấu trùng mới nở màu xanh nhạt đến tối, có 3 vệt (vệt giữa lưng và 2 vệt phụ lưng) chạy dài từ đầu đến cuối bụng Trên vạch phụ lưng mỗi đốt xuất hiện 1 vệt đen hình bán nguyêt Riêng đốt bụng thứ 1 và 8 vệt đen hình bán nguyệt lớn dính liền với phần kia phụ thân tạo thành đốm đen => gọi là sâu khoang (loang lỗ)
Nhộng màu nâu bóng, cuối bụng có 1 cặp gai ngắn
Tập quán sinh hoạt:
Trưởng thành hoạt động vào chiều tối, ban ngày trong bụi rậm, cành cây, thường đẻ trứng trên mặt trên của lá
Sâu non mới nở sống tập trung và gậm những biểu mô của lá Sang tuổi 2 sâu phân tán, xuất hiện 2 đốm đen, chưa có phản ứng với ánh sáng Tuổi 3 xuất hiện 3 vạch chính, màu sắc sâu non thay đổi và có phản ứng với
Trang 4ánh sáng, phần lớn chúng hoạt động mạnh vào sáng sớm hoặc chiều mát Khi có ánh sáng mặt trời sâu ẩn ở phía dưới lá hoặc trốn vào đất
Ở tuổi 2-3 sâu có thể ăn lủng lá đục thành những lỗ nhỏ
Tuổi 4-5 có khả năng phá hại mạnh ăn những mảng lá lớn, chừa lại gân chính, đôi khi chừa lại cuống lá, có phản ứng với ánh sáng rất mạnh
Tuổi 6 sâu hoạt động ít, ăn ít, cơ thể ngắn lại Cuối tuổi 6 sâu không
ăn, chui xuống đất, tạo thành nôi và hoá nhộng, đôi khi trong lá khô hoặc tàn
dư thực vật
Biện pháp phòng trị:
- Cày bừa phơi đất, diệt nhộng
- Dùng bẫy chua ngọt
- Dùng thuốc gốc hữu cơ hoặc cúc tổng hợp