Món ăn miền trung Với bờ biển dài, bề ngang hẹp của miền Trung, mắm ruốc, cá kho, đã đi vào mâm cơm của số đông thay cho "tương cà gia bản" truyền thống của miền Bắc. Món cá ngừ kho chan bún, bánh tráng là đặc sản của dọc suốt duyên hải miền Trung. Món cá kho phần nhiều là cá biển và thường kho lẫn với các loại rau quả như khế, cà chua, dưa hường, mít non Món gỏi cũng được chế biến từ cá biển và các loại hải sản như tôm, mực Suốt miền Trung cho đến miền Đông Nam Bộ có món gỏi mít non hấp dẫn. Từ đất Quảng, món mì Quảng giành được khẩu vị của tất cả các tỉnh miền Trung và tiến vào Sài Gòn với vị trí đặc sản. Một trung tâm ăn uống lớn của miền Trung là Huế. Món ăn nơi đây là sự chọn lọc các món từ đàng ngoài và cải tiến, nâng cao cho phù hợp với thổ nghi, sản vật Huế. Cuộc sống vua chúa với nhu cầu hưởng lạc cao chính là thời cơ vàng để các món ăn Huế phát triển. Có thể nói các món ăn Huế là tiêu biểu cho văn minh ăn uống Việt Nam cuối thế kỷ 18 sang thế kỷ 19. Món ăn Huế được chế biến công phu, tinh tế. Nhiều người cho rằng ăn các món Huế là thưởng thức cái đẹp, cảm nhận cái hồn của Huế không còn thấy cần tìm sự no nê. Ngay những thứ như lòng lợn, lòng bò vào tay các bà nội trợ Huế cũng trở thành những mỹ vị cao sang. Món cá kho của bình dân ba miền khi đến Huế cũng mang màu quý phái: cá bống thệ lẫn thịt ba rọi rau răm, ớt bột, tiêu, đường, nước mắm, nước màu, cho lửa liu riu và con cá kho khi lên đĩa nhìn trong suốt như hổ phách Có hàng trăm món Huế và ngày nay, cả nước đều biết đến tiếng mắm tôm chua Huế ăn với thịt lợn luộc kèm khế, vả và các loại rau thơm. Bún bò Huế, cơm hến tré, bánh lá là những món ăn bình dân Huế, nhưng ngày nay đã là món đặc sản trong thực đơn các khách sạn sang trọng ……. Một số món ăn tiêu biểu: Cuốn ram Huế Món ăn này sẽ giúp bạn có thể cải thiện bữa ăn gia đình. Chỉ cần bỏ chút thời gian chế biến là bạn sẽ được thưởng thức văn hoá ẩm thực cung đình. Nguyên liệu: - 100 gam thịt nạc - 1 cái bánh tráng gạo mè - 5 tai nấm mèo - 2 tép hành lá - 2 vắt bún Tàu - 1/3 củ cà rốt - 1/3 củ cải trắng - Rau sống các loại - Muối, hạt nêm, hành tỏi, tiêu, đường, dấm Thực hiện: - Bằm nhỏ thịt nạc, nấm mèo, hành lá, bún Tàu ướp gia vị vừa ăn và trộn đều. - Bánh tráng cắt làm 6, cho hỗn hợp đã trộn vào miếng bánh và gói lại theo hình tam giác. - Cà rốt và củ cải trắng cắt sợi nhỏ ngâm với dấm đường làm món chua ngọt. - Những miếng bánh gói xong cho vào dầu nóng chiên giòn, sắp xếp ra đĩa và dùng với rau sống kèm nước nắm chua ngọt. Mì Quảng Mì Quảng là món ăn đầy hấp dẫn, chinh phục được khẩu vị của người phương nam. Bát mì chan nước dùng thịt, ăn kèm với bánh tráng và đậu phộng luôn để lại hương vị khó quên. Cũng như phở Hà Nội, hủ tíu Sài Gòn, bún bò Huế, mì Quảng đã bước vào thực đơn điểm tâm và các món ăn của người miền nam. Ban đầu, mì Quảng chỉ để phục vụ cho những người Quảng Nam xa quê, ăn để đỡ nhớ nhà nhưng rồi món mì Quảng ngon thu hút cả người miền nam. Ở Quảng Nam các quán đông khách thường lấy mì ở chợ Chùa, huyện Duy Xuyên, lấy rau sống tại Hội An, tôm được cung cấp từ các ngư dân Cửa Đại và nước mắm dùng để nêm phải là nước mắm Nam Ô, quả là món ăn rất cầu kỳ. Mì Quảng có nhiều loại: mì làm bằng gạo lức có màu nâu đỏ, mì pha bột nghệ có màu vàng, còn làm bằng bột gạo thường thì có màu trắng như bánh phở. Sợi to hơn và dầy hơn hủ tíu. Nước dùng phải được nấu nhiều xương cho ngọt, thêm tí dầu hạt điều để nước dùng có màu tươi. Phần quan trọng thứ hai trong tô mì là "nhân", gồm có thịt gà, thịt bò, sườn heo non, tôm. Các thứ này được xào cùng với khóm (dứa) cắt nhỏ, tạo thành các loại thịt cùng với vị ngọt hơi chua của khóm (dứa). Mì Quảng không sử dụng nước dùng nhiều như hủ tíu và phở, nên trước khi chế nước dùng vào, sợi mì phải được trụng nước nóng hơi lâu. Nhân được xếp sao cho đẹp, nhìn phải bắt mắt, vì vậy thịt và tôm phải để trên mặt cho đều rồi mới chế nước dùng, sau cùng rải đậu phộng lên. Giã đậu phộng để ăn mì Quảng cũng là một nghệ thuật. Đậu không được đâm nhuyễn, chỉ cà cho vỡ hai ra để người ăn nhai cùng với bánh tráng phát ra âm thanh mới thú vị. Ăn mì Quảng phải kèm bánh tráng gạo miền trung nướng bằng lửa than mới ngon. Rau ăn với mì Quảng là rau húng cây, húng lủi, xà lách cùng với chuối cây xắt mỏng trộn vào nhau thành một hỗn hợp rau. Người miền nam thích ăn giá sống có thể cho vào một ít. Bánh Bèo Đây là một loại bánh được coi là đặc sản của Huế. Những lá bánh tròn mỏng mảnh trắng muốt sẽ càng thêm hấp dẫn khi chấm với nước mắm tôm pha. Nguyên liệu: - 30 g bột gạo - 1/2 muỗng cà phê bột năng - 1 miếng da heo khô cắt hột lựu chiên giòn - 20g tôm xú luộc giã nhuyễn cháy khô. Thực hiện: - Bột gạo và bột năng cho vào tô. - Cho 1/2 chén nước khuấy đều. - Bắc nồi hấp lên bếp cho nước sôi đồng thời cho 6 chén nhỏ chứa hỗn hợp bột đã pha vào nồi hấp. - Đợi đến lúc bột trong là chín. - Nhắc xuống để nguội, trước khi ăn cho vào mỗi chén 1 ít tôm cháy, 2 miếng da heo chiên, và mỡ hành tươi. Món này dùng với nước mắm tôm pha. Thịt bò thưng Những dịp lễ tết, giỗ chạp, ngoài những món nem, bì, chạo, chả… làm từ thịt heo, bò, người miền Trung còn hay nấu món "thịt bò thưng", đây là một món ăn ít được biết nhiều ngoài khu vực miền Trung khoảng từ Quảng Nam vào đến Phú Yên, Bình Định. Để nấu món bò thưng, người nội trợ phải dậy sớm ra chợ chọn mua thịt thăn bò. Chọn thịt nguyên khối, lúc lạng theo sớ dọc cho miếng thịt có độ dày khoảng 1cm, thịt sẽ liền, rộng bản, dễ cuốn. Phải lạng theo sớ dọc thì thịt khi nấu sẽ không bị rã, nát. Ướp thịt bò với đường, nước mắm, muối, tiêu, hành tỏi giã nhỏ, ngũ vị hương và dầu ăn. Xong để thịt đã ướp vào nơi mát khoảng 30 phút cho thấm. Mỡ gáy heo là nguyên liệu quan trọng thứ nhì, phải lựa đúng mỡ gáy vì mỡ phần này khi nấu chín sẽ giòn, xốp, ngon hơn mỡ ở những vị trí khác trong con heo. Mỡ heo cắt thành thỏi độ 1x1cm, dài bằng miếng thịt bò rồi ướp với đường, muối, để trong 30 phút. Sau đó trải miếng thịt bò ra, đặt thỏi mỡ vào giữa và cuốn thật chặt tay, dùng dây gai cột lại. Giai đoạn nấu cũng phải lưu ý vì đây là lúc chỉ cần quá lửa, bò sẽ dai không ngon. Bắc chảo dầu đun lửa nóng già, chiên cuốn thịt cho vàng đều bên ngoài. Sau đó, sả chặt khúc lót đáy nồi, xếp các cuốn thịt lên trên, đổ nước ngập khoảng phân nửa cuốn thịt. Đun thịt vừa sôi, vặn nhỏ lửa, đậy nắp nồi lại, thỉnh thoảng trở thịt cho chín đều. Khi thịt đã chín mềm, nước còn lại chừng 1/3, cho đậu phộng rang giã nhỏ vào, nấu sôi lại, nêm nếm cho vừa ăn, nhắc xuống để nguội. Khi ăn, người ta tháo dây, cắt khoanh dày cỡ 1cm xếp vào đĩa, cho nước thịt vào và rải thêm đậu phộng rang lên mặt. Từng miếng thịt tròn, vị mặn ngọt đậm đà, thơm mùi sả và ngũ vị hương, màu nâu bóng, điểm ở giữa là miếng mỡ trắng trong thật hấp dẫn. Dùng thịt với cơm nóng, vị ngọt, béo của thịt và mỡ hòa cùng mùi gạo kích thích vị giác của người ăn. Người miền Trung khi ăn cỗ bao giờ cũng có thêm bánh tráng nướng. Tiếng bánh tráng bẻ rôm rốp, mùi mè thơm lừng, nhai bánh rào rạo trong miệng cùng vị thịt bò thưng mềm mại thì không gì bằng. Một món ăn ngon truyền thống, được giới thiệu như một phần bổ sung trong kho tàng văn hóa ẩm thực Việt Nam . món ăn Huế phát triển. Có thể nói các món ăn Huế là tiêu biểu cho văn minh ăn uống Việt Nam cuối thế kỷ 18 sang thế kỷ 19. Món ăn Huế được chế biến công phu, tinh tế. Nhiều người cho rằng ăn. Suốt miền Trung cho đến miền Đông Nam Bộ có món gỏi mít non hấp dẫn. Từ đất Quảng, món mì Quảng giành được khẩu vị của tất cả các tỉnh miền Trung và tiến vào Sài Gòn với vị trí đặc sản. Một trung. Món ăn miền trung Với bờ biển dài, bề ngang hẹp của miền Trung, mắm ruốc, cá kho, đã đi vào mâm cơm của số đông thay cho "tương cà gia bản" truyền thống của miền Bắc. Món cá