Thiên văn học(phần I) pps

5 357 0
Thiên văn học(phần I) pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thiên văn học(phần I) Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Một hình khảm vĩ đại của Tinh vân Con Cua, một tàn tích sao siêu mới do Kính viễn vọng vũ trụ Hubble chụp Thiên văn học là việc nghiên cứu khoa học các vật thể vũ trụ (như sao, hành tinh, sao chổi, tinh vân, quần tinh, thiên hà) và các hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài khí quyển Trái Đất (như bức xạ nền vũ trụ). Nó nghiên cứu sự phát triển, tính chất vật lý, hoá học, khí tượng học, và chuyển động của các vật thể vũ trụ, cũng như sự hình thành và phát triển của vũ trụ. Thiên văn học là một trong những ngành khoa học cổ nhất. Các nhà thiên văn học của những nền văn minh đầu tiên đã tiến hành những cuộc quan sát có phương pháp bầu trời đêm, và các dụng cụ thiên văn học đã được tìm thấy từ những giai đoạn còn sớm hơn nữa. Tuy nhiên, sự xuất hiện của kính viễn vọng là thời điểm thiên văn học bắt đầu bước vào giai đoạn khoa học hiện đại. Về lịch sử, thiên văn học từng gồm cả các ngành đo sao, hoa tiêu thiên văn, quan sát thiên văn, làm lịch, và thậm chí cả chiêm tinh học, nhưng ngành thiên văn học chuyên môn hiện đại ngày nay thường chỉ có nghĩa vật lý học thiên thể. Từ thế kỷ 20, lĩnh vực thiên văn học chuyên nghiệp được chia thành các nhánh quan sát và thực nghiệm. Thiên văn học quan sát chú trọng tới việc thu thập và phân tích dữ liệu, sử dụng các nguyên tắc cơ bản của vật lý. Thiên văn học lý thuyết định hướng theo sự phát triển các mô hình máy tính hay mô hình phân tích để miêu tả các vật thể và hiện tượng thiên văn. Hai lĩnh vực bổ sung lẫn cho nhau, thiên văn học lý thuyết tìm cách giải thích các kết quả quan sát, và việc quan sát lại thường được dùng để xác nhận các kết quả lý thuyết. Các nhà thiên văn nghiệp dư đã đóng góp nhiều khám phá quan trọng cho thiên văn học, và thiên văn học là một trong số ít ngành khoa học nơi các nhà thiên văn nghiệp dư có thể đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong sự phát hiện và quan sát các hiện tượng thoáng qua. Thiên văn học cổ hay thậm chí thiên văn học cổ đại không nên bị nhầm lẫn với ngành chiêm tinh học, hệ thống niềm tin rằng những công việc của con người liên quan tới các vị trí của các vật thể vũ trụ. Dù hai lĩnh vực cùng có nguồn gốc chung và một phần phương pháp thực hiện (cụ thể, việc sử dụng lịch thiên văn), chúng là khác biệt. [1] Năm 2009 đã được Liên hiệp quốc coi là Năm Thiên văn học Quốc tế (IYA2009). Mục tiêu là tăng cường nhận thức và sự tham gia của mọi người vào thiên văn học. Từ vựng học Từ thiên văn học trong tiếng Việt là một từ Hán-Việt, nguyên gốc từ 天文学, với thiên là trời, bầu trời; văn là phép luật, văn hoa, văn tự; học là nghiên cứu, học tập. Trong một số ngôn ngữ phương Tây, như tiếng Anh, người ta dùng từ astronomy, được dịch nghĩa là "luật của các ngôi sao" hay "văn hóa của các ngôi sao" (phụ thuộc theo cách dịch) có nguồn gốc từ từ tiếng Hy Lạp αστρονομία, astronomia, từ các từ άστρον (astron, "ngôi sao") và νόμος (nomos, "luật hay văn hoá"). Sử dụng các thuật ngữ "thiên văn học" và "vật lý học thiên thể" Nói chung, cả "thiên văn học" hay "vật lý học thiên thể" đều có thể được dùng để chỉ môn này. [2][3][4] Dựa trên các định nghĩa chính xác của từ điển, "thiên văn học" để chỉ "việc nghiên cứu các vật thể và chủ đề bên ngoài khí quyển Trái đất và các tính chất vật lý và hoá học của chúng" [5] và "vật lý học thiên thể" để chỉ nhánh thiên văn học nghiên cứu "cách thức, các tính chất vật lý, và các quá trình động lực của các thiên thể và hiện tượng vũ trụ". [6] Trong một số trường hợp, như trong phần giới thiệu của cuốn sách hướng dẫn Physical Universe (Vũ trụ Vật lý) của Frank Shu, "thiên văn học" có thể được sử dụng để miêu tả việc nghiên cứu định lượng của hiện tượng, trong khi "vật lý học thiên thể" được dùng để miêu tả vùng định hướng vật lý của hiện tượng. [7] Tuy nhiên, bởi hầu hết các nhà thiên văn học hiện đại nghiên cứu các chủ đề liên quan tới vật lý, thiên văn học hiện đại thực tế có thể được gọi là vật lý học thiên thể. [2] Nhiều cơ quan nghiên cứu chủ đề này có thể sử dụng "thiên văn học" và "vật lý học thiên thể", một phần dựa trên việc cơ quan của họ về lịch sử có liên quan tới một cơ sở vật lý hay không, [3] và nhiều nhà thiên văn học chuyên nghiệp thực tế đều có bằng cấp vật lý. [4] Một trong những tờ báo khoa học hàng đầu trong lĩnh vực có tên gọi Thiên văn học và Vật lý học thiên thể. Chủ đề Thiên văn học Lịch sử Bài chi tiết: Lịch sử thiên văn học Xem thêm thông tin: Thiên văn học cổ điển Một bản đồ bầu trời từ thế kỷ 17, của nhà bản đồ người Hà Lan Frederik de Wit. Buổi đầu, thiên văn học chỉ bao gồm việc quan sát và dự đoán các chuyển động của vật thể có thể quan sát được bằng mắt thường. Ở một số địa điểm, như Stonehenge, các nền văn hoá đầu tiên đã lắp dựng những dụng cụ quan sát to lớn có lẽ có một số mục đích thiên văn. Ngoài việc sử dụng trong nghi lễ, các đài quan sát thiên văn có thể được sử dụng để xác định mùa, một yếu tố quan trọng để biết thời điểm canh tác, cũng như biết được độ dài của năm. [8] Trước khi các dụng cụ như kính thiên văn được chế tạo việc nghiên cứu các ngôi sao phải được tiến hành từ các điểm quan sát thuận lợi có thể có, như các toà nhà cao và những vùng đất cao với mắt thường. Khi các nền văn minh phát triển, đáng chú ý nhất là Mesopotamia, Hy Lạp, Ai Cập, Ba Tư, Maya, Ấn Độ, Trung Quốc, Nubia [9] và thế giới Hồi giáo, các cuộc quan sát thiên văn học đã được tổng hợp, và các ý tưởng về tính chất vũ trụ bắt đầu được khám phá. Hoạt động thiên văn học sớm nhất thực tế gồm vẽ bản đồ các vị trí sao và hành tinh, một ngành khoa học hiện được gọi là thuật đo sao. Từ các quan sát này, những ý tưởng đầu tiên về những chuyển động của các hành tinh được hình thành, và trạng thái của Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất trong vũ trụ đã được khám phá về mặt triết học. Trái đất được cho là trung tâm của vũ trụ với Mặt trời, Mặt trăng và các ngôi sao quay quanh nó. Điều này được gọi là mô hình Địa tâm của vũ trụ. Một số phát hiện thiên văn học đáng chú ý đã được thực hiện trước khi có kính viễn vọng. Ví dụ sự nghiêng elíp được ước tính từ ngay từ năm 1000 trước Công Nguyên bởi các nhà thiên văn học Trung Quốc. Người Chaldean đã phát hiện ra rằng nguyệt thực tái xuất hiện trong một chu kỳ lặp lại gọi là saros. [10] Ở thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, kích thước và khoảng cách của Mặt trăng được Hipparchus [11] và các nhà thiên văn học Ả Rập sau này ước tính. Thiên hà Andromeda, thiên hà gần nhất với Ngân hà, được nhà thiên văn học người Ba tư Azophi phát hiện năm 964 và lần đầu tiên được miêu tả trong cuốn sách Book of Fixed Stars (Sách về các định tinh) của ông. [12] Sao siêu mới SN 1006, sự kiện sao có độ sáng biểu kiến lớn nhất được ghi lại trong lịch sử, đã được nhà thiên văn học Ai Cập Ả Rập Ali ibn Ridwan và các nhà thiên văn học Trung Quốc quan sát năm 1006. Thiết bị thiên văn học sớm nhất được biết là cơ cấu Antikythera, một thiết bị của người Hy Lạp cổ đại để tính toán các chuyển động của các hành tinh, có niên đại từ khoảng năm 150-80 trước Công Nguyên, và là tổ tiên sớm nhất của một máy tính tương tự thiên văn. Các thiết bị máy tính tương tự thiên văn giống như vậy sau này đã được các nhà thiên văn học Ả Rập và Châu Âu sáng chế. Trong thời Trung Cổ, việc quan sát thiên văn học hầu như đã bị ngưng trệ ở Châu Âu Trung Cổ, ít nhất cho tới thế kỷ 13. Tuy nhiên, thiên văn học đã phát triển mạnh ở thế giới Hồi giáo và các vùng khác trên thế giới. Một số nhà thiên văn học Ả Rập đáng chú ý từng thực hiện các đóng góp quan trọng cho ngành khoa học gồm Al-Battani, Thebit, Azophi, Albumasar, Biruni, Arzachel, trường Maragha, Qushji, Al-Birjandi, Taqi al-Din, và những người khác. Các nhà thiên văn học trong thời kỳ này đã đưa ra nhiều tên Ả Rập hiện vẫn được sử dụng cho các ngôi sao riêng biệt. [13][14] Mọi người cũng tin rằng các tàn tích tại Đại Zimbabwe và Timbuktu [15] có thể chứa đựng một đài quan sát thiên văn học. [16] Người Châu Âu trước kia từng tin rằng không hề có việc quan sát thiên văn học tại vùng Châu Phi hạ Sahara thời Trung Cổ tiền thuộc địa nhưng những phát hiện gần đây cho thấy điều trái ngược. [17][18][19] Nhà thiên văn học Galileo Galilei thường được cho là cha đẻ của ngành Thiên văn học hiện đại. Một nhà thiên văn học là một nhà khoa học, chuyên nghiên cứu các thiên thể như các hành tinh, ngôi sao và thiên hà. Các nhà thiên văn học còn giải thích phân loại, mô tả tất cả các hiện tượng trên bầu trời hoặc những gì trong vũ trụ. Trước đây, thiên văn học là ngành khoa học chỉ quan tâm về các hiện tượng phân loại và mô tả còn ngành vật lý thiên văn chỉ để giải thích các hiện ượng thắc mắc chưa biết được bằng cách sử dụng những định luật vật lý. Hiện nay, sự phân biệt này đã biến mất. Nhà thiên văn học chuyên nghiệp được đào tạo chiều sâu, thường có bằng Tiến sĩ vật lý và được đưa vào tuyển dụng tải các trường đại học để tổ chức nghiên cứu có tính chất cao [1] . Họ dành phần lớn của mình cho công việc nghiên cứu, mặc dù họ vẫn thường xuyên đi giảng dạy hoặc hoạt động ở đài thiên văn. Hiệp hội Thiên văn Quốc tế bao gồm 9.259 thành viên từ 89 nước khác nhau đang tham gia vào việc nghiên cứu thiên văn giữa các tiến sĩ và cao hơn. Trong khi số lượng các nhà thiên văn chuyên nghiệp thì không lớn hơn nhiều số dân ở một thị trấn nhỏ nhưng cộng đồng yêu thích thiên văn thì rất lớn. Hầu hết các câu lạc bộ thiên văn học nghiệp dư đều có kiến thức rất lớn như một nhà thiên văn chuyên nghiệp. Ở Việt Nam có một số lớn cộng đồng yêu thích thiên văn học và có rất nhiều câu lạc bộ trên khắp mọi miền đất nước, chứng tỏ ngành thiên văn của nước ta trong tương lai sẽ phát triển mạnh. . trong lĩnh vực có tên gọi Thiên văn học và Vật lý học thiên thể. Chủ đề Thiên văn học Lịch sử Bài chi tiết: Lịch sử thiên văn học Xem thêm thông tin: Thiên văn học cổ điển Một bản. quả lý thuyết. Các nhà thiên văn nghiệp dư đã đóng góp nhiều khám phá quan trọng cho thiên văn học, và thiên văn học là một trong số ít ngành khoa học nơi các nhà thiên văn nghiệp dư có thể đóng. học hiện đại. Về lịch sử, thiên văn học từng gồm cả các ngành đo sao, hoa tiêu thiên văn, quan sát thiên văn, làm lịch, và thậm chí cả chiêm tinh học, nhưng ngành thiên văn học chuyên môn hiện

Ngày đăng: 11/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan