Quản lý xã hội bằng pháp luật - Đúng nhưng chưa đủ Nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về hình thái kinh tế – xã hội chúng tôi thấy, ngoài các yếu tố về chính trị, tư tưởng, văn hoá, thì thượng tầng kiến trúc còn bao gồm các yếu tố rất quan trọng là pháp luật và đạo đức…Hai yếu tố này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với hạ tầng cơ sở. Xét trên bình diện công cụ quản lý, thì pháp luật và đạo đức là hai công cụ quan trọng của việc quản lý xã hội. Thứ nhất, nói về pháp luật thì tại Điều 12 Hiến pháp nước ta khẳng định: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa". Như vậy, trong đạo luật gốc, Nhà nước ta khẳng định pháp luật là công cụ quản lý xã hội. Trên phương diện lý luận, thì pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng được tạo nên bởi cơ sở hạ tầng là quan hệ sản xuất; và có nhiệm vụ điều chỉnh quan hệ sản xuất. Nếu pháp luật phù hợp với các yếu tố của hạ tầng cơ sở (trong đó có quan hệ sản xuất), thì nó thúc đẩy quá trình phát triển quan hệ kinh tế và làm tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, nếu pháp luật không phù hợp với các yếu tố của hạ tầng cơ sở, thì nó kìm hãm sự phát triển quan hệ kinh tế và làm giảm khả năng tăng trưởng kinh tế. Nói tới pháp luật và để có pháp luật chuẩn (phù hợp và có khả năng điều chỉnh quan hệ sản xuất theo hướng tích cực), thì phải nói tới các môi trường tồn tại của pháp luật và đòi hỏi pháp luật phải tốt ở tất cả những môi trường tồn tại của nó. Vậy, pháp luật tồn tại ở những môi trường nào? Chúng tôi cho rằng, pháp luật tồn tại ở ba môi trường là: xây dựng pháp luật; thực hiện pháp luật; và ý thức pháp luật. Ở môi trường xây dựng pháp luật, thì có thể nói với sự cố gắng hết mình dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền đã nghiên cứu và ban hành một hệ thống đồ sộ các văn bản pháp luật để điều chỉnh các lĩnh vực quan hệ xã hội. Như vậy, có thể nói chúng ta không thiếu các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ kinh tế nói riêng. Tuy nhiên, ở môi trường thực hiện pháp luật thì mặc dù đã có rất nhiều cố gắng của các cơ quan thực thi pháp luật và đạt được rất nhiều thành quả nhất là sự tăng trưởng kinh tế trong 10 năm thực hiện Cương lĩnh nhưng vẫn nổi lên vấn đề là pháp luật không nghiêm. Nguyên nhân của nó là việc tổ chức thi hành pháp luật. Tình trạng cố tình vi phạm pháp luật hoặc lách luật vì động cơ cục bộ hoặc động cơ cá nhân xảy ra phổ biến ở nhiều cơ quan, tổ chức và công dân. Còn ở môi trường ý thức pháp luật bao gồm hai yếu tố là hiểu biết pháp luật và tình cảm của nhân dân đối với pháp luật, thì có thể nói là rất yếu. Nhân dân không hiểu luật và ghét làm theo pháp luật. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ những hạn chế, bất cập của hoạt động phổ biến pháp luật và sự quan sát trực quan của nhân dân vào thực tiễn thi hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức không nghiêm. Nhưng dù sao thì pháp luật vẫn là một công cụ quan trọng để quản lý xã hội, do vậy cần bổ sung vào mục tiêu tổng quát để khẳng định giá trị điều chỉnh của pháp luật và nhấn mạnh việc chúng ta chủ trương xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, việc chúng ta khẳng định "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật…" theo chúng tôi là hoàn toàn đúng nhưng chưa đủ. Bởi lẽ, phong tục và thói quen hành xử của con người Việt Nam là "Một trăm cái lý không bằng một tý cái tình". Cái tình mà tôi muốn trình bày ở đây là "đạo đức". Đạo đức suy cho cùng là quan niệm "tốt, xấu, sang, hèn, anh hùng và sợ chết", là sự thừa nhận và ca ngợi của xã hội đối với cái tốt, người tốt và là sự lên án của xã hội đối với cái xấu, người xấu. Hệ quả của việc đó là làm cho cái tốt, người tốt được nhân rộng; cái xấu, người xấu bị triệt tiêu. Lịch sử của sự kết hợp giữa đạo đức với pháp luật đã chứng minh dùng đạo đức để điều chỉnh quan hệ xã hội thì pháp luật đỡ phải gồng mình mà hiệu quả lại rất cao. Một điều rất đáng tiếc là đạo đức (bao gồm đạo đức gia đình và đạo đức xã hội) của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công dân chúng ta xuống cấp. Hệ quả của nó là tội phạm, là vi phạm, là cơ hội… và hiệu lực quản lý của những cán bộ, đảng viên được giao trọng trách quản lý, chỉ huy các cơ quan, tổ chức không cao và không được những người bị quản lý phục tùng. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thì việc bổ sung hai yếu tố nêu trên vào mục tiêu tổng quát của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là cần thiết. Từ những lý do đó, chúng tôi đề nghị sửa lại đoạn 3 điểm 4 Mục II Dự thảo cương lĩnh về mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta như sau "Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là xây dựng xong về cơ bản nền kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, pháp luật, tư tưởng, văn hoá và đạo đức phù hợp, tạo cơ sở làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh". Nguồn: Cổng thôgn tin điện tử của Bộ Tư pháp . việc quản lý xã hội. Thứ nhất, nói về pháp luật thì tại Điều 12 Hiến pháp nước ta khẳng định: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa" Quản lý xã hội bằng pháp luật - Đúng nhưng chưa đủ Nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về hình thái kinh tế – xã hội chúng tôi thấy, ngoài các yếu tố. nước quản lý xã hội bằng pháp luật " theo chúng tôi là hoàn toàn đúng nhưng chưa đủ. Bởi lẽ, phong tục và thói quen hành xử của con người Việt Nam là "Một trăm cái lý không bằng