Mất nhãn hiệu là mất thị trường Đó là khẳng định của TS. Trần Lê Hồng - Cục Sở hữu Trí tuệ tại Hội thảo “Thương hiệu mạnh – Lợi thế cạnh tranh trong kinh tế hội nhập” do VCCI và Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức. Theo TS. Trần Lê Hồng, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ nỗ lực trên thị trường trong nước mà còn đang vươn ra thị trường thế giới. Để thành công, các doanh nghiệp phải quan tâm giải quyết nhiều vấn đề, trong đó không thể bỏ qua hay xem nhẹ việc bảo hộ nhãn hiệu do vai trò của nó đối với các hoạt động kinh doanh và chính doanh nghiệp như một loại tài sản trí tuệ có giá trị. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đầy đủ đến việc bảo hộ nhãn hiệu làm cơ sở cho các hoạt động thương hiệu của doanh nghiệp. Không ít các doanh nghiệp thờ ơ với các hiện tượng làm hàng giả, hàng nhái, không có những hoạt động tích cực hướng đến việc đảm bảo quyền của mình đối với nhãn hiệu, chỉ khi nhãn hiệu của mình đã bị doanh nghiệp khác hoặc các chủ thể nước ngoài chiếm đoạt mới “tỉnh giấc” để đổi mới cách tiếp cận với việc bảo hộ nhãn hiệu, ví dụ như trường hợp của Công ty Trung Nguyên, Tổng công ty dầu khí Việt Nam, Tổng công ty thuốc lá Việt Nam v.v. Điều đáng mừng là ngày càng nhiều doanh nghiệp đã nhận ra điều này thể hiện qua tỷ lệ nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký tăng nhanh qua các năm: Năm 2007 số nhãn hiệu được đăng ký tăng 68% từ 6.335 lên 10.660; Năm 2008 tiếp tục tăng 49%, lên 15.826. Sự cần thiết của việc bảo hộ nhãn hiệu TS. Trần Lê Hồng khẳng định: “Các nhãn hiệu thực chất là diện mạo của doanh nghiệp”. Chứng minh cho luận điểm của mình, ông Hồng lập luận, nhãn hiệu của doanh nghiệp cho phép khách hàng phân biệt được sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác, qua đó tạo cho doanh nghiệp có khả năng bán ra thị trường một cách tốt hơn hàng hóa hoặc dịch vụ của mình. Nhưng nhãn hiệu không chỉ được sử dụng như dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp mà còn là sự đảm bảo về chất lượng trước sau như một. Một khách hàng nếu đã hài lòng với chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp nào đó thì sẽ tiếp tục mua nó dựa vào chất lượng mong đợi nhờ vào nhãn hiệu đã biết. “Vì vậy, doanh nghiệp nên chú tâm tới việc lựa chọn và thiết kế một nhãn hiệu phù hợp, nhất là bảo hộ nó, sử dụng nó một cách thận trọng trong quảng cáo và ngăn chặn những người khác sử dụng bất hợp pháp hoặc làm sai lệch nhãn hiệu đó” – Ông nhấn mạnh. Ông Hồng cũng cho biết thêm về sự cần thiết của việc bảo hộ nhãn hiệu đó là: “Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho phép doanh nghiệp có thể tối đa hóa sự khác biệt của sản phẩm, quảng cáo và tiếp thị để từ đó nâng cao khả năng nhận biết sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp tại các thị trường quốc tế đồng thời thiết lập mối liên hệ trực tiếp với khách hàng nước ngoài”. Tùy thuộc vào tính chất dịch vụ, một doanh nghiệp có thể thỏa thuận chuyển giao quyền đối với nhãn hiệu với các công ty trong và ngoài nước giúp có thêm lợi nhuận từ nhãn hiệu. Tương tự như vậy, việc chuyển giao quyền đối với nhãn hiệu được thực hiện cả cho hàng hóa. Không có gì là lạ khi các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ tại thị trường trong nước hoặc xuất khẩu những mặt hàng không có nhãn hiệu sẽ phải đối mặt với những bất lợi như: · Lợi nhuận thấp hơn do khách hàng đòi hỏi giá thấp hơn vì các sản phẩm không có nhãn hiệu. · Không có được sự tín nhiệm của khách hàng vì họ không thể nhận biết sản phẩm và phân biệt được với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. · Khó khăn trong tiếp thị và quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ ở nước ngoài vì không có biểu tượng phù hợp hay dấu hiệu nhận biết dễ dàng để liên hệ sản phẩm/ dịch vụ với doanh nghiệp vì việc tiếp thị một sản phẩm không có nhãn hiệu rõ ràng là khó hơn nhiều. Một lần nữa ông khẳng định: “Bảo hộ nhãn hiệu đặc biệt hữu ích và cần thiết với các doanh nghiệp Việt Nam do hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới tham gia thị trường khi tham vọng củng cố và mở rộng thị phần là một yêu cầu khách quan và hết sức bức thiết.” Thực tế với mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng và tạo lập uy tín cho nhãn hiệu của riêng mình đã khó nhưng việc giữ gìn, bảo vệ nó còn khó hơn nhiều nếu như không được đăng ký bảo hộ. “Nhãn hiệu có vị trí đặc biệt quan trọng và trở thành “linh hồn” của mỗi doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Chính vì vậy, nhiều người đã đúng khi khẳng định “Mất nhãn hiệu là mất thị trường”” – Ông Hồng nói. DN nên quan tâm đối với việc đăng ký bảo hộ ở nước ngoài Doanh nghiệp không chỉ nên quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ trong nước mà việc đăng ký bảo hộ ở nước ngoài cũng không kém phần quan trọng bởi việc bảo hộ nhãn hiệu chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của nước thực hiện bảo hộ. “Để mất hay tranh chấp đối với nhãn hiệu ở trong nước đã phức tạp và tốn kém cho doanh nghiệp, nhưng điều đó sẽ phức tạp và tốn kém gấp nhiều lần nếu như xảy ra ở nước ngoài” – TS Hồng cho biết. Ông Hồng lấy dẫn chứng, một khi nhãn hiệu không được đăng ký bảo hộ kịp thời ra nước ngoài mà để đối tác hay đối thủ chiếm đoạt mất thì doanh nghiệp sẽ gánh chịu những hậu quả rất nặng nề. Điều dễ nhận thấy nhất là nếu hàng hoá chưa xuất vào thị trường đó, thì việc xuất hàng sẽ không thực hiện được, doanh nghiệp sẽ phải thay đổi nhãn hiệu và chi phí tiếp thị mới. Trong trường hợp hàng hoá của doanh nghiệp đang được xuất vào thị trường đó, người chiếm đoạt nhãn hiệu có thể sẽ tạo ra những rào cản không nhỏ cho doanh nghiệp khi yêu cầu pháp luật can thiệp và hàng hoá nhập khẩu có thể bị bắt giữ, xử phạt. Trong những trường hợp như vậy, doanh nghiệp sẽ luôn phải đối phó với khả năng mất luôn thị phần. Ngoài ra, khả năng những người chiếm đoạt nhãn hiệu sẽ lợi dụng để sản xuất hàng giả đưa vào Việt Nam cũng rất cao, làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tại chính thị trường trong nước. Để có thể “đòi lại” nhãn hiệu của mình, doanh nghiệp sẽ rất vất vả, khó khăn và thiệt hại đủ đường. Nếu việc DN bảo hộ nhãn hiệu kịp thời thì DN có thể chủ động tiếp thị, quảng cáo sản phẩm đến thị trường, xúc tiến thương mại, khuếch trương hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính việc bảo hộ này là cơ sở pháp lý quan trọng để đấu tranh với hàng giả, hàng nhái, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất và người tiêu dùng. “Nói một cách ngắn gọn, giải pháp cho các doanh nghiệp muốn giữ vững thị trường, ổn định xuất khẩu, không còn cách nào khác là đánh giá đúng tình hình kinh doanh của mình để chủ động trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đảm bảo cho các hoạt động thương hiệu và phát triển kinh doanh cả trong và ngoài nước.” – ông Hồng khẳng định. Cho đến nay, Việt Nam đã có một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh về nhãn hiệu và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Trụ cột của hệ thống pháp luật này là Luật Sở hữu trí tuệ và dưới đó là các văn bản hướng dẫn thi hành, cùng với các văn bản pháp luật bổ sung, hỗ trợ như Bộ luật Hình sự, Luật Thương mại, Luật Hải quan, v.v. Việc doanh nghiệp nhận thức đầy đủ về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong và ngoài nước có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, cần làm rõ về việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không chỉ ở trong nước mà còn ra nước ngoài. . Mất nhãn hiệu là mất thị trường Đó là khẳng định của TS. Trần Lê Hồng - Cục Sở hữu Trí tuệ tại Hội thảo “Thương hiệu mạnh – Lợi thế cạnh tranh trong kinh. dụng bất hợp pháp hoặc làm sai lệch nhãn hiệu đó” – Ông nhấn mạnh. Ông Hồng cũng cho biết thêm về sự cần thiết của việc bảo hộ nhãn hiệu đó là: “Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho phép doanh. thiết của việc bảo hộ nhãn hiệu TS. Trần Lê Hồng khẳng định: “Các nhãn hiệu thực chất là diện mạo của doanh nghiệp”. Chứng minh cho luận điểm của mình, ông Hồng lập luận, nhãn hiệu của doanh nghiệp