Những yếutốđể giúp choviệclựachọnthịtrường?
Nghiên cứu thị trường giúpcho doanh nghiệp biết
được thị trường nước ngoài nào có tiềm năng nhất cho
sản phẩm của mình. Doanh nghiệp nên tập trung vào
một số thị trường mục tiêu trên cơ sở nhữngyếutố về
dân số, chính trị kinh tế, môi trường văn hoá và xã hội. Khả năng tiếp cận thị
trường và cơ hội dành cho sản phẩm của doanh nghiệp. Tiến hành đánh giá yếutố
về thị trường một cách kỹ lưỡng sẽ giúpcho doanh nghiệp dự toán về nhu cầu đối
với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình và khả năng kinh doanh trên các thị trường cụ
thể. Để có thể lựachọn được hai hoặc ba thị trường nước ngoài, cần phải đánh giá
khoảng 10 nước có thể nhập khẩu sản phẩm của doanh nghiệp.
Để tiến hành sự đánh giá về thị trường, cần phải trả lời những câu hỏi sau:
+ Dân số của nước đó và bao nhiêu, tỷ lệ tăng trưởng và mật độ dân số như thế
nào?
+ Sự phân bố của dân số theo độ tuổi có phù hợp không? (chẳng hạn như từ 1-10,
11-24, 25-40 và 41-60 vv)
+ Sự phân bố của dân số theo các vùng thành thị, cận thành thị và nông thôn như
thế nào?
+ Liệu có những thay đổi nào về thời tiết và khí hậu có thể gây ảnh hưởng tới sản
phẩm của doanh nghiệp không?
+ Khoảng cách vận chuyển từ điểm xuất khẩu của doanh nghiệp đến nước đó như
thế nào?
+ Tuổi thọ và chất lượng của các thiết bị vận tải và hệ thống thông tin liên lạc của
nước đó như thế nào?
+ Có mạng lưới vận tải, đóng gói, bốc dỡ và phân phối trong nước thích hợp hay
không?
+ Hệ thống chính quyền có trợ giúpcho kinh doanh hay không?
+ Chính phủ can thiệp đến mức nào đối với các giao dịch kinh doanh của tư nhân?
+ Thái độ của Chính phủ đối với việc nhập khẩu như thế nào?
+ Hệ thống chính trị có ổn định không và các liên minh cầm quyền có hay thay đổi
không?
+ Chính phủ có cố gắng tìm cách bãi bỏ hạn ngạch, thuế nhập khẩu và các loại rào
cản thương mại khác hay không?
+ Nước đó có cam kết thúc đẩy nền ngoại thương lên mức cao hơn không?
+ Thị trường có thực sự đóng cửa với người nước ngoài mặc dù về hình thức thì tự
do và mở cửa hay không?
+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước đó là bao nhiêu và cán cân thanh toán
như thế nào?
+ Tỷ trọng của hàng hoá xuất nhập khẩu trong nền kinh tế chung là bao nhiêu?
+ Tỷ lệ giữa nhập khẩu và xuất khẩu như thế nào?
+ Tỷ lệ lạm phát và bao nhiêu và các quy định về tiền tệ và ngoại hối là như thế
nào?
+ Thu nhập bình quân đầu người là bao nhiêu và có khả năng tăng lên hay không?
+ Tỷ lệ phần trăm dân số biết chữ là bao nhiêu? bậc giáo dục trung bình đạt được
đến đâu?
+ Tỷ lệ phần trăm dân số được coi là trung lưu (midle class) là bao nhiêu?
+ Sản phẩm hoặc dịch vụ có cần phải dịch hoặc điều chỉnh cho thích hợp với nước
đó hay không?
+ Những vấn đề luật pháp nào tác động đến các thoả thuận về phân phối trong
nước đó?
+ Nhữngyêu cầu về giấy tờ và quy định nhập khẩu nào ảnh hưởng tới sản phẩm
của doanh nghiệp?
+ Luật về sở hữu trí tuệ nào sẽ áp dụng đối với sản phẩm của doanh nghiệp khi
nhập vào thị trường nước đó?
+ Hệ thống luật pháp của nước đó có công bằng và không định kiến đối với các
tranh chấp thương mại hay không?
+ Luật thuế có công bằng đối với các nhà đầu tư nước ngoài không? Tỷ lệ thuế
đánh vào việc chuyển lợi tức là bao nhiêu?
+ Sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp có được hiểu và chấp nhận ở nước đó
hay không.
+ Có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp hiện đã có mặt trên thị trường
nước đó và họ từ đâu tới?
Sau khi tiến hành đối với một số nước bằng cách nhận được các câu trả lời cho các
câu hỏi trên, thực hiện đánh giá điều kiện thị trường của từng nước từ mức 1 (kém)
đến 5 (rất tốt) và điền số điểm vào một bảng tương tự như mẫu đưa ra dưới đây.
Cộng tất cả các điểm, số điểm đạt được càng cao thì khả năng phù hợp của thị
trường nước đó đối với sản phẩm của doanh nghiệp càng cao.
Bảng đánh giá yếutốthị trường
Yếu tốthị trường Nước
NướcNước
Nước
Môi trường dân số và tự nhiên
Dân số: tỷ lệ tăng dân số, mật độ, phân bố độ tuổi.
Phân bố dân cư thành thị và nông thôn
Thay đổi về thời tiết và khí hậu
Khoảng cách vận tải và mức độ thường xuyên
Điều kiện vận tải hàng không
Phân bố tự nhiên và hệ thống thông tin liên lạc
Phương tiện vận tải trong nước và khu vực
Môi trường chính trị
- Hệ thống chính quyền
- Can thiệp của Chính phủ vào kinh doanh
- Thái độ đối với ngoại thương
- Sự ổn định về chính trị
- Quan điểm về thương mại tự do và công bằng
- Ưu tiên phát triển thương mại quốc gia
Môi trường kinh tế
- Mức độ phát triển chung
- Tăng trưởng kinh tế: GNP, cán cân thanh toán
- Tỷ trọng của hàng hóa xuất nhập khẩu trong toàn b
ộ nền
kinh tế
- Tỷ lệ lạm phát
- Các quy định về tiền tệ và ngoại hối
- Thu nhập bình quân đầu người: hiện trạng, phân bố v
à
tiềm năng tăng trưởng
- Phân bố chi tiêu
Điều kiện văn hóa xã hội
- Tỷ lệ biết chữ, mức độ giáo dục
- Sự tồn tại của tầng lớp trung lưu
- Sự tương tự và khác biệt về thị trường
- Rào cản ngôn ngữ
Thâm nhập thị trường
- Hệ thống phân phối thích hợp
- Các yêu cầu thủ tục giấy tờ và quy định nhập khẩu
- Tiêu chuẩn địa phương, thông lệ và các rào c
ản phi thuế
quan
- Bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bảo vệ bản quyền
- Cơ chế giải quyết tranh chấp thích hợp
- Luật về thuế, thuế suất
Tiềm năng của sản phẩm
- Nhu cầu và mong muốn của khách hàng
- Sản xuất trong nước, nhập khẩu và mức tiêu thụ
- Hình thức và sự chấp nhận sản phẩm
- Thái độ đối với sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài
- Sự cạnh tranh
.
Những yếu tố để giúp cho việc lựa chọn thị trường?
Nghiên cứu thị trường giúp cho doanh nghiệp biết
được thị trường nước ngoài. năng tiếp cận thị
trường và cơ hội dành cho sản phẩm của doanh nghiệp. Tiến hành đánh giá yếu tố
về thị trường một cách kỹ lưỡng sẽ giúp cho doanh nghiệp