1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

đề cương ôn tập mác - lê nin

16 2,6K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 83,28 KB

Nội dung

đề cương ôn tập mác - lê nin tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực...

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC - LÊ NIN

Câu 1: Hàng hóa ( khái niệm, hai thược tính của hàng hóa, lượng giá trị của hàng hóa).

1) Khái niệm:

Hàng hoá là sản phẩm của lao động, nhằm thoả mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.

Theo C.Mác :

 Hàng hóa là hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cái vật chất trong xã hội tư bản

 Hàng hóa là hình thái nguyên tố của của cải, là tế bào kinh tế trong đó chứa đựng mọi mầm mống mâu thuẩn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

 Phân tích hàng hóa nghĩa là phân tích giá trị - phân tích cái cơ sở của tất cả các phạm trù chính trị kinh tế học của phương thức sản xuất tư bản

Dấu hiệu quan trọng nhất của hàng hóa : trước khi đi vào tiêu dùng phải qua mua bán

Hàng hóa phân thành các loại:

 Hàng hóa hữu hình ( quần áo, tư liệu sản xuất ) và hàng hóa vô hình ( các hoạt động dv vận tải, chữa bệnh,….)

 Hàng hóa tư nhân và hàng hóa công cộng ( phí cầu đường)

 Hàng hóa thông thường và hàng hóa đặc biệt ( sức lao động, tiền tệ)

2) Hai thuộc tính của hàng hóa :

Giá trị sử dụng:

Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, bào gồm nhu cầu trong sản xuất và nhu cầu cá nhân của con người.

Đặc trưng:

Theo C.Mác : “Là những giá trị sử dụng, các hang hóa khác nhau trước hết về chất…” tức nghĩa mỗi vật mang một chất khác nhau nên mang một giá trị sử dụng khác nhau vd: cơm để ăn, quần áo là đê

mặc.v.v Và trong mỗi vật cũng có thể mang nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau do đó có thể có nhiều giá trị sử dụng khác nhau vd: gạo ngoài náu cơm còn có thể dùng để chê biến rượu

 Giá trị sử dụng được phát hiện dần trong quá trình phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật, của lực lượng sản xuất

Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định vì vậy GTSD là phạm trù vĩnh viễn Giá trị sử dụng là nội dung vật chất của của cải

 Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết phải có giá trị nhưng một vật có giá trị sử dụng thì không hẳn là hàng hóa

Giá trị hàng hóa:

Muốn hiểu được giá trị của hàng hóa ta phải đi từ giá trị trao đổi

Sở dĩ hai hàng hóa là 1m vải và 10kg thóc được trao đổi “bình đẳng” cho nhau dù có hai giá trị sử dụng khác nhau là do giữa hai hàng hóa đó có thể quy về được một cái chung

 Tính chất chung của mọi hàng hóa đó là sự hao phí sức lao động để tạo ra hàng hóa đó

Mọi hàng hóa là sản phẩm của sức lao động  Trao đổi hàng hoá – Trao đổi lao động cho nhau

Từ đó : Giá trị của hàng hóa là : Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hóa

Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi

Trang 2

3) Lượng giá trị của hàng hóa:

Giá trị hàng hóa do số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định

Vậy : lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra hàng hóa đó

Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định.

Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị:

Thứ nhất: năng suất lao động ( Số lượng sản phẩm sản xuất ra trong 1đơn vị thời gian ; Số lượng lao

động hao phí để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm)

Ta có ví dụ : đơn vị sản xuất thứ nhất sản xuất ra 5 sp trong một giờ với tổng giá trị là 100k, đơn vị thứ

hai sản xuất ra 10sp trong một giờ thì tổng giá trị vẫn là 100k nhưng giá trị của mỗi sp lại giảm đi một nửa, nên đơn vị sx thứ hai sẽ giành được thị trường

Các nhân tố ảnh hưởng tới NSLĐ : trình độ khéo léo trung bình của người lao động, trình độ phát triển

KHKT, trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất

Thứ hai: mức độ phức tạp của lao động.

Lao động giản đơn là LĐ không qua huấn luyện, đào tạo Lao động phức tạp là LĐ phải qua huấn luyện đào tạo, là lao động thành thạo Khi trao đổi, quy lao động phức tạp về lao động giản đơn Lao đ ng phức tạp là bội số của lao động giản ộng phức tạp là bội số của lao động giản đơn

Trong cùng m t đơn vị thời gian, lao đ ng phức tạp tạo ra lượng giá tri nhiều hơn lao đ ng giản đơn.

Vd : trong một giờ một người kỹ sư sẽ tạo ra được một lượng giá trị nhiều hơn người công nhân vì lao

động của người kỹ sư là lao động phức tạp phải qua đòa tạo, huấn luyện, còn lao động của người công nhân là lao động giản đơn

Câu 2: Nguồn gốc, bản chất và các chức năng của tiền tệ.

Nguồn gốc:

Để tìm hiểu nguồn gốc của tiền tệ, ta phải đi nghiên cứu các hình thái biểu hiện của giá trị, và sự phát triền của nó.

Sự phát triển của các hình thái giá trị trong nên kinh tế hàng hóa được biểu hiện thông qua bốn hình thái cụ thể sau đây:

1 Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: xuất hiện trong giai đoạn đầu của trao đổi hàng hóa, khi trao

đổi mang tính chất ngẫu nhiên  người ta trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác

Vd : 1m vải = 10kg thóc

Ở đây nếu 1m vải đứng một mình không biểu hiện được giá trị của bản thân nó là bao nhiêu, muốn biểt

ta cần đem so sánh với 10kg gạo  1m vải được gọi là hình thái tương đối, 10kg gạo gọi là hình thái ngang giá Chú ý, nếu muốn thể hiện giá trị của 10kg gạo thì ta đổi phương trình trên lại ( 10kg gạo = 1m vải) và nhận xét tương tự trên

Hình thái giá trị tương đối và hình thái vật ngang giá là hai mặt liên quan với nhau, không thể tách rời đồng thời là hai cực đối lập của một phương trình giá trị

Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên là mầm mống phôi thái của hình thái tiền; Hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá là hình thái phôi thai của tiền tệ

Xuất hiện vào cuối xã hội cộng sản nguyên thủy; Trao đổi mang tính ngẫu nhiên và trực tiếp

2 Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng:

Mở rộng ra từ hình thái giá trị giản đơn

Trang 3

Vd : 1m vải = 10kg thóc hoặc 2 con gà hoặc 0.1 chỉ vàng Giá trị của 1 hàng hóa được biểu hiện ở giá trị sử dụng của nhiều hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá

Tỷ lệ trao đổi vẫn chưa cố định, trao đổi vẫn là trực tiếp hàng lấy hàng

3 Hình thái chung của giá trị:

Với sự phát triển cao hơn nữa của lực lượng sản xuất và phân công lao động nhu cầu trao đổi hàng hóa trở nên đa dạng và phức tạp hơn Từ đó, xã hội đi đến một hình thái chung của giá trị

Vd : 10kg thóc hay 2 con gà hay 0.1 chỉ vàng = 1m vải 1m vải được xem như là một vật ngang giá chung cho nhiều thứ hàng hóa

Giá trị của mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở GTSD của một hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá chung

Tỷ lệ trao đổi đã cố định, trao đổi gián tiếp, song v t ngang giá chung chưa ổn định (mỗi nơi mỗi khác).ật ngang giá chung chưa ổn định (mỗi nơi mỗi khác)

4 Hình thái tiền tệ:

Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa, sản xuất hàng hóa và thị trường ngày càng mở rộng, thì tình hình nhiều vật ngang giá chung ở mỗi địa phương khác nhau làm cho việc trao đổi trở nên khó khan  yêu cầu khách quan phải hình thành một vật ngang giá thống nhất

Vật ngang giá chung được cố định lại ở 1 vật độc tôn & phổ biến → xuất hiện hình thái tiền tệ của giá trị

Ban đâu nhiều kim loại được dùng để đóng vai trò làm tiền tệ, sau được cố định là bạc hoặc vàng bởi:

 Nó cũng là một thứ hàng hóa có thể trao đổi với các hàng hóa khác

 Nó có các ưu điểm : thuần chất, dễ chia nhỏ, không hư hỏng, … và có giá trị cao, khan hiếm, khối lượng nhỏ nhưng giá trị lại lớn

Bản chất:

Tiền tệ mang bản chất là hàng hóa đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hóa làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hóa khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.

Các chức năng của tiền tệ:

Thước đo giá trị: Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hoá khác.

Để đo lường được giá trị hàng hóa, bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị, vì vậy tiền tệ làm thước

đo giá trị phải là tiền vàng

Để thực hiện được chức năng này có thể chỉ cần một lượng tiền tưởng tượng, không cần thiết phải có tiền mặt, sở dĩ có thể như vậy là do trên thực tế giá trị của vàng và giá trị của hang hóa

đã có một tỉ lệ nhất định, tỉ lệ đó dựa trên cơ sở là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó

Giá trị hàng hóa biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa đó

Sự biểu hiện này có thể không chính xác, có ba trường hợp: gc=gt, gc>gt,gc<gt

Phương tiện lưu thông: Tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá. Khi tiền làm phương tiện lưu thông, đòi hỏi phải có tiền mặt trên thực tế (vàng thoi, bạc nén, tiền đúc, tiền giấy, tiền tín dụng ) trao đổi hàng hóa bằng tiền được gọi là lưu thông hàng hóa

Lưu thông hàng hóa buộc tiền tệ luôn chuyển từ tay người này sang tay người khác, gọi là lưu thông tiền tệ

 Quy luật lưu thông tiền tệ : Số lượng tiền tệ cần cho lưu thông bằng tổng số giá cả của hàng hóa chia cho số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại trong một thời gian nhất định :

T = G

N

Trang 4

Vì tiền trong lưu thông chỉ chốc lát nên không nhất thiết là vàng thật, có thể thay bằng đồng tiền không đủ giá trị, vẫn được xã hội chấp nhận  tiền giấy ra đời

Tiền giấy chỉ là tiền ký hiệu (không phản ánh giá trị thực), do nhà nước phát hành, buộc xã hội công nhận

Việc phát hành tiền giấy phải bị giới hạn trong số lượng vàng cần thiết cho lưu thông, mà tiền giấy đó tượng trưng (Lạm phát khi lượng tiền giấy > lượng vàng cần thiết trong lưu thông).

Phương tiện cất giữ:

Tiền được rút khỏi lưu thông và cất giữ lại để khi cần thì đem ra mua hàng.

Chỉ có tiền vàng, tiền bạc, các của cải bằng vàng bạc mới thực hiện được chức năng này

Các hình thức cất trữ: tự cất và gửi ngân hàng

Phương tiện thanh toán:

Kinh tế hàng hoá phát triển đến một trình độ nào đó tất yếu sẽ nảy sinh việc mua bán chịu: Tiền

tệ được sử dụng để:Trả tiền mua hàng chịu; Trả nợ; Nộp thuế Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng.

Khi thực hiên chức năng thanh toán, lượng tiền cần thiết cho lưu thông phải tuân theo quy luật sau:

T = G−G c−Gk +Ttt

N

T = Số lượng tiền cần thiết cho lưu thông

G = Tổng số giá cả của hàng hóa

G c = Tổng giá cả hàng bán chịu

G k = Tổng số tiền khấu trừ cho nhau

T tt = Tổng số tiền thanh toán đến kỳ hạn phải trả

N = Số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại

Tiền tệ thế giới:

Khi trao đổi vượt khỏi biên giới quốc gia hình thành quan hệ trao đổi giữa các nước, tiền làm chức năng tiền tệ thế giới.

Tiền tệ thế giới phải là vàng thật hoặc tín dụng được công nhận thanh toán quốc tế hoặc ngoại

tệ mạnh

Sở dĩ GBP, USD đều từng là những đòng tiền mạnh trong tiền tệ TG là do nền kinh tế của các quốc gia này có được hệ thống tiền tệ ổn định làm chuẩn, hệ thống SX phát triển mạnh mẽ, từng bước đóng vai trò then chốt trong hệ thống thanh toán thương mại TG

Câu 3: Quy luật giá trị (yêu cầu, nội dung, tác động và sự biểu hiện của QL giá trị).

1 Yêu cầu:

Theo yêu cầu của quy luật giá trị, việc sản xuất và trao dổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết

2 Nội dung:

 Trong sản xuất:

Chính vì giá trị của hàng hóa không phái được quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của từng người sản xuất, mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết  muốn bù đắp được chi phí và sinh lãi, người sản xuất phải điều chỉnh sao cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được

Khối lượng sản phẩm mà những người SX tạo ra phải phù hợp nhu cầu có khả năng thanh toán của XH

 Trong trao đổi:

Trang 5

Trong trao đổi cũng phải dựa trên cơ sở hao phí mức lao động xã hội cần thiết, tức là phải trao đổi theo quy tắc ngang giá

Sự vân động của quy luật giá trị thông qua sự vân động của giá cả của hàng hóa Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả

là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị giá cả phụ thuộc vào giá trị hàng hóa nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại.

Ngoài ra giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền giá cả hàng hóa tách rời với giá trị sự vận động của giá cả thị trường xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế của quy luật giá trị.

3 Tác động:

Thứ nhất : Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Điều tiết sản xuất : ĐTSX là điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nên

kinh tế

Nhờ vào QLGT mà có sự phân phối TLSX và SLĐ vào các ngành, vùng khác nhau một cách tự phát thông qua sự lên xuống của giá cả ( khi cung lớn hơn cầu  giá cả hàng hóa ở ngành đó giảm  thua lỗ  tự phát

sx sẽ chuyển sang ngành đang có nhu cầu; và ngược lại)

Điều tiết lưu thông:

Cũng nhờ vào QLGT mà nguồn hàng hóa lưu thông trên thị trường cũng được điều tiết,sẽ được phân phối từ nơi có giá cả thấp lên nơi có giá cả cao hơn

Thứ hai: Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động,thúc đẩy lực lượng sản xuất

xã hội phát triển.

Dựa vào QLGT, những cá thể sản xuất nào có hao phia lao động các biệt nhỏ hơn lao động xã hội cần thiết sẽ thu được nguồn lợi nhiều hơn trên thị trường từ đó từng người vì lợi ích của mình mà cũng tìm cách cải tiến kỹ thuật

sẽ thúc đẩy LLSX của XH phát triển

Thứ ba: Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành kẻ giàu người nghèo.

Quá trình cạnh tranh dẫn đến chủ thế sx nào có điều kiện hơn về trình độ làm cho lđcb nhỏ hon lao động xã hội cần thiết làm họ giàu lên nhanh chóng và ngược lại những chủ thể sx nào ko có trình độ về khkt cũng như khả năng cạnh tranh kém sẽ trở nên thất bại trong kinh doanh lvà trở nên nghèo khó phân hóa giàu nghèo

Những QLGT có ý nghĩa lý luận sâu sắc : một mặt chi phối sự chọn lọc tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các yếu tố tích cực, một mặt gây phân hóa giàu nghèo trong xã hội

4 Biểu hiện:

Tác động của cung và cầu làm cho giá cả vận động xoay quanh giá trị hàng hóa Khi cung lớn hơn cầu, tức

nghíaố lượng hàng hóa bên ngoài thị trường nhiều hơn khả năng tiêu thụ nó, đồng nghĩa là giá trị của hàng hóa giảm hơn từ đó làm giảm giá cả của hàng hóa đó; và ngược lại

Khi cung = cầu, thì giá cả = giá trị Khi cung > cầu, thì giá cả < giá trị Khi cung < cầu, thì giá cả > giá trị

Câu 4: Tiền công ( bản chất, hình thức, tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế).

1 Bản chất:

Bản chất tiền công trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, hay giá cả của sức lao động, nhưnglại biểu hiện ra bề ngoài là thành giá cả của lao động

Nhưng thật sự tiền công không phải giả cả hay giá trị của lao động vì lao động không phải là hang hóa

Trang 6

- Lao động không phải là hàng hóa, vì :

+ Đối diện với nhà TB, người công nhân chỉ có SỨC LAO ĐỘNG, chứ chưa lao động (không thể bán cái chưa có)

+ Nếu lao động là hàng hóa (nghĩa là mua bán được) thì phải có giá trị, mà giá trị của lao động lại

là lao động (lẩn quẩn)

+ Nếu lao động là hàng hóa, phải tuân theo quy luật giá trị (trao đổi ngang giá), như vậy phủ nhận quy luật giá trị thặng dư Nếu trao đổi không ngang giá, thì lại không tuân theo quy luật giá trị

- Vì sao tiền công lại biểu hiện ra bên ngoài là giá cả lao động (che dấu bản chất bóc lột của nhà tư bản) ?

+ Vì hàng hóa sức lao động không tách rời thân thể người bán sức lao động + Vì sự thỏa thuận là mua bán chịu, chỉ sau một thời gian lao động nhất định, người bán mới được nhà

tư bản trả công

Vì vậy, cả người mua và người bán mới hiểu sai lệch rằng TIỀN CÔNG SỨC LAO ĐỘNG thành TIỀN CÔNG LAO ĐÔNG.

2 Hình thức: có hai hình thức tiền công : tc tính theo thời gian và tiền công tính theo sản phẩm.

Tiền công tính theo thời gian: là hình thức tiền công mà số lượng của nó ít hay nhiều tùy theo thời gian

lao động của công nhân ( giờ, ngày, tháng) dài hay ngắn Để xác định chính xác tiền công theo thời gian cần căn cứ vào độ dài của ngày lao động và cường độ lao động  giá cả của một giờ lao động là thước đo chính xác mức tiền công tính theo thời gian

Tiền công tính theo sản phẩm: là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ thuộc vào số lượng sản

phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà người công nhân đó sản xuất ra Được tính bằng thương số tiền công trung bình của người công nhân trong một ngày với tổng số sản phẩm mà người công nhân sản xuất ra trong một ngày  tc theo sp là hình thức chuyển hóa của tiền công tính theo thời gian  thực hiện tc theo sản phẩm một mặt giúp nhà tư bản trong việc quản lý, giám sát lao động của ng

cn dễ dàng hơn, mặt khác kích thích cn lao động tích cực hơn tạo ra nhiều sp hơn

3 Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế:

Tiền công danh nghĩa: là số tiền công của người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho

nhà tư bản

Tiền công thực tế: là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ mà công

nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình

 Tiền công dang nghĩa có thể biến động do sự biến động của quy luật cung cầu Nếu tcdn ko đổi mà giá cả của sản phẩm và dịch vụ tăng lên, tức nghĩa người cn có thể mua và sd dv ít hơn với tvdn của mình, khi đó

tctt đã giảm xuống ( xem them sgk về xu hướng giảm tiền công trung bình và các nhân tố chống lại sự hạ thâp tiền công).

Câu 5: Tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản.

Tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản là hai hình thức của lưu thông tư bản.

1 Tuần hoàn tư bản.

TLSX

T – H … SX … H’ – T’

SLĐ Mua Bán ( GĐ lưu thông)

(Giai đoạn lưu thông) Sản xuất ( GĐ SX)

Trang 7

Sự vận động trên diễn ra qua ba GĐ : hai giai đoạn lưu thông, và một giai đoạn sản xuất.

GĐ 1 : GĐLT: GĐ này các nhà tư bản mua TLSX và SLĐ trên thị trường  tư bản tồn tại dưới hình thái tiền tệ.

GĐ 2 : GĐSX : GĐ này các nhà TB thực hiện SX ra HH  TB tồn tại dưới hình thái TBSX.

GĐ 3 : GĐLT : GĐ này các nhà TB với vai trò là ng bán và thu về lại tiền cùng với GTTD  TB tồn tại dưới hình thái

TBHH

Tuần hoàn tư bản là sự vận động liên tục của tư bản, trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang ba hình thái khác nhau với ba

chức năng tương ứng, rồi quay trở về hình thái ban đầu có kèm theo gía trị thặng dư.

Điều kiện để tuần hoàn tư bản được liên tục:

TLSX TLSX

T - H SX H’ - T’ - H SX’ H’’

SLĐ SLĐ

Tuần hoàn của TB tiền tệ

Tuần hoàn của TB SX

Tuần hoàn của tư bản HH

Để tuần hoàn tư bản được liên tục thì cả ba hình thái trên đều phải cùng tồn tại trong không gian và kế tiếp theo thời gian.

2 Chu chuyển tư bản.

Sự tuần hoàn tư bản, khi xét nó với tư cách là một quá trình định kỳ đổi mới và thường xuyên lặp đi lặp lại thì

gọi là chu chuyển tư bản (về lượng).

Thời gian CC của TB = Thời gian SX + Thời gian lưu thông.

Trong đó TG SX = T.Gian lao động + T.gian gián đoạn lao động + T.gian dự trữ sản xuất (phụ thuộc TC

của ngành sx, quy mô hoặc CL sp, sự tác động của quá trình tự nhiên vào sx…)

TG LT = T.gian mua + T.gian bán (phụ thuộc vào thị trường xa hay gần, tình hình thiị trường

xấu hay tốt, trình độ pt của vận tải, giao thông)

 Thời gian chu chuyển tư bản tỷ lệ nghịch với giá trị thặng dư thu được ( diễn dãi ra )

Tốc độ của chu chuyển tư bản: là số vòng chu chuyển tư bản trong một năm Ta có CT:

n= CH ch

n = tốc độ chu chuyển tư bản

CH = thời gian tính bằng 1 năm

ch = thời gian của 1 vòng chu chuyển tư bản

 Muốn tăng n, chỉ có một cách duy nhất là phải làm cho ch giảm

Trang 8

Câu 6: Sự hình thành tỷ suất lợi nhuân bình quân và giá cả sản xuât.

Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi có đầu tư có lợi hơn, tứ là nơi có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

Điểu kiện và biện pháp cạnh tranh: tự do di chuyển tư bản ( c và v ) từ ngành này sang ngành khác.

 Kết quả của cuộc cạnh tranh này là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giấ cả hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất Ta xét vd sau:

Ngành sx Chi phí sx Tỷ suất giá trị thặng

dư m’= (m /v )

Khối lượng giá trị thặng dư m = (m’ v)

Tỷ suất lợi nhuận p’=

m / (c+v) tính theo phần trăm

( 90

300) 100% = 30%

Do lợi nhuận khác nhau nên tư bản tự phát đầu tư vào ngành có lợi nhuận cao nhất Nhưng khi có quá nhiều tư bản đầu

tư vào một ngành thì cung > cầu → giá cả < giá trị →tỷ suất lợi nhuận giảm → lại chuyển sang đầu tư vào ngành có tỷ suất lợi nhuận cao hơn… Sự tự do di chuyển tư bản chỉ tạm dừng khi TSLN ở các ngành xấp xỉ nhau dần dần hình

thành tự phát tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuân bình quân.

Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số (phần trăm) giữa Tổng giá trị thăng dư với Tổng tư bản xã hội đã đầu tư vào các

ngành của nền sản xuất TBCN Ta có công thức sau:

´

p'= ∑ m

∑ ( c+v ) ×100 %

Khi có được TSLNBQ thì ta có được hai khái niệm LNBQ và GCSX:

Lợi nhuận bình quân : là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau, đầu tư vào những ngành khác

nhau, bất kể cấu tạo hữu cơ tư bản như thế nào (nghĩa là c / v có thể khác nhau giữa các ngành)

´

p= ´p'×k

´

p : lợi nhuận bình quân ( ngành)

´p' : tỷ suất lợi nhuận bình quân ( các ngành)

k : Chi phí sx TBCN (c + v) (ngành)

Lợi nhuận bình quân = tích của tỷ suất lợi nhuận bình quân với chi phí sản xuất TBCN.

Khi đã xuất hiện tỷ suất lợi nhuận bình quân của các ngành khác nhau, lượng lợi nhuận của một ngành bất kỳ đều được tính theo công thức ´ pngành = (c + v) ngành ´p'

Trang 9

Giá cả sản xuất:

Giá trị hàng hóa (c + v + m) chuyển hóa thành giá cả sản xuất (c + v + ´ p ) hay (k + ´ p )

Giá cả sản xuất = chi phí sản xuất TBCN + lợi nhuận bình quân.

Lưu ý : - Giá trị hàng hóa của từng ngành có thể không khớp với giá cả sản xuất, song  giá trị hàng hóa =  giá cả sản

xuất.

- Giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất Biểu hiện của giá cả sản xuất trên thị trường là giá cả thị trường Giá cả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất (tựa như giá cả hàng hóa xoay quanh giá trị hàng hóa trong nền

sản xuất hàng hóa giản đơn)

Câu 7: Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp.

Tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản:

Khái niệm TBTN: trong chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp được tách rời ra và phục vụ cho quá trình lưu thông hàng hóa của tư bản công nghiệp.

Công thức vần động của TBTN: T – H – T’

Từ công thức  hàng hóa đi từ tay nhà tư bản sx đến nhà TBTN, rồi từ TBTN đên người tiêu dùng  TBTN ko mang hình thái sx

Tư bản TN vừa phụ thuộc vào TB công nghiệp vừa độc lập với TBCN

Nhờ có TBTN mà hàng hóa lưu thông nhanh hơn  đẩy nhanh tốc độ chu chuyển tư bản thúc đẩy sự pt của nền

sx tư bản chủ nghĩa

Lợi nhuận thương nghiệp:

Khái niệm : lợi nhuận thương nghiệp là một bộ phận của giá trị thặng dư được sang tạo ra trong lĩnh vực sx và

do nhà tư bản công nghiệp nhượng lại cho nhà tư bản thương nghiệp, để nhà tư bản thương nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho mình Để rõ cơ chế lợi nhuân thương nghiệp ta xét vd sau đây:

Một nhà tư bản công nghiệp có một lượng tư bản ứng trước là 900, trong đó chia thành 720c + 180v Giả định m’ = 100% thì giá trị hàng hóa sẽ là : 720c + 180v + 180m = 1080; tỷ suất lợi nhuận công nghiệp là : p’ công nghiệp = 180

900 × 100 %=20 %.

Khi có sự tham gia cuat TBTN; để thực hiện quá trình buôn bán, các nhà TBTN ứng trước 100  tổng tư bản =

900 + 100 = 1000  tỷ suất lợi nhuận bình quân = 180/1000 = 18%

Từ đó ta có lợi nhuận của nhà TBCN sẽ là 18% x 900 = 162, và nhà tư bản công nghiếp sẽ bán cho tư bản thương nghiệp với giá là 900 + 162 = 1062.

Còn nhà tư bản thương nghiệp sẽ bán cho người tiêu dùng bằng với tổng giá trị hàng hóa bằng 1080.

Như vậy lợi nhuận của nhà TBTN là 1080 – 1062 = 18

(khoảng lợi nhuận của nhà tư bản thương nghiệp cũng tương ứng với tỷ suất lợi nhuân bình quân là 18% tức

là lợi nhuân của nhà thương nghiệp còn được tính theo 18% x 100 = 18).

Nhận xét : p cn + p tn = giá trị thặng dư do lao động không công của công nhân tạo ra

Câu 8: Nguyên nhân hình thành và các đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền.

CNTB tự do cạnh tranh  CNTB độc quyền tư nhân (hay lũng đoạn)  CNTB độc quyền nhà nước.

Đây thực chất là sự phát triển và điều chỉnh của CNTB cả về LLSX và QHSX để thích ứng với tình hình kinh tế chính trị thế giới cuối thế kỷ 19 cho tới ngày nay.

Trang 10

Nguyên nhân chuyển biến của CNTB từ tự do cạnh tranh sang độc quyền:

1 Lưc lượng sản xuất phát triển KH – KT cuối TK 19 :  tích tụ vốn, tập trung sản xuất  xí nghiệp quy mô lớn

2 Tác động của quy luật kinh tế : biến đổi cơ cấu kinh tế  tập trung sản xuất quy mô lớn

3 Tự do cạnh tranh : các nhà tư bản tích lũy  tích tụ, tập trung tư bản

4 Khủng hoảng kinh tế : phân hóa  xí nghiệp vừa và nhỏ  phá sản, xí nghiệp lớn  càng lớn hơn

5 Tín dụng phát triển : tích tụ, tập trung tư bản thuân lợi  tập trung sản xuất

 từ năm nguyên nhân trên, dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền

Đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền:

a Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền :

Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc

Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm mực đích thu được lợi nhuận độc quyền cao Những tổ chức độc quyền có bản là : cácten, xanhđica,tơrớt, côngxoócxiom, cônggơlômêrát

b Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính :

 Tư bản tài chính : tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp  tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng  tổ chức độc quyền trong ngân hàng ngân hàng nắm hầu hết tiền tệ của xã hội, khống chế mọi hoạt động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa

Các tổ chức độc quyền công nghiệp tham gia vào công việc của ngân hàng bằng cách mua cổ phần ngân hàng or lặp ngân hàng riêng

Hai quá trình độc quyền trên xoắn xuýt và thúc đẩy nhau  hình thành tư bản tài chính

 Đầu sỏ tài chính : sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền, chi phối đs kinh tế và chính trị của xh tư bản  bọn đầu sỏ tài chính và thiết lập sự thống trị của mình thông quá chế độ tham dự

c Xuất khẩu tư bản : ( nghiên cứu thêm slide)

Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài ( đầu tư tư bản ra nước ngoài ) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản.

Có hai hình thức xuất khẩu tư bản chủ yếu là : xuất khẩu tư bản hoạt động (đầu tư trực tiếp) và xuất khấu tư bản cho vay (đầu tư gián tiếp)

 Xuất khẩu tư bản hoạt động (đầu tư trực tiếp) là hình thức xuât khẩu tư bản để xây dựng những

xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến nó thành công ty mẹ ở chính quốc

 Xuất khấu tư bản cho vay (đầu tư gián tiếp) là hình thức xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hình thức cho chính phủ, thành phố, hay một ngân hàng ở nước ngoài vay tư bản tiền tệ có thu lãi

Thực hiện hai hình thức xktb trên, xét về chủ sở hữu ta có thể phân tích thành :

 Xuất khẩu tư bản nhà nước là nhà nước tư bản độc quyền dùng nguồn vốn từ ngân quỹ của mình để đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản; hoặc viện trợ có hoàn lại hay không hoàn lại, để thực hiện mục tiêu về kinh tế, chính trị và quân sự

 Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức xuất khẩu tư bản tư nhân thực hiện Thường đc đầu tư vào các ngành kinh tế có vòng quay tư bản ngắn và thu đc lợi nhuận độc quyền cao, dưới các hình thức công ty xuyên quốc gia

Ngày đăng: 11/07/2014, 10:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w