Tay trắng gầy dựng thương hiệu nước mắm Hai lần khổ sở nhường lại thương hiệu mình tham gia gầy dựng nhưng anh Lê Văn Tám vẫn thành công với một thương hiệu mới. Hiện nay Đại Phát là một thương hiệu nước mắm bán chạy nhất nhì ở đồng bằng sông Cửu Long. Doanh nghiệp này có được hệ thống đại lý bao phủ rộng khắp. Ngoài ra, chủ nhân của thương hiệu này cũng là chủ của một khách sạn lớn nhất nhì tỉnh Vĩnh Long. Hai lần đổi thương hiệu Khác hẳn với lời đồn về một “đại gia” chuyên làm từ thiện và giỏi chuyện làm ăn, anh Lê Văn Tám, chủ doanh nghiệp nước mắm Đại Phát, lại là một doanh nhân hết sức bình dị. Đặc biệt, câu chuyện kinh doanh của anh lại gắn với nhiều thăng trầm của cuộc đời. Anh Tám kể quê anh ở một xã cù lao ở Vĩnh Long, xuất thân từ gia đình nông dân nghèo. Cuộc sống nghèo khó nên anh chỉ học hết lớp 6 là phải nghỉ học để mưu sinh. Nhà có tám anh chị em, không đất, phải làm thuê kiếm sống. Sau nhiều năm, nhờ tích cóp gia đình anh Tám mua được bốn công đất ruộng trong cùng xã. Nhưng dù cật lực từ trồng trọt và làm thêm nghề lưới cá, cuộc sống gia đình chỉ đủ ăn. Trong một lần qua hãng nước mắm của người cậu chơi, anh thấy nghề làm nước mắm khá hay, đặc biệt là thấy được nhu cầu thị trường có nhiều người nghèo cần cái món “mặn và rẻ” này. Thế là anh xin học nghề, vừa học vừa làm. Dần dà đủ vốn, anh và các anh em mở cơ sở làm nước mắm gia đình. Sau ngày có cơ sở, cuộc sống gia đình anh Tám đỡ khó khăn. Thế nhưng đến khoảng năm 1994, do muốn tìm cơ hội mới trong kinh doanh, vợ chồng anh Tám quyết định ra riêng, chuyển hẳn qua thị xã Vĩnh Long mở cơ sở mới. Thương hiệu mà anh đã gầy dựng để lại cho cha mẹ và anh em. Anh Tám cùng người anh ruột quyết định phát triển thương hiệu nước mắm Hòa Hiệp. Nhờ sự chịu khó của anh em anh Tám, thương hiệu phát triển khá phất, bán được ở nhiều tỉnh. Thế nhưng khi sắp chạm tay đến thành công, lại do mâu thuẫn trong điều hành, anh Tám một lần nữa nhường lại thương hiệu cho người anh ruột và bắt đầu lại từ đầu bằng thương hiệu Đại Phát. Anh Tám tâm sự: “Lại một lần mở ra làm ăn với hai bàn tay trắng, trong khi đó thị trường lúc này đã bắt đầu cạnh tranh dữ dội. Một thương hiệu mới xuất hiện và cạnh tranh thành công là điều rất khó. Thế nhưng mình cùng bà xã quyết tâm vì thấy vẫn còn nhiều hướng người ta chưa khai thác”. Dùng nguyên liệu “hàng hiệu” Sản phẩm làm ra nhiều tháng đầu không ai mua. Anh Tám và vợ phải rày đây mai đó làm quen và quảng cáo với các đại lý, chấp nhận bán rẻ. Với các sản phẩm chất lượng là nước mắm cực trong và ngon, sản phẩm của anh Tám sau sáu tháng bắt đầu được các đại lý tín nhiệm và đánh bật được các sản phẩm nước mắm khác kém chất lượng. Một trong những yếu tố để anh cho ra những sản phẩm tốt thời điểm đó là do nhìn thấy được hướng đi của nguồn nguyên liệu. Thực tế thời đó thương hiệu Phú Quốc vẫn chưa được khai phá, đa số các tàu đánh bắt từ Phú Quốc về chỉ bán sản phẩm cá thô, cho nên đây là một nguồn cung cấp nguyên liệu vô cùng tốt. “Ngay từ khi có vốn, tôi đã mua tàu rồi đến tận nơi đánh bắt ở Phú Quốc để mua cá còn tươi nguyên. So với việc mua nguyên liệu cá tại đất liền thì việc mua tại chỗ đánh bắt luôn đảm bảo các sản phẩm tươi nguyên, đặc biệt là khâu vận chuyển sẽ tốt hơn. Nhờ vậy các sản phẩm luôn có độ đạm cao và chất lượng thì hơn hẳn nhiều sản phẩm khác” - anh Tám chia sẻ. “Bên cạnh đó là các vấn đề về thương hiệu. Ngay từ thời điểm mới tách ra làm thương hiệu mới, tôi đã bỏ khá nhiều chi phí để đăng ký nhãn hiệu độc quyền dù thời điểm đó ít ai quan tâm đến vấn đề này, bởi nếu không có nhãn hiệu độc quyền thì rất dễ bị giả thương hiệu, làm mất uy tín sản phẩm” - anh Tám khẳng định. Bên cạnh đó, sản xuất cũng phải biết tính toán. Anh Tám xuất các sản phẩm theo các thời điểm trong năm vì trong năm có nhiều thời điểm nước mắm bán chạy, cho nên căn cứ vào đó để sản xuất lượng hàng. Cùng lúc cải thiện kỹ thuật, thay thế thủ công bằng máy móc ngày càng hiện đại. Phát triển hệ thống khách sạn Nắm bắt được thị trường du lịch, anh Tám cũng đầu tư thêm hệ thống khách sạn Ngũ Long. Khách sạn này được xem là hiện đại nhất nhì tỉnh Vĩnh Long với trên 60 phòng, thu hút được lượng khách du lịch đáng kể hằng năm. Công suất khai thác của khách sạn luôn luôn đạt 70%-80% số phòng. “Thấy khách du lịch đến Vĩnh Long nhiều quá, trong khi đó hệ thống khách sạn thì yếu nên tôi quyết định dồn vốn xây dựng khách sạn Ngũ Long và lượng khách phát triển mạnh ngoài mong đợi” - anh Tám tâm sự. . Tay trắng gầy dựng thương hiệu nước mắm Hai lần khổ sở nhường lại thương hiệu mình tham gia gầy dựng nhưng anh Lê Văn Tám vẫn thành công với một thương hiệu mới. Hiện. mới. Thương hiệu mà anh đã gầy dựng để lại cho cha mẹ và anh em. Anh Tám cùng người anh ruột quyết định phát triển thương hiệu nước mắm Hòa Hiệp. Nhờ sự chịu khó của anh em anh Tám, thương hiệu. Đại Phát là một thương hiệu nước mắm bán chạy nhất nhì ở đồng bằng sông Cửu Long. Doanh nghiệp này có được hệ thống đại lý bao phủ rộng khắp. Ngoài ra, chủ nhân của thương hiệu này cũng là