1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Gây dựng thương hiệu sách Việt ppt

6 178 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 106,16 KB

Nội dung

Gây dựng thương hiệu sách Việt Nếu coi năm 2005 là một năm đầy biến động cửa thị trường sách Việt Nam, đánh dấu sự trở lại của một loạt những "ông lớn" trong ngành xuất bản và là nêm mà hàng loạt các thương hiệu như quen như lạ bắt đầu "chạm ngõ" làng sách Việt. Nhưng sang năm 2006, có vẻ cái nhận định người Việt thờ ơ với văn hoá đọc bắt đầu lung lay… một phần nhờ những thương hiệu quen mà lạ. Năm 2005, cuốn "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" do Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với một doanh nghiệp tư nhân trẻ được tung ra thị trường và tạo thành một cơn sóng lớn với lượng phát hành lên tới 430.000 bản. Giới xuất bản nhìn nhận đây là một kỷ lục và cho nó là một hiện tượng trong ngành. Thành công đó gắn liền với thương hiệu của Công ty Văn hoá & Truyền thông Nhã Nam. Với cuốn "Văn chương 8x", Công ty sách Đông A đã khiến làng văn vốn đang yên ắng được khơi dậy bởi những bài tranh luận nảy lửa. Mặc dù mới qua tuổi thôi nôi, nhưng Công ty Văn hoá & Truyền thông Võ Thị Hảo kịp khiến “dân tình" để ý bởi tiêu chí rất lạ và cũng chính bởi chủ nhân của nó là một nhà văn, nhà báo chuyển nghề, nhà văn Võ Thị Hảo. Những cuốn sách tiểu thuyết truyện ngắn chứa đựng những hiện thực kỳ ảo nhanh chóng vơi trên những kệ sách. Và gần đây nhất không thể không kể đến cuốn sách xuất hiện rất đúng thời điểm: "Hồi ký của Hillary Clinton" của Từ Việt. Không còn làm sách theo dạng manh mún, nhỏ lẻ, các doanh nghiệp xuất bản sách hôm nay khá hiện đại và đang từng bước chuyên nghiệp hoá. Với sự năng động, nhanh nhạy và phát huy được thế mạnh trong thời kỳ toàn cầu hoá, các doanh nghiệp này đã tiến bước đến việc giao dịch bản quyền trên toàn thế giới. Chẳng hạn, sau hơn 2 năm hoạt động, Nhã Nam đã làm được rất nhiều để gây dựng cho mình một thương hiệu với mảng chính là văn học dịch. Ngoài những mảng sách giới thiệu những giọng văn mới, độc đáo trên thế giới cho độc giả Việt Nam, Nhã Nam cũng không quên tung ra thị trường những cuốn sách được những giải thưởng lớn như Nobel, Goncourt, Booker hay những đầu sách dạng best-sener Mới đây, không lâu khi công bố Nobel văn chương 2006, Nhã Nam đã mua được bản quyền 3 tác phẩm của nhà văn đoạt giải thưởng người Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk. Với Công ty Văn hoá Đông A, cái tiêu chí làm sách mới về văn học đã khiến cho Đông A có một diện mạo rất riêng: in những tác phẩm mới viết của những tên tuổi đã nổi tiếng và in những tác phẩm xuất sắc của những tên tuổi hoàn toàn mới. Và Công ty Cổ phần văn hoá Phương Nam gần như độc quyền với dòng sách văn học Trưng Quốc hiện đại và các tác phẩm của nhà văn Kim Dung trong khi thương hiệu First News nổi danh với loạt sách "Hạt giống tâm hồn", hồi ký của những chính khách Không chỉ đơn thuần đầu tư về "chất lượng", các doanh nghiệp xuất bản cũng chú ý đầu tư về “hình thức". Khâu trình bày và in ấn để ra một cuốn sách đẹp đứng nghĩa đến với độc giả khiến các doanh nghiệp tốn không ít thời gian. Khó có thể phủ nhận rằng, các doanh nghiệp đã không ngừng tìm tòi và sáng tạo để cho ra những cuốn sách mà nghệ thuật hình thức được đánh giá khá cao. "Chất lượng in sách ngày xưa rất xấu. Ngày trước mỗi lần có được những cuốn sách yêu thích, tôi rất sung sướng rồi nâng niu và gìn giữ rất cẩn thận nhưng đến nay, đâu đã được bao năm những cuốn đó đã mục rồi", bà Võ Thị Hảo, Giám đốc Công ty Văn hoá & Truyền thông Võ Thị nói. Ngày nay, ở mỗi cuốn sách, các doanh nghiệp đã tạo cho nó có những vẻ riêng, không đơn điệu lại khá trang trọng. Công luận cũng kịp ghi nhận điều đó bằng giải vàng - Sách đẹp năm 2006 cho bộ sách “Văn mới 5 năm đầu thế kỷ" của Đông A. Công nghệ "đón lõng" thị hiếu độc giả Bởi phải hoạt động một cách độc lập, tự bỏ tiền túi ra làm, chuyện xuất bản sách và sách phải đến được tay độc giả là chuyện sống còn, nên mỗi doanh nhân đều định cho mình những hướng phát triển rõ ràng. Trong thời kỳ hội nhập, mỗi doanh nghiệp phải có "công nghệ đón lõng" thị trường như một điều tất yếu. Với Nhã Nam, giải pháp là dựa vào những bạn đọc ùn cậy, những dịch giả uy tín, những nhà nghiên cứu tâm huyết với văn chương để thẩm định những đầu sách trên thế giới hiện có quyển nào được đánh giá xuất sắc và phù hợp với người đọc trong nước, sau đó nhanh chóng tổ chức bản thảo và tung ra thị trường kịp thời. Còn với Đông A, với chủ trương “làm sách mới về văn học", sự nắm bắt này nhanh chóng khẳng định thành công bước đầu của thương hiệu Văn Mới của Đông A qua những tập "Văn mới 5 năm đầu thế kỷ", “Văn mới 2006" hoặc như những cuốn gắn liền với điện ảnh như “Hồi ức 1 geisha" hay "Huyền thoại mùa thu”. Với Võ Thị, nhà văn Võ Thị Hảo tiết lộ bà sẽ "vi hành" thị trường miền Trưng, miền Nam để nghiên cứu thị hiếu độc giả. Nắm bắt thị hiếu của người đọc là một chuyện, người làm sách còn phải bổ khuyết và phát triển thị hiếu ấy. Điều đó thể hiện qua sự xuất hiện của một loạt những tác phẩm được in lại như "Siêu hình tình yêu, siêu hình sự chết" của A.Schopenhauer, "Buổi hoàng hôn của những thần tượng" của E Nietzsche từ doanh nghiệp Nhã Nam Cần quyền chủ động hơn Hết rồi cái thời người mua sách phải cầu cạnh hoặc bị bỏ rơi. Cái được lớn nhất trong thị trường sách Việt Nam hiện nay không chỉ là những người yêu sách. Văn hoá đọc đang trở lại, điều này đã được nhiều lần nhắc lại và ngày càng khẳng định rõ hơn. Điều đó như một tất yếu, theo lời anh Vũ Hoàng Giang, Phó Giám đốc Công ty Văn hoá Truyền thông Nhã Nam, thị trường xuất bản sáchViệt Nam hiện nay đang mở cửa nên nó được đánh giá là có nhiều tiềm năng. Cũng không thể phủ nhận rằng, tín hiệu đáng mừng này phần lớn là do sự dám nghĩ, dám làm của các doanh nghiệp tư nhân. Thực tế, trên các hiệu sách, những cuốn sách liên kết kiểu như vậy đang chiếm vai trò chủ đạo. Cùng với sự ra đời của Luật xuất bản các doanh nghiệp tư nhân trong ngành xuất bản có phần "dễ thở" . Với cái đà ấy, các Nhà xuất bản yếu kém không lâu nữa sẽ tự loại mình ra khỏi cuộc chơi. Nhưng đâu đó vẫn có những bất cập “Luật xuất bản cho phép các doanh nghiệp tư nhân được liên kết xuất bản song thời gian đầu còn cho phép doanh nghiệp được để logo ở bên cạnh Nhà xuất bản mà họ liên kết nhưng thời gian sau lại không cho phép nữa", nhà văn Võ Thị Hảo nói. Chuyện tưởng chừng nhỏ nhặt ấy lại vô hình chung gây khó khăn rất nhiều cho công việc giao dịch, mua bán bản quyền của các doanh nghiệp. Ông Trần Đại Thắng, Giám đốc Công ty Văn hoá Đông A thẳng thắn: "Chúng tôi sẽ làm theo mọi cái nhà quản lý yêu cầu, thế nhưng cần cho chúng tôi biết lý do". Hay như mức quản lý phí, 5% - 7% cho một đầu sách tưởng chừng như rất nhỏ so với giá thành 1 cuốn sách. Nhưng chính điều đó đang làm các doanh nghiệp xuất bản tư nhân bị yếu thế trong cạnh tranh. Theo anh Vũ Hoàng Giang (Nhã Nam), nếu chỉ đem so sánh đơn giản giữa doanh nghiệp xuất bản tư nhân đang chịu mọi mức phí với các Nhà xuất bản Nhà nước không “chịu” bất cứ một chi phí nào thì đã thấy cái thế cạnh tranh không lành mạnh. Thiết nghĩ, cần có một luật chơi cân bằng cho cả hai. Nên chăng như một doanh nghiệp đã nói, Nhà nước nên giao quyền chủ động hơn cho những doanh nghiệp xuất bản sách tư nhân - một thành phần đang dần đưa thị trường xuất bản Việt Nam đi theo con đường chuyên nghiệp hóa? . Gây dựng thương hiệu sách Việt Nếu coi năm 2005 là một năm đầy biến động cửa thị trường sách Việt Nam, đánh dấu sự trở lại. Nam đã làm được rất nhiều để gây dựng cho mình một thương hiệu với mảng chính là văn học dịch. Ngoài những mảng sách giới thiệu những giọng văn mới, độc

Ngày đăng: 10/03/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN