Giáo Dục Bệnh Nhân Và Gia Đình 1 trong 3 trang MRSA Precautions on the Rehabilitation Unit / Vietnamese Những Cẩn Trọng Phòng Chống MRSA ở Khoa Phục Hồi Chức Năng MRSA là gì? MRSA là từ viết tắt của methicillin-resistant Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng kháng methicillin). Các loại thuốc kháng sinh thông thường không tiêu diệt được loại vi khuẩn này. Thuốc kháng sinh là loại thuốc dùng để điều trị trình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Kháng kháng sinh (antibiotic resistant) có nghĩa là gì? Các vi sinh vật được gọi là vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng. Khi những thuốc kháng sinh thông thường không thể tiêu diệt được một loại vi khuẩn nào đó, vi khuẩn đó được coi là có tính kháng kháng sinh. Tụ cầu vàng là vi khuẩn gì? Tụ cầu vàng (staphylococcus aureus, hay viết tắt là staph aureus), là một loại vi trùng (vi khuẩn) thường được tìm thấy trên da và các màng nhầy. Loại vi khuẩn này có thể khiến cho các vùng da trầy hoặc vết thương hở bị nhiễm trùng. Methicillin là một loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị các nhiễm trùng do tụ cầu vàng gây ra. Nếu tụ cầu vàng kháng lại methicillin thì nó được gọi là tụ cầu vàng kháng methicillin (methicillin resistent staph aureus hay MRSA). Điều này có nghĩa là việc điều trị nhiễm trùng có thể khó khăn hơn nhiều. Làm cách nào bác sĩ phát hiện ra con tôi bị nhiễm MRSA ? MRSA đang tăng nhanh trong cộng đồng chúng ta, vì vậy số bệnh nhi có xét nghiệm dương tính với loại vi khuẩn này ở viện chúng tôi nhiều hơn. Tại Bệnh Viện Nhi Đồng, tất cả các bệnh nhân được tiếp nhận vào Khoa Chăm Sóc Tập Trung cũng như các bệnh nhân có nguy cơ cao được tiếp nhận vào Khoa Phục Hồi Chức Năng đều được xét nghiệm MRSA. Đồng thời, bác sĩ của con quý vị có thể yếu cầu xét nghiệm vào bất kỳ lúc nào nếu có quan ngại về MRSA. Có phải con tôi sẽ luôn mang MRSA trong người không? Hầu hết trường hợp nhiễm MRSA có thể được điều trị bằng thuốc và chăm sóc da đúng cách. Qua một thời gian, các vi sinh vật bình thường trong da của cháu có thể thay thế vi khuẩn MRSA. Tuy nhiên, một số trẻ em có thể mang MRSA trong một thời gian dài. Những quy tắc cơ bản trong việc kiểm soát vi khuẩn MRSA ở Khoa Phục Hồi Chức Năng Những Cẩn Trọng Phòng Chống MRSA ở Khoa Phục Hồi Chức Năng 2 trong 3 trang Điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến việc chăm sóc con tôi tại bệnh viện? Hầu hết những người bị nhiễm MRSA đều cảm thấy khỏe mạnh bình thường. Nếu vi khuẩn này truyền sang các trẻ bị ốm hoặc có vết thương hở sau phẫu thuật thì những trẻ này có thể bị nhiễm trùng nặng và do đó có thể khó điều trị hơn. Vì lý do này, những đứa trẻ bị nhiễm MRSA sẽ được “cách ly”. Điều này có nghĩa là các nhân viên của Bệnh Viện Nhi Đồng sẽ thực hiện những cẩn trọng sau đây trong thời gian chăm sóc cho cháu: • Trẻ bị nhiễm MRSA hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm khác thường được xếp vào một phòng riêng. • Một tấm thẻ được gắn bên cạnh cửa ra vào để cảnh báo mọi người về những biện pháp cẩn trọng cần thực hiện khi vào phòng của cháu. • Tất cả nhân viên sẽ đeo găng và mặc áo choàng khi vào phòng bệnh và tiếp xúc với cháu. Vì vi khuẩn này thường lan truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc hoặc va chạm, chứ không lan truyền trong không khí (thí dụ như lúc ho) nên chúng ta thường không cần phải đeo khẩu trang. • Tất cả nhân viên sẽ chú ý cẩn thận việc thường xuyên làm sạch tay. Quan trọng là phải vệ sinh tay sau khi chạm vào bệnh nhân hoặc vào bất kỳ thứ gì đã tiếp xúc với bệnh nhân như ga giường, quần áo và đồ chơi. • Các buổi trị liệu có thể diễn ra ngay trong phòng bệnh của con quý vị, hoặc tại những khu vực được chỉ định ở khoa này hay khoa trị liệu. • Nhân viên sẽ làm sạch bất cứ bề mặt nào mà con quý vị chạm vào như các miếng đệm hoặc các dụng cụ trị liệu trước và sau khi sử dụng. • Nhân viên sẽ nhắc mọi người thực hiện các biện pháp cẩn trọng này, nếu cần. Hướng dẫn cho quý vị và con quý vị • Các bậc phụ huynh và người chăm sóc không cần mặc áo bệnh viện và đeo găng tay, vì có quan hệ đặc biệt với bệnh nhân và đã tiếp xúc với cháu từ trước tới giờ. Tuy nhiên, quý vị nên rửa tay cho thật sạch khi ra vào phòng của con mình và trước khi đến các nơi công cộng như nhà vệ sinh bên ngoài phòng bệnh, tiệm bán tặng phẩm và căng tin. • Con quý vị có thể ra khỏi phòng bệnh của cháu đến các khu vực khác của bệnh viện với điều kiện phải tránh va chạm với những người khác và các bề mặt dùng chung. Phải có người thân hoặc các nhân viên đi cùng cháu để giúp làm sạch các bề mặt đã tiếp xúc và tránh việc tiếp xúc trực tiếp với bất cứ người nào khác. Con quý vị không nên đến các khu vực chung với các bệnh nhân khác trong bệnh viện như căng tin, phòng vệ sinh công cộng, tiện bán tặng phẩm và các khu vực bệnh nhân khác. • Thay quần áo sạch cho cháu trước khi rời phòng trong ngày. • Con của quý vị có thể dùng bữa ngoài phòng bệnh của cháu hoặc trong phòng sinh hoạt chung (gọi là day room - các nhân viên có thể giúp sắp xếp một bàn ăn), nhưng xin đừng đưa cháu đến căng tin. • Các đồ ăn được đưa vào phòng của con quý vị không được để lại trong tủ lạnh. Dịch Vụ Thông Dịch Miễn Phí • Nếu ở bệnh viện, hãy hỏi y tá của con quý vị • Nếu ở ngoài, hãy gọi miễn phí Đường Dây Thông Dịch Dành Cho Gia Đình (Family Interpreting Line) 1-866-583-1527. Báo cho thông dịch viên biết tên hay số máy nhánh của người quý vị cần gặp. • Đối với người bị điếc hay khiếm thính, hãy gọi số 206-987-2280 (TTY). Để Biết Thêm Thông Tin • Kiểm Soát Nhiễm Trùng 206-987-5193 • Hỏi y tá hay bác sĩ của con quý vị. • Xem Bản Tin Y Tế Công Cộng của Quận King/Seattle dành cho bệnh nhân về Tụ Cầu Vàng Kháng Methicillin, được sửa đổi vào ngày 5/6/04 và có sẵn trên mạng tại địa chỉ www.metrokc.gov • Xem trang web của Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Dịch (CDC) tại www.cdc.gov • www.seattlechildrens.org Những Cẩn Trọng Phòng Chống MRSA ở Khoa Phục Hồi Chức Năng 3 trong 3 trang • Vui lòng yêu cầu các nhân viên y tế giúp khi cần ga trải giường, đồ ăn, hay khi cần hâm nóng đồ ăn hay đồ uống. • Quý vị phải nhớ dùng thuốc tẩy khi giặt quần áo ở phòng giặt của Khoa Phục Hồi Chức Năng. Đối với khách đến bệnh viện thì sao? Chúng tôi yêu cầu khách đến bệnh viện mặc áo choàng của viện và đeo găng tay khi vào phòng bệnh của con quý vị, và rửa tay kỹ khi rời khỏi phòng. Các vị khách thường ít khi có nguy cơ đã tiếp xúc với MRSA trước khi đến thăm con quý vị. Đây là quy tắc đối với việc xử lý tất cả các vi khuẩn lây nhiễm. Vị khách nào đang ốm hoặc có hệ miễn dịch yếu không nên tới bệnh viện. Điều gì sẽ xảy ra nếu con tôi quay trở lại bệnh viện? Bệnh Viện Nhi Đồng muốn ngăn chặn sự lan truyền của MRSA. Nếu con quý vị quay trở lại viện và nếu xét nghiệm MRSA vẫn dương tính, thì cháu sẽ được đưa vào phòng cách ly. Phòng Chống /Khoa Phục Hồi Chức Năng Bệnh Viện Nhi Đồng Seattle cung cấp dịch vụ thông dịch miễn phí cho các bệnh nhân, thành viên gia đình và đại diện hợp pháp bị điếc, khiếm thính, hay không biết nói tiếng Anh. Bệnh Viện Nhi Đồng Seattle sẵn sàng cung cấp thông tin này bằng hình thức khác tùy theo yêu cầu. Hãy gọi Trung Tâm Trợ Giúp Gia Ðình theo số (206) 987-2201. Bản tin này đã được nhân viên phòng mạch tại Bệnh Viện Nhi Đồng Seattle kiểm tra lại. Tuy nhiên, con quý vị có thể có những nhu cầu riêng. Trước khi quý vị làm theo hoặc dựa vào thông tin này, hãy thảo luận với nhân viên chăm sóc sức khỏe của con mình. © 2005, 2007, 2010, 2013, 2014 Bệnh Viện Nhi Đồng Seattle, Seattle, Washington giữ tất cả bản quyền. 5/14 PE517V . thể mang MRSA trong một thời gian dài. Những quy tắc cơ bản trong việc kiểm soát vi khuẩn MRSA ở Khoa Phục Hồi Chức Năng Những Cẩn Trọng Phòng Chống MRSA ở Khoa Phục Hồi Chức Năng 2 trong. Và Gia Đình 1 trong 3 trang MRSA Precautions on the Rehabilitation Unit / Vietnamese Những Cẩn Trọng Phòng Chống MRSA ở Khoa Phục Hồi Chức Năng MRSA là gì? MRSA là từ viết tắt của methicillin-resistant. Soát Bệnh Dịch (CDC) tại www.cdc.gov • www.seattlechildrens.org Những Cẩn Trọng Phòng Chống MRSA ở Khoa Phục Hồi Chức Năng 3 trong 3 trang • Vui lòng yêu cầu các nhân viên y tế giúp khi