Ngày 30 tháng 6 năm 2014 hoa bất tử: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐƯA YẾU TỐ NGHỊ LUẬN VÀO ĐOẠN VĂN TỰ SỰ http://hoabattutp.blogspot.com/2013/04/ren-luyen-ki-nang-ua-yeu-to-nghi-luan.html 1/4 1. Văn tự sự là một kiểu văn bản quan trọng trong chương trình Ngữ văn THCS, nhà văn Tạ Duy Anh đã từng chia sẻ rằng: “Hiệu quả cuối cùng của văn tự sự là phải tạo ra ở người tiếp nhận không chỉ sâu sắc cả về phương diện tư tưởng lẫn thẩm mĩ mà còn gây cho họ sự hứng thú suy nghĩ” (Mấy mẹo vặt khi viết văn kể). Để có được điều đó trong văn tự sự cần kết hợp được các phương thức biểu đạt. Ở lớp 6 học sinh đã được làm quen với văn tự sự nhưng chưa yêu cầu kết hợp các phương thức biểu đạt. Trong chương trình Tập làm văn lớp 8, đối với kiểu bài tự sự các em cần phải tìm hiểu sâu hơn, phải biết sử dụng ngôi kể cho linh hoạt và đặc biệt phải biết kết hợp cân đối các yếu tố miêu tả và biểu cảm để bài viết sinh động gây ấn tượng sâu sắc đối với người đọc (người nghe). Lên lớp 9 văn tự sự được học với yêu cầu tổng hợp cao hơn nữa, đó là tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm và đặc biệt là yếu tố nghị luận - một yếu tố có vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị bài viết và làm cho câu chuyện để lại dấu ấn trong tâm khảm người đọc. Nói thế không có nghĩa là đưa yếu tố nghị luận vào bài tự sự càng nhiều càng tốt mà cần phải biết chọn lọc đưa vào cho thật hợp lí để bài viết khỏi rời rạc, thiếu cân đối giữa các yếu tố. Bởi vì trong đoạn văn tự sự, các yếu tố nghị luận không được lấn át tự sự. Nhưng thực trạng hiện nay học sinh lớp 9 khi tạo lập văn bản tự sự nhiều em cơ hồ lãng quên đi yếu tố nghị luận, hoặc sử dụng yếu tố nghị luận nhưng chưa thành công. 2. Tập làm văn là phân môn thực hành có mục tiêu quan trọng là rèn luyện cho học sinh năng lực tiếp nhận và kĩ năng tạo lập văn bản. Dạy Tập làm văn lớp 9 cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc này. Trong văn bản tự sự ít khi tác giả thuần kể người, kể việc mà thường kết hợp nhiều phương thức biểu đạt. Trong đó sử dụng yếu tố nghị luận là một kĩ năng cần có khi viết văn tự sự ở chương trình tập làm văn 9 và đây cũng là dịp củng cố khắc sâu kiến thức và rèn kĩ năng làm văn nghị luận mà các em đã được học trong chương trình Ngữ văn 7. Mặt khác văn nghị luận thường khô khan, đòi hỏi tư duy ở mức độ cao hơn kể người, kể việc nên học sinh còn ngại khó. Các em chưa nổ lực hết mình trong tư duy sáng tạo nên dẫn đến học sinh còn mơ hồ lãng quên yếu tố nghị luận khi viết đoạn văn tự sự. Một số em có ý thức đưa yếu tố nghị luận vào đoạn văn nhưng đem lại hiệu quả chưa cao. Bởi các em chưa thực sự hiểu rõ và phân biệt được yếu tố nghị luận trong văn bản nghị luận và yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự, hay khi nào dùng yếu tố nghị luận? Và chúng ta nghị luận bằng cách nào? Nếu các em hiểu rõ và trả lời được những câu hỏi này thì chắc rằng việc sử dụng yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự không còn là vấn đề khó khăn, gượng ép đối với học sinh lớp 9. 3. Văn tự sự tái hiện cuộc sống bằng hình tượng. Thông qua cốt truyện, nhân vật, người viết gửi gắm tư tưởng (cách nhìn, cách đánh giá hiện thực…). Ý nghĩa tư tưởng ẩn trong hình tượng. Song, đôi khi để gợi mở, thuyết phục người đọc, người viết có thể kết hợp yếu tố nghị luận bằng nhiều cách. Để giúp học sinh vận dụng tốt yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự, ta cần thực hiện một số nội dung sau: @. Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sau: 1. Phân biệt yếu tố nghị luận trong văn bản nghị luận và yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. Trong văn nghị luận, yếu tố nghị luận thể hiện ở chỗ: người viết tập trung đưa ra các luận điểm, luận cứ một cách đầy đủ, có hệ thống và hết sức chặt chẽ. Các nội dung, ý lớn, ý nhỏ phải gắn bó phụ thuộc vào nhau, cùng nhau làm bật nổi tư tưởng bài viết. - Còn yếu tố nghị luận trong văn tự sự chỉ là các yếu tố đơn lẻ, biệt lập trong một tình huống cụ thể nào đó của câu chuyện. Vì vậy nếu sử dụng tràn lan, nó sẽ phá vỡ mạch tự sự của bài viết. 2. Khi nào dùng yếu tố nghị luận? RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐƯA YẾU TỐ NGHỊ LUẬN VÀO ĐOẠN VĂN TỰ SỰ Ngày 30 tháng 6 năm 2014 hoa bất tử: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐƯA YẾU TỐ NGHỊ LUẬN VÀO ĐOẠN VĂN TỰ SỰ http://hoabattutp.blogspot.com/2013/04/ren-luyen-ki-nang-ua-yeu-to-nghi-luan.html 2/4 - Khi cần thuyết phục người đọc tin vào một tư tưởng, quan điểm nào đó mà mình đưa ra trong bài. Khi cần trình bày một nhận xét đánh giá nào đó về cuộc đời, sự việc, lẽ sống…vì mục tiêu chủ yếu của văn nghị luận là tác động vào lí trí. 3. Chúng ta nghị luận bằng cách nào? - Có nhiều cách nghị luận. Nhưng cách đơn giản nhất là tạo ra các cuộc đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, trong đó người nói thường nêu lên các nhận xét, phán đoán, đánh giá, các lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe, hoặc thuyết phục chính mình về một vấn đề, một quan điểm, tư tưởng nào đó. Ví dụ 1: Cuộc đối thoại giữa cô sinh viên nghèo với một cậu con nhà giàu bị cụt cả hai chân trong một cuộc đua xe. Mẹ cậu đã thuê cô sinh viên nghèo chăm sóc . Cô nhận lời để lấy tiền ăn học. … “ Hôm nay, có máy kiểu chết trên báo, cậu chọn kiểu nào? Nhảy từ café 33 tầng vào sinh nhật lần thứ 21. Hỗn chiến tại quán bia bị đâm. Một nữ sinh 17 tuổi dắt xe đạp băng qua đường sắt bị tàu đụng…” - Toàn ghê rợn! Gã nhăn mặt. - Làm gì có cái chết dịu dàng! Để có cái chết phải băng qua đau đớn. …Cô phải làm gì nếu mai cô chết? Gã hỏi lại: - Tôi sẽ đấu tranh đến cùng để mai tôi vẫn sống. Một ngày là một cuộc chiến. - Giá nghèo như cô tôi sẽ không bất hạnh như thế này. Không có xe để đua, không có tiền để đốt đời mình… - Tại cậu chưa nếm mùi nghèo khổ đó thôi! Tàn bạo, khốc liệt lắm, cuốn trôi bao mơ ước, đè bẹp bao số phận. Nhưng khi thừa mứa quá, nỗi đau trong tim còn dữ dội hơn cả cái đói”. (Trích Một cuộc đua của Quế Hương) 4. Khi diễn đạt các yếu tố nghị luận, người ta thường dùng kiểu câu nào? - Khi diễn đạt các yếu tố nghị luận, người ta thường dùng kiểu khẳng định hoặc phủ định. Ví dụ: “ Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. (Cố hương - Lỗ Tấn) Ví dụ 2: “ Sự vật không đứng yên, cuộc sống không đứng yên một chỗ, có cái hôm qua đúng hôm nay nó là vật cản. Phải tìm cách phá bỏ.” (Tôi và chúng ta - Lưu Quang Vũ - Ngữ văn 9) Trong văn tự sự thường có tất cả các phương thức biểu đạt, vì tự sự chính là bức tranh sinh động gần gũi với cuộc sống. Mà cuộc sống thì vốn phong phú, đa chiều với rất nhiều màu sắc và cảnh huống. Để tự sự thành công, bên cạnh việc dùng các phương thức biểu cảm, miêu tả, thuyết minh, người viết còn phải biết cách sử dụng yếu tố nghị luận để làm cho câu chuyện có tính triết lí sâu sắc, chủ đề được khắc sâu, vị thế của bài viết được nâng lên cao hơn. Trong văn bản tự sự, nếu tình huống truyện là cánh cửa mời gọi người đọc đi vào câu chuyện thì yếu tố nghị luận sẽ neo giữ người đọc ở lại lâu hơn để chiêm nghiệm thế giới của bao điều kì diệu từ câu chuyện làm nên. “Cho dù gió chẳng đủ để cuốn mây đi, hoa cũng chẳng thơm đủ bốn mùa nhưng yếu tố nghị luận lại đủ sức làm cho “sinh mệnh” của bài văn tự sự sẽ được kéo dài mãi mãi”. ĐOẠN VĂN TỰ SỰ 1. Trong truyện ngắn Mua nhà của nhà văn Nam Cao (1943) có đoạn: “Nhưng mà thôi, anh Kim ạ. Nghĩ ngợi làm gì nữa? Ở cảnh chúng ta lúc này, hạnh phúc cũng chỉ là một cái chăn hẹp. Người này co thì người kia hở. Đâu phải tôi muốn tệ? Nhưng biết làm sao được? Ai bảo đời cứ khắt khe vậy? Giá người ta vẫn có thể nghĩ đến mình, mà chẳng thiệt đến ai!” Ngày 30 tháng 6 năm 2014 hoa bất tử: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐƯA YẾU TỐ NGHỊ LUẬN VÀO ĐOẠN VĂN TỰ SỰ http://hoabattutp.blogspot.com/2013/04/ren-luyen-ki-nang-ua-yeu-to-nghi-luan.html 3/4 2. Nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao đã tự thuyết phục chính mình như sau: … “Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đế một cái gì khác đâu? Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chưa không nở giận”. 3. “Một ngày kia, đi học về thấy mẹ cầm trên tay mảnh giấy và khóc rưng rưng, tôi lo sợ lại bên mẹ, thì ra giấy báo anh tôi đỗ vào trường THPT. Tôi hiểu đó là nước mắt của sự sung sướng tột cùng, nước mắt của bao ngày mong đợi …” (Bài làm của học sinh “Kể về một người thân mà em yêu quí”) 4. “Trong lớp mấy đứa con gái xì xào chuyện tôi và Quân, ghép đôi hai đứa với nhau. Mặt kệ! Đó là việc của bọn con gái thích “buôn dưa lê, bán dưa chuột” ở mọi lúc mọi nơi. Dù có hơi xấu hổ nhưng chúng tôi vẫn là đôi bạn cùng tiến sẵn sàng giúp đỡ nhau về mọi mặt. Tương lai phía trước còn dài và còn rất nhiều thử thách. Khi người ta cầm tay nhau, cùng nhau đi đến một mục đích cuối cùng là thành công trên con đường học vấn thì không có gì là xấu cả…” (Bài làm của học sinh “ Câu chuyện về một tình bạn đẹp”) 5. “Hôm đó, tôi đợi mãi chẳng thấy Hằng đâu. Thì ra Hằng bị ốm không đi dọn vệ sinh trường học được…Một ngày không gặp Hằng tôi cảm thấy như thiếu một cái gì đó. Một cái gì vô hình khó tả, một cái gì không thể gọi tên đích thực. Đến tận bây giờ tôi mới hiểu ra rằng cái mà không thể gọi tên đích thực ấy là tình bạn - một tình cảm không giống với bất cứ thứ tình cảm nào, bởi nó quá đổi bình dị mà thiêng liêng, đơn sơ mà bất diệt…” (Bài làm của HS Uân Thị Hà Lớp 9/1 “ Câu chuyện về một tình bạn đẹp”) 6. “Nhưng, các em ạ, mỗi người có con đường học tập riêng của mình. Nếu không thể một tay vẽ hình vuông, một tay vẽ hình tròn cùng một lúc, thì vẫn phải tập trung tư tưởng, chú ý nghe giảng mới có thể giành thành tích ưu tú. Đây chỉ là sự khác nhau của con đường dẫn đến thành công. Mọi con đường đều có thể dẫn đến thành La Mã, chúng ta chớ bỏ qua sự cố gắng. Cả lớp học bỗng vang lên những tràng vỗ tay nhiệt liệt.” (Trích Truyện ngắn- “Ngón đòn quen thuộc” của Phạm Tử Bình) 7. “Thầy nhắc nhở nhóc Tuấn rằng đừng dựa gia đình khá giả mà lười học ham chơi đến nỗi chẳng bao giờ làm chủ được mình…Thầy cũng nhắc nhóc Tuấn không được trêu em nữa vì theo thầy sự khuyết tật trong tâm hồn, trong suy nghĩ, trong nhân cách còn đáng sợ hơn nhiều so với sự khuyết tật của hình hài dù đó là sự khuyết tật mà không phải khi nào người ta cũng nhìn thấy. Có mắt mà không biết nhìn, có tai mà không biết nghe những điều tốt đẹp - điều ấy còn đáng thương hơn cả những người khuyết tật…” (Bài làm của học sinh “Kể về một người thân mà em yêu quí”) 8. “ Mùa đông năm ấy, trời rất lạnh. Bà tôi biết trong lớp tôi có một bạn và anh chị em của bạn ấy không có bao tay, nón và khăn choàng cổ. Bà đã tặng món quà ấy cho các bạn của tôi một cách không ngần ngại. Đó chỉ là một món quà thật đơn giản, nhưng đối với các bạn tôi là cả một sự kì diệu. Bà nói với chúng tôi rằng: khi bà còn là một đứa trẻ, bà và các anh chị khác phải mặc những chiếc áo choàng cũ trong mùa đông lạnh giá và tay thì luôn bị nứt. Và bà không thể chịu được khi thấy có những đứa trẻ khác phải chịu cảnh đó. Khi tôi thấy một đứa trẻ không có áo khoác và bao tay tôi không coi đó là người lạ mà dường như thấy đó chính là bà tôi, mẹ tôi, các cô, các chú, các bác của tôi. Đó chính là điều bà tôi đã dạy: những người nghèo khổ khó khăn mà bạn thấy trên đường mỗi ngày có thể không phải là người mà bạn yêu quý ngay lúc đó nhưng có thể là bạn vào ngày mai, có thể là những người thân của bạn ngày hôm qua. Hãy biết yêu và giúp đỡ mọi Ngày 30 tháng 6 năm 2014 hoa bất tử: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐƯA YẾU TỐ NGHỊ LUẬN VÀO ĐOẠN VĂN TỰ SỰ http://hoabattutp.blogspot.com/2013/04/ren-luyen-ki-nang-ua-yeu-to-nghi-luan.html 4/4 người như đang giúp đỡ, đang yêu những người thân của chính mình… (Bài làm của học sinh “Kể về một người thân mà em yêu quí”) Đoàn Thị Nhung -(HBT) . mạch tự sự của bài viết. 2. Khi nào dùng yếu tố nghị luận? RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐƯA YẾU TỐ NGHỊ LUẬN VÀO ĐOẠN VĂN TỰ SỰ Ngày 30 tháng 6 năm 2014 hoa bất tử: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐƯA YẾU TỐ NGHỊ LUẬN VÀO. Phân biệt yếu tố nghị luận trong văn bản nghị luận và yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. Trong văn nghị luận, yếu tố nghị luận thể hiện ở chỗ: người viết tập trung đưa ra các luận điểm, luận cứ. 2014 hoa bất tử: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐƯA YẾU TỐ NGHỊ LUẬN VÀO ĐOẠN VĂN TỰ SỰ http://hoabattutp.blogspot.com/2013/04/ren-luyen-ki-nang-ua-yeu-to-nghi-luan.html 1/4 1. Văn tự sự là một kiểu văn bản