Rượu làng Vân – Bắc Giang pot

4 759 1
Rượu làng Vân – Bắc Giang pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nấu rượn làng Vân – Bắc Giang Làng Vân (hay gọi đủ là Vạn Vân) có tên chữ là Yên Viên, nằm ở phía Bắc xã Vân Hà, làng trải dài hơn 1km dọc tả ngạn sông Cầu, đối diện với làng Đại Lâm ở bên kia sông. Vì 3 mặt giáp sông nên vào làng phải qua 3 bến đò ngang. Ở phía Đông sang Quả Cảm, phía Tây sang Đại Lâm và phía Nam qua Thổ Hà sang Vạn An, còn một con đường bộ ở phía Bắc làng chạy ven theo dãy Tiên Lát đi Việt Yên, thường chỉ đi được vào mùa khô, mùa nước năm nào xã và làng này cũng ngập mấy tháng, khi đó người ta phải dùng thuyền nhỏ đi vào các ngõ xóm. Đó là đặc điểm của một “Vạn” ngoại đê. Từ cuối thời Lê, Yên Viên đã được chọn làm lỵ sở của huyện Việt Yên, sau đó là của phủ Thiên Phúc - một thương cảng cổ sầm uất thông thương suốt núi rừng, đồng bằng châu thổ và biển cả, hiện đã được nhiều tài liệu, thư tịch cổ - kim ghi nhận như một vùng đất đô hội với những đặc sản quý, như: vóc nhiễu, nước mắm, đồ gốm và rượu trắng ngon nổi tiếng khắp kinh kỳ. Thực ra thì xứ Bắc có nhiều làng nấu rượu: ở Bắc Giang có làng Bún tức Phấn Trì (Yên Dũng), làng Hoàng Vân (Hiệp Hòa); Ở Bắc Ninh có làng Quan Đình (Yên Phong), làng Lã Rượu (Đông Ngàn), làng Cẩm tức Cẩm Giang, làng Rượu Ngang tức Hiên Ngang (Tiên Du)…nhưng ngon nổi tiếng nhất vẫn là rượu làng Vân tức rượu Vân huyện Yên Việt, phủ Bắc Hà, trấn Kinh Bắc (nay thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Theo tư liệu điều tra hồi cố thì năm Chính Hòa thức 24 (1703) đời vua Lê Hy Tông sắc phong cho Thành hoàng làng Vân là Thượng Đẳng Thần, các nguyên lão của làng thượng kinh rước sắc đã đem theo ba vò rượu tiến vua, vua ban cho bá quan văn võ trong triều, ai cũng khen thơm ngon, vua Lê hạ bút châu phê: Vân Hương Mỹ Tửu, đó là thương hiệu chính thức của rượu làng Vân kể từ thời đó. Nhưng không rõ từ đời nào, thời nào người làng Vân xưa đã có tục thờ Thánh sư nghề nấu rượu. Tổ nghề được thờ là bà Nghi Điệt - tương truyền bà là chính thất của Vũ Vương, vì Vũ Vương thích rượu ngon, nên bà đã tìm được cách pha chế ra một loại men quý để cất rượu rất thơm ngon. Sau đó bà truyền nghề cho dân và dân làng Vân thờ Thánh sư vào ngày mồng 7 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm. Vì phải giữ bí truyền nghề nghiệp nên cũng từ xa xưa người làng Vân chỉ thuận cho trai gái trong làng lấy nhau, mà ít khi lấy người thiên hạ và nghề chỉ được truyền cho con trai và con dâu trong nhà là chính. Đặc biệt, làng Vân còn có tục Miêng thệ tức Ăn thề giữ bí truyền nghề nấu rượu. Ban đầu chỉ là những xóm nhỏ mọc ven bên bãi sông, sau thành làng, thành tổng. Nấu rượu đã trở thành một nghệ thuật cùng với những bí quyết mà ông tổ làng nghề đã từng căn dặn con cháu phải luôn dìn giữ chỉ riêng cho làng Vân. Khi thực dân Pháp đến làng, họ tập trung tất cả dân làng về một nhà máy ở ngay đầu làng bắt mọi người phải nấu rượu. Khi rượu thành phẩm, những con tàu theo dòng sông Cầu cập bến và chở sang nước Pháp. Rượu nếp cái hoa vàng làng Vân theo đó mà đi muôn phương ”. Rượu làng Vân từ xưa đã nổi tiếng là thơm ngon nhờ hương liệu của nếp cái hoa vàng - thứ nếp đặc biệt thơm ngon hòa cùng men rượu bí truyền của làng Vân sau 72 giờ ngâm ủ mới cho ra rượu nếp như một thứ tinh túy nhất của trời đất ban tặng cho con người. Nhưng đó là chuyện của ngày xưa. Nay làng Vân vẫn còn nấu rượu, nhưng đã chuyển sang dùng một loại nguyên liệu khác đó là sắn. Sắn khô được nhập về từ Hòa Bình, Yên Bái, Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn thái thành khúc bổ dọc, dài khoảng 5 - 7 cm. Sắn khô sau khi được tuyển chọn cho vào thùng, chậu ngâm vài ba giờ để lơi vỏ. Sau đó rửa sạch cho vào hấp chín và trộn men đem ủ. Đủ một ngày đêm đem ngâm lên men trong chum bằng sành. Khi đã dậy mùi đem vào lò ra rượu. Công đoạn làm rượu sắn không khác nhiều so với rượu gạo, duy chỉ có loại men. Anh Nguyễn Đức Minh, một trong những chủ lò rượu sắn lớn của làng Vân cho biết: “Trước đây chúng tôi đều nấu rượu gạo, có công có việc lớn cần rượu ngon thì nấu nếp cái hoa vàng, nhưng hơn chục năm trở lại đây nhà đã chuyển hoàn toàn sang nấu rượu sắn. Rượu sắn vừa rẻ, ngon lại tiêu thụ mạnh. Mỗi lít rượu sắn chỉ 3.000 đồng, trong khi đó nấu rượu gạo, rượu nếp cái hoa vàng bán trên 10.000 đồng, ít người mua. Chủ hàng đến thường không chú ý đến loại rượu nào, mà chỉ thấy loại nào rẻ nhất là mua. Mặt khác rượu sắn cũng thơm, ngon không khác rượu gạo là mấy. Nếu không tinh, không phải “con nhà rượu” thì khi cho uống khó có thể phân biệt được đâu là rượu sắn, đâu là rượu gạo. Giới thương lái đang làm mất đi uy tín của rượu làng Vân, họ chỉ dùng 1/3 rượu sắn của làng Vân sau đó cho cồn mía vào và trộn thêm nước lã cho đủ độ cồn. Nghĩa là rượu sắn ở làng Vân khi đến với người tiêu dùng cũng chỉ còn 1/3 chất lượng. Đây là một vấn đề đáng báo động mà với người tiêu dùng - những người không bao giờ biết được mình đang được dùng loại rượu nào. . Nấu rượn làng Vân – Bắc Giang Làng Vân (hay gọi đủ là Vạn Vân) có tên chữ là Yên Viên, nằm ở phía Bắc xã Vân Hà, làng trải dài hơn 1km dọc tả ngạn sông Cầu, đối diện với làng Đại Lâm. (Yên Phong), làng Lã Rượu (Đông Ngàn), làng Cẩm tức Cẩm Giang, làng Rượu Ngang tức Hiên Ngang (Tiên Du)…nhưng ngon nổi tiếng nhất vẫn là rượu làng Vân tức rượu Vân huyện Yên Việt, phủ Bắc Hà, trấn. đồ gốm và rượu trắng ngon nổi tiếng khắp kinh kỳ. Thực ra thì xứ Bắc có nhiều làng nấu rượu: ở Bắc Giang có làng Bún tức Phấn Trì (Yên Dũng), làng Hoàng Vân (Hiệp Hòa); Ở Bắc Ninh có làng Quan

Ngày đăng: 11/07/2014, 08:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan