Thiền Viện Trúc Lâm pptx

5 365 1
Thiền Viện Trúc Lâm pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thiền Viện Trúc Lâm - Đà Lạt Ðây là ngôi chùa to nhất, bề thế nhất ở Ðà Lạt hiện nay.Toạ lạc trên núi Phụng Hoàng cạnh khu vực Hồ Tuyền Lâm, cách trung tâm Tp. Ðà Lạt khoảng 4 km theo đường chim bay. Chùa do hòa thượng Thích Thanh Từ tạo dựng từ đầu thập niên 90, chính thức khởi công xây dựng ngày 08/04/1993 và khánh thành ngày 08/02/1994. Thiền viện có diện tích 24,5 ha; được chia thành 3 khu riêng biệt với sự tham gia thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ (người thiết kế Dinh độc lập - nay là Dinh Thống nhất, thành phố Hồ Chí Minh). Những lúc đông nhất, thiền viện có hàng ngàn tăng ni, phật tử đến theo học về thiền. Đây là một thiền viện nghiên cứu về Thiền tông lớn nhất ở Việt Nam hiện nay với chủ trương khôi phục Thiền tông Việt Nam (có từ đời nhà Trần). Mỗi ngày, các tu sĩ ngồi thiền 3 thời trong ngày, mỗi thời 2 giờ đồng hồ và thời đầu tiên là từ lúc 3 giờ sáng. Vì mới xây cất cách đây một thập niên nên kiến trúc hài hoà giữa kim và cổ trông hài hoà và thanh thoát. Thiền Viện Trúc Lâm tuy không có vẻ đẹp cổ kính, nguy nga như các chùa chiền khác, xong nơi đây ẩn chứa bao điều huyền nhiệm của thế giới tâm linh. Thiền Viện Trúc Lâm được coi là thiền viện lớn nhất trong cả nước cả về không gian lẫn quy mô tụ tập. Trong chánh điện chỉ thờ Phật Thích Ca cầm cành hoa sen. Ngay phía ngoài là toà tháp uy nghiêm bên trong treo một chiếc chuông lớn cao 1.98 m nặng 1.1 tấn trên có khắc bài thơ của Trúc Lâm Ðầu Ðà. Thiền Viện có hơn 100 tăng ni và nhiều cư sĩ tập trung từ khắp nơi trong nước, hàng ngày đọc kinh theo một chế độ tu luyện nghiêm khắc với quan điểm triết học: “ trở về soi rọi chính bản thân mình”. Kiến trúc cổ kính, xanh mát này tọa lạc trên núi Phụng Hoàng, cạnh Hồ Tuyền Lâm, với diện tích lên đến 23,2ha - khởi lập vào năm 1993 và hoàn thành 1 năm sau đó - trong đó chỉ có 2 ha là có các công trình kiến trúc xây dựng, phần còn lại là cảnh sắc thiên nhiên. Thiền viện Trúc Lâm có quy mô lớn và đẹp nhất của nước ta. Khuôn viên thiền viện Ngoài ngôi chính điện ở vị trí trung tâm, công trình còn có tham vấn đường, lầu chuông và nhà trưng bày bên phải; gác trống, nhà khách tăng, thư viện, thiền thất viện trưởng và thiền đường bên trái. Tham vấn đường Bên ngoài thiền viện là toà tháp uy nghiêm, bên trong có chuông lớn cao gần 2m nặng hơn 1 tấn, quanh mặt chuông có khắc bài thơ của Trúc Lâm Đầu Đà, pháp danh của vua Trần Nhân Tông (1258 - 1308) lúc xuất gia đầu Phật, tổ sư của phái Thiền tông Việt Nam. Chính điện thờ Phật Thích Ca, đường nét pho tượng linh hoạt lạ thường, cảm giác mệt mỏi dường như tan biến khi trước mặt du khách hiện lên toàn cảnh Thiền Viện nằm bên Hồ Tuyền Lâm uốn lượn. Sự gặp gỡ của dòng suối Tía và thượng nguồn sông Đa Tam từ núi Voi đổ về làm cho Thiền Viện thêm phần thanh tịnh, huyền ảo vào những buổi sớm mai, khi những tia nắng đầu ngày lấp loáng hiện ra giữa sương sớm phủ mờ cành thông, ngọn lá. Tượng Thích Ca Mâu Ni Tượng Bồ Đề Đạt Ma và Tam Tổ Thiền phái Trúc Lâm, di ảnh Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa Đến Thiền Viện Trúc Lâm, du khách sẽ được tắm mình trong không khí thanh tịnh nơi chốn Thiền môn, du khách có thể dạo quanh chùa để chiêm nghiệm lẽ mất còn, được mất. Với những du khách yêu thích cảm giác thám hiểm đã có những con thuyền chở khách dạo chơi trên hồ, vào sâu trong thung lũng để hòa mình với thiên nhiên thưởng thức hương vị của rượu cần, thịt rừng đậm chất núi rừng Tây Nguyên hay chứng kiến buổi chiều tà trong một không gian yên tĩnh. . thoát. Thiền Viện Trúc Lâm tuy không có vẻ đẹp cổ kính, nguy nga như các chùa chiền khác, xong nơi đây ẩn chứa bao điều huyền nhiệm của thế giới tâm linh. Thiền Viện Trúc Lâm được coi là thiền. Bồ Đề Đạt Ma và Tam Tổ Thiền phái Trúc Lâm, di ảnh Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa Đến Thiền Viện Trúc Lâm, du khách sẽ được tắm mình trong không khí thanh tịnh nơi chốn Thiền môn, du khách có. 2 ha là có các công trình kiến trúc xây dựng, phần còn lại là cảnh sắc thiên nhiên. Thiền viện Trúc Lâm có quy mô lớn và đẹp nhất của nước ta. Khuôn viên thiền viện Ngoài ngôi chính điện ở

Ngày đăng: 11/07/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan