Tài liệu Cấp trên trẻ và nhân viên lớn tuổi? pptx

7 492 0
Tài liệu Cấp trên trẻ và nhân viên lớn tuổi? pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cấp trên trẻ nhân viên lớn tuổi? Trong một số môi trường làm việc, có những người lãnh đạo trẻ hơn nhân viên dưới quyền rất nhiều. Họ phải làm gì để những nhân viên giàu kinh nghiệm này "tâm phục khẩu phục"? Một trong những nhà tư vấn trước đây của tôi đã từng thường xuyên sử dụng cụm từ “sự tán thành”. Ngày nay, tôi không còn nghe thấy người ta nói đến cụm từ này nhiều, nhưng tôi nhớ nhà tư vấn đó vẫn thường nhắc đến cụm từ “sự tán thành” với đồng nghiệp, đặc biệt với những người trẻ tuổi - những người mà ông ta có “thời gian dành cho họ”, những người có quan điểm mà ông ta đánh giá là đủ chín chắn để có thể cân nhắc điều này một cách thận trọng. Theo từ điển thì cụm từ “sự tán thành” có nghĩa là “sự đồng ý chân thành” nhấn mạnh rằng cụm từ này thường được sử dụng trong các mối quan hệ chính thức trong xã hội chính thống trong công ty. Sự tán thành chính là chìa khoá để xây dựng mối quan hệ bền vững giữa người với người ở những lứa tuổi khác nhau. Điều này có thể áp dụng với những người hoặc rất trẻ hoặc là những người đặc biệt lớn tuổi. Vào những năm tới, tỷ lệ lực lượng lao động trên 50 tuổi sẽ tăng lên, vì thế việc hiểu biết hơn về mối quan hệ này sẽ càng liên quan mật thiết hơn. Mặc dù những mối quan hệ công việc như “giữa tháng 5 tháng 12” không phải lúc nào cũng gây khó khăn, nhưng chúng có thể không thiếu những rắc rối. Nếu như một nhân viên lâu năm phải rời khỏi vị trí lãnh đạo hoặc anh ta cảm thấy phải cạnh tranh với một cấp trên trẻ hơn, điều này hẳn là rất khắc nghiệt. Không phải sự áp đặt, mà sự tán thành mới chính là chìa khóa để xây dựng mối quan hệ bền vững giữa cấp trên trẻ nhân viên đứng tuổi Ảnh: www.nbrii.com Đặc biệt, những người thuộc thế hệ “bùng nổ dân số” (Boomers - thế hệ sinh từ khoảng năm 1946 đến năm 1964) thường có xu hướng (xét theo thế hệ) cạnh tranh bon chen. Họ thường tỏ ra mình đã từng có khoảng thời gian rất khó khăn khi nhượng lại quyền lãnh đạo cho các thế hệ khác. như tôi đã thảo luận từ trước, nếu hai cá nhân từ hai thế hệ khác nhau, thì rất dễ có khả năng họ hiểu nhầm hành động của nhau do những quan điểm thế hệ khác nhau. Vậy những người quản lý có kinh nghiệm có thể làm gì để giảm những khó khăn trong sự chuyển giao giữa hai thế hệ làm việc hiệu quả với các cấp trên trẻ hơn? Đây là hai lời khuyên quan trọng: 1. Hãy tìm hiểu khám phá cách thức giao tiếp của những người khác cố gắng nỗ lực hết mình để thích nghi với họ. Hãy nhớ rằng những nhân viên càng trẻ (nói chung) sẽ càng quen với việc giao tiếp tương tác thường xuyên hơn. Do đó, những nhân viên lớn tuổi không nên coi những thông điệp từ cấp trên trẻ của mình là một tín hiệu rằng họ không tin nhân viên lớn tuổi hơn, mà chỉ nên coi đó là một sự khác biệt trong phong cách thói quen giao tiếp của họ. Làm thế nào để xóa nhòa khoảng cách ranh giới giữa các thế hệ? Ảnh: www.inkcinct.com.au Tương tự như vậy, những nhân viên thuộc các nhóm tuổi khác nhau có thể sử dụng những cách tiếp cận khác nhau về giao tiếp - những nhân viên mới có thể cảm thấy cấp trên trẻ của mình ít khi giao tiếp mặt đối mặt trực tiếp so với cấp trên lớn tuổi trước đây. Một lần nữa, đừng coi những sự khác biệt này với tư cách cá nhân – mà coi đó là sự khác biệt về thế hệ. 2. Hãy tránh suy nghĩ theo lối mòn bạn vẫn tư duy để báo hiệu rằng bạn nhận ra tôn trọng những gì mà người trẻ hơn mang đến cho nhóm của bạn. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng sự thiếu tôn trọng thái độ kẻ cả là một trong hai hành vi khó chịu có sức phá hoại nhất - thật không may, hai hành vi này lại rất phổ biến trong môi trường mà các nhân viên lớn tuổi làm việc với những cấp trên trẻ hơn. Trong khi nhân viên lớn tuổi có thể có rất nhiều kinh nghiệm trong một lĩnh vực đặc thù hoặc chức năng đặc thù nào đó hơn cấp trên trẻ, thì cấp trên trẻ có thể có một cách nhìn mới mẻ để cải thiện cách thức mà mọi thứ từ trước đến nay vẫn được thực hiện. Các nhà quản lý trẻ - những người được đặt trong vị trí quản lý những nhân viên cấp dưới lớn tuổi (những người lớn tuổi mà thậm chí đến bố mẹ họ còn cảm thấy bối rối khi làm việc cùng) nên cởi mở trong việc học hỏi những thủ thuật mới quan trọng nhất, hãy mang tinh thần “tán thành” - sự đồng ý chân thành - đến cuộc đối thoại. Nói chung, tôi cảm thấy Thế hệ Y (những người tuổi đời dưới 28 tuổi) có xu hướng thích những người thuộc thế hệ Bùng nổ dân số (Boomers - những người trên 44 tuổi) – thường làm việc rất tốt với nhau. Trong một vài trường hợp, thông thường có một chút căng thẳng giữa thế hệ X (thế hệ sinh từ năm 1965 tới 1978) - với thế hệ ngay liền trước - thế hệ Bùng bổ dân số Boomers, những người được đánh giá là đã bỏ lỡ các cơ hội cá nhân trong thập kỷ trước. Bất chấp khoảng cách thế hệ, sau đây là một số lời khuyên cho những người quản lý trẻ: Sự kết nối giữa cấp trên trẻ nhân viên lớn tuổi là chìa khóa thành công của công việc Ảnh: www.artlebedev.com • Hãy đặt ra thật nhiều câu hỏi. Cấp trên mới cần tránh đưa ra những ý kiến có ẩn ý định kiến. Điều tối quan trọng là phải đặt ra thật nhiều câu hỏi, hãy kiềm chế những sự lựa chọn của riêng bạn cho đến khi bạn đã lắng nghe một cách kỹ càng quan điểm của những người trong nhóm mới của mình. • • Hãy tránh đi theo lối mòn đế thể hiện rằng bạn đã nhận ra tôn trọng các thành tố tích cực của “cách thức mọi thứ đã được làm từ trước đến nay”. Tránh việc đưa ra những ý kiến có ẩn ý rằng cách thức cũ chẳng còn chút giá trị nào. Có thể cần phải thay đổi cách thức cũ nhưng để hiểu tại sao những con người thông minh của thế hệ trước đã lựa chọn chúng trong quá khứ cũng là một việc đáng làm. Hãy tiếp cận bất cứ sự thay đổi nào trên quan điểm bạn sẽ tăng cường thêm sức mạnh đã có từ quá khứ, hơn là xoá bỏ những cách tiếp cận của nhóm từ ngày trước. Trong cả hai trường hợp, đừng lo lắng về việc “thuyết phục” người khác rằng bạn đã có đủ các kỹ năng kinh nghiệm cần thiết về việc này – hãy thể hiện bằng hành động thực sự. Khi bạn thể hiện trong công việc những điểm mạnh của bạn, bạn có thể phát triển được mối quan hệ giữa các cá nhân dựa trên tinh thần “tán thành” lẫn nhau. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng nhiều mối quan hệ “giữa các thế hệ” thực ra có thể rất hiệu quả. Cách tiếp cận này có thể ứng dụng với bất cứ hai người nào khi họ tiếp cận mối quan hệ với tinh thần tôn trọng học hỏi lẫn nhau. Đã từng có ai trong số các bạn vào rơi vào tình huống quản lý những người lớn tuổi hơn mình hay là phải báo cáo lên người trẻ hơn mình rất nhiều không? Bạn đã làm cách nào để phát triển các mối quan hệ đó? Những lời khuyên nào bạn sẽ chia sẻ với chúng tôi? - Bài viết đăng ở chuyên mục Across the Ages của Tammy Erickson trên trang Harvard Business Online Ý kiến phản hồi của độc giả Harvad Business Online: Ý kiến của David Hutchison: Tôi có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả trong quân đội, nơi tôi luôn giữ vai trò là người lãnh đạo trẻ hơn. Tôi luôn cảm thấy trong khi tôi có rất nhiều điều muốn nói tại bàn thảo luận đó cũng là trách nhiệm cao cả của tôi, điều quan trọng nhất là nhận ra kinh nghiệm khả năng của những người làm việc cho tôi. Mọi thứ đều được xây dựng dựa trên sự tôn trọng cách thức chắc chắn nhất để có được sự tôn trọng đó là hãy thể hiện sự tôn trọng người khác. Hãy dành những thời điểm quan trọng của bạn để những nhân viên dưới quyền lớn tuổi hơn bạn có thể “hướng dẫn” bạn có thể đảm đương trách nhiệm. Hãy để họ thấy rằng bạn kính trọng họ bạn chắc chắn sẽ có được sự hỗ trợ của họ. Ý kiến của Darrell: Nguyên tắc số một trong cách tiếp cận cũ là thích nghi với phong cách giao tiếp đòi hỏi đến từ hai phía. Trên thực tế, nếu như bạn muốn làm việc hiệu quả, điều đó là cần thiết cho tất cả mọi người. Khi nói rằng thế hệ già phải tuân theo những thiên hướng giao tiếp của thế hệ trẻ hơn thì điều đó thực sự rất vô lý. Thông thường nhà quản lý nên kết hợp phong cách lãnh đạo của mình với tình huống cần hướng dẫn. Sẽ hiệu quả hơn cho các nhà quản lý khi biết cách tăng cường sự hiệu quả của toàn nhóm mình hơn là bắt tất cả mọi người thích ứng theo cách của mình. Ý kiến của Robert Hsu: Tôi có thể nói một cách chân thành rằng tôi đã ở trong cả hai trường hợp tôi đã may mắn có được những người thầy hướng dẫn dày dạn kinh nghiệm tư vấn cho tôi. Ban đầu, trong sự nghiệp của mình, tôi phải quản lý những người có tuổi đời nhiều gấp đôi tuổi tôi có lẽ thật may mắn, tôi đã áp dụng một vài trong số các kinh nghiệm tương tự với những điều Tammy đã viết trong bài báo của cô ấy. Vào giai đoạn này, bạn phải biết tôn trọng kinh nghiệm của những người đã trải qua những thăng trầm trong cuộc sống, hỏi họ thật nhiều, sau đó thể hiện những ý tưởng của mình hơn là dùng vị trí lãnh đạo của bạn để áp đặt trong các cuộc họp. Ngược lại với giai đoạn sự nghiệp hiện tại của tôi, tôi vừa mới bỏ công việc nơi người quản lý là người trẻ hơn tôi 17 tuổi. Đã từng trải qua kinh nghiệm này trên thực tế, tôi đã cố gắng làm việc theo cách anh ta cảm thấy thoải mái nhất, nhưng qua nhiều lần tiếp xúc, tôi nhận ra rằng chúng tôi làm việc với những giá trị khác nhau khi hướng về mục tiêu chung từ những quan điểm khác nhau. Ý kiến của Walter: Hãy hỏi các nhà quản lý kỳ cựu lãnh đạo một số dự án quan trọng nơi mà điều họ thường xuyên thể hiện là khả năng biết tận dụng tạo niềm tin sự tôn trọng. Sau đó việc biết cách thể hiện sự quan tâm tập trung vào những khía cạnh quan trọng trong khi làm việc có thể tạo ra giá trị tăng thêm để đảm bảo thành công của những chương trình đã được lên kế hoạch. Làm như vậy cũng sẽ đảm bảo các thành viên trẻ hơn của tổ chức học hỏi từ những cách thức “hướng dẫn theo chức năng”. Quản trị kiến thức được hỗ trợ một cách hiệu quả nhất trong khi đồng thời tối đa hoá khả năng của các nhà quản lý lớn tuổi. Ý kiến của Jenny: Thật là thú vị khi với tư cách của một nhà quản lý trẻ, tôi cảm thấy dễ dàng hơn khi quản lý những nhân viên lớn tuổi gấp đôi tôi. Lý do cho sự kỳ lạ đó là tôi được học hỏi từ họ. Nhưng khi bạn thăng tiến lên trong thang bậc quản lý của doanh nghiệp, bạn không còn trong trường hợp học hỏi từ những người lớn tuổi hơn. Vấn đề lúc này lại là bạn có thể cho họ những gì. Tôi đồng ý với David trong nhận xét rằng để xây dựng mối quan hệ, bạn cần sự tôn trọng lẫn nhau. Tôn trọng những người dưới quyền lớn tuổi hơn mình rằng họ có những giá trị, điểm mạnh riêng mà bạn cần cho nhóm của mình, họ tôn trọng sự trẻ trung của bạn có thể bạn mang đến cho tổ chức những cách nhìn mới mẻ. Để xây dựng sự tôn trọng, điều quan trọng là có sự giao tiếp cởi mở với nhau, rằng bạn ở đó để hỗ trợ lẫn nhau. Cũng quan trọng không kém là họ cảm thấy họ thực sự là một phần của toàn nhóm mà bạn đang thiết lập. Ý kiến của Gajanan Jog: Sự thật rằng tôi “lớn tuổi” không nhất thiết đồng nghĩa với việc tôi “thông thái”. Lãnh đạo là nghệ thuật của sự thông thái. Nếu như cả cấp trên trẻ những người cấp dưới lớn tuổi đều đủ trưởng thành, họ sẽ chẳng phải cãi cọ với nhau. Từ đó nếu một trong số họ không chịu chấp nhận viễn cảnh đó, điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ cùng phải chịu rắc rối. Ý kiến của Nabina: Tôi đã từng trải nghiệm điều này ngay từ công việc đầu tiên của mình. Bạn phải rất nhạy cảm cân bằng, tránh việc mọi người cảm thấy họ thấp kém hơn mà vẫn khiến họ làm việc hiệu quả. Tôi phải đối mặt với những rắc rối từ khi yêu cầu họ, đặt câu hỏi cho họ về công việc của họ hay đơn giản yêu cầu họ làm việc nào đó. Cách giải quyết là sự tin tưởng tôn trọng lẫn nhau. Luôn luôn tôn trọng đánh giá cao những ý kiến của họ. Hãy chứng tỏ thuyết phục họ rằng ý kiến của bạn chỉ đơn giản là một ý kiến hiệu quả hơn một chút. Ý kiến của Jacob Mathew: Học tập từ cấp trên dày dạn kinh nghiệm có thể luôn là một kinh nghiệm thú vị. Các ý kiến của bạn trở lên thú vị một khi bạn chấp nhận chúng. Hãy tạo ấn tượng với họ ngay từ lúc đầu, nhưng điều đó mặc dù có thể là một lợi thế nhưng nếu làm quá lên sẽ giết chết tinh thần “chia sẻ kiến thức” của người đối diện. Mối quan hệ giữa các cá nhân chính là chiếc chìa khoá trong các trường hợp mà sự tin tưởng phải được tạo lập qua một quá trình. Trên thực tế, bằng cách tôn trọng “khoảng cách” giữa các cá nhân mà chúng ta có thể tạo lập sự tôn trọng thông qua “sự tự do trên phạm vi chức năng” “chia sẻ chuyên môn". • HBV-TVN Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn photocopy, ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến. . Cấp trên trẻ và nhân viên lớn tuổi? Trong một số môi trường làm việc, có những người lãnh đạo trẻ hơn nhân viên dưới quyền rất nhiều Trong khi nhân viên lớn tuổi có thể có rất nhiều kinh nghiệm trong một lĩnh vực đặc thù hoặc chức năng đặc thù nào đó hơn cấp trên trẻ, thì cấp trên trẻ có

Ngày đăng: 15/12/2013, 11:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan