1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bai 24 dia 6

5 561 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 89 KB

Nội dung

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến Thức: Sau bài học, học sinh cần: - Biết được độ muối của nước biển, đại dương và nguyên nhân làm cho nước biển, đại dương có độ muối. - Biết được các hình thức vận động của nước và đại dương (sóng, thủy triều, dòng biển) và nguyên nhân của chúng. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét ảnh địa lí. 3. Thái độ: - Có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và đại dương. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Phương tiện: Bản đồ tự nhiên thế giới, bản đồ các dòng biển; Tranh ảnh về sóng, thuỷ triều. 2. Học sinh: SGK + Các dụng cụ học tập cần thiết III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Nêu khái niệm sông, hệ thống sông, lưu vực sông, xác định một số sông lớn trên bản đồ thế giới? - Nêu khái niệm hồ, nguyên nhân hình thành hồ? Hồ khác sông như thế nào? 3. Bài mới - Vào bài: Muối là một gia vị dùng để nấu ăn không thể thiếu trong gia đình, vậy các em có biết muối được chế biến từ đâu? (từ nước biển và đại dương) Nước trên Trái đất chủ yếu là nước mặn chiếm khoảng 97%, được phân bố trong các biển và đại dương. Để biết được nước biển và đại dương có đặc điểm gì và có các hình thức vận động nào? Hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài “Biển và Đại Dương”. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng 10’  Hoạt động 1: - Gọi học sinh lên bảng xác định, chứng minh trên bản đồ tự nhiên thế giới 4 đại dương thông với nhau? - Học sinh lên bảng xác định 4 đại dương và chỉ nó thông với nhau. 1. Độ muối của nước biển và đại dương: - Các biển và đại dương trên thế giới đều thông với nhau. Ngày soạn: 6/11/2009 Ngày dạy: 15/11/2009 Tiết: 30 Người soạn: Mạc Quốc Cường BÀI 24: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG 1 - Giáo viên giới thiệu độ muối trung bình của nước biển là 35%o - Học sinh lắng nghe - Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là 35%o - Câu hỏi: Bằng kiến thức thực tế và kiến thức đã học em hãy cho biết tại sao nước biển lại mặn? Độ muối đó do đâu mà có? - Dựa vào nội dung SGK trình bày (vì nước biển hòa tan nhiều loại muối; do nước sông hòa tan các loại muối từ đất đá trong lục địa đưa ra). - Độ muối là do nước sông hoà tan các loại muối từ đất đá trong lục địa đưa ra. - GV giải thích thêm: Nước trong đại dương có tới 50 nguyên tố thiên nhiên, trong đó nhiều nhất là muối khoáng, cứ 1 lít nước biển có đến 35 gam muối khoáng, trong 35 gam thì có 27,3 gam muối ăn (Natri Clorua) chính độ muối này đã tạo nên độ mặn của nước biển và đại dương. - Học sinh lắng nghe - Câu hỏi: Dựa vào nội dung SGK các em cho biết vì sao độ muối của nước biển và đại dương trên thế giới lại khác nhau? - Dựa vào nội dung SGK trình bày (Mật độ của sông đổ ra biển, độ bóc hơi, lượng mưa). - GV giải thích thêm: + Ở dọc xích đạo mặc dù nhiệt độ cao, bóc hơi nhiều, nhưng lượng mưa lại rất lớn nên độ muối chỉ 34,5%o. + Ở giữa các vĩ tuyến 20 0 – 30 0 do nhiệt độ cao mà mưa lại rất hiếm nên độ muối đạt 36,8%o. + Ở gần hai cực, do nhiệt độ thấp, bốc hơi ít, lại có băng tan nên độ muối chỉ đạt 34%o. - Câu hỏi: Tìm trên bản đồ vị trí của biển Ban - Tích (châu Âu) 32%o và biển Hồng Hải 41% 0 (Giữa châu Á – châu Phi). Vì sao có sự khác nhau? - Biển Ban – Tích: Do có nhiều sương mù, nước ít bốc hơi, lượng nước ngọt do sông đổ vào rất lớn. - Biển Hồng Hải: Do địa hình bao quanh đều là hoan mạc, ít mưa, - Thảo luận nhóm báo cáo kết quả và lên bảng xác định 2 nước biển bốc hơi nhiều. - Liên hệ VN: Độ muối của Việt Nam là bao nhiêu? Vì sao? 33% 0 - Do biển nước ta là biển kín, có nhiều sông ngòi đổ ra biển, có lượng mưa tb lớn. 15’  Hoạt động 2: 2. Sự vận động của nước biển và đại dương. - Câu hỏi: Dựa vào SGK em hãy cho biết nước biển và đại dương có mấy sự vận động? (HS kém) - Học sinh dựa vào nội dung SGK trả lời - Câu hỏi: Quan sát H61 và kết hợp với kiến thức thực tế em hãy mô tả lại hiện tượng sóng biển? - Sóng từng đợt dào dạt xô vào bờ a. Sóng biển: - Giáo viên: Giải thích thấy sóng biển từng đợt xô vào bờ chỉ là ảo giác, thực chất sóng là sự vận động tại chỗ của các hạt nước - Học sinh lắng nghe và quan sát hình - Câu hỏi: Như vậy sóng là gì? Nguyên nhân tạo ra sóng? - Dựa vào nội dung SGK trình bày (chính là gió, ngoài ra còn có núi lửa, động đất ở đáy biển…) - Là sự chuyển động tại chỗ của các lớp nước trên mặt biển. - Gió là nguyên nhân chính sinh ra sóng. - Câu hỏi: Sóng có những lợi ích và tác hại gì đối với đời sống con người? - Lợi ích: Du lịch, thể thao. - Tác hại: Xâm thực, sói mòn bờ biển, sóng thần phá hủy cuốn trôi người và vật… - Thảo luận nhóm, đại diện báo cáo kết quả Thảo luận 4 nhóm Thảo luận nhóm - Câu hỏi: Quan sát H62, 63 nhận xét sự thay đổi của nguồn nước ven bờ biển? Giải thích vì sao? - Lúc bãi biển rộng ra, lúc thu hẹp gọi là nước triều (Thuỷ triều) 3 - Học sinh đại diện trả lời - Giáo viên chuẩn xác ý kiến b. Thuỷ triều - Câu hỏi: Thuỷ triều là gì? - Là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kỳ, có 3 loại thuỷ triều. + Loại 1: Đúng quy luật. Bán Nhật triều + Loại 2: Không đúng quy luật: Nhật triều + Loại 3: Không đúng quy luật: thuỷ triều không đều - Là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kỳ. - Nguyên nhân là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. - Câu hỏi: Thủy triều có những lợi ích và tác hại gì đối với đời sống con người? - Lợi ích: Sản xuất điện, đánh bắt hải sản, sản xuất muối,…Thủy triều còn đóng góp một phần lớn là làm nên các chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào năm 938 của Ngô Quyền trước quân Nam Hán và năm 1288 của nhà Trần trước quân Nguyên- Mông. - Tác hại: Làm ngập mặn, nhiễm mặn ở những vùng ven biển. Thảo luận nhóm nhỏ và đại diện báo cáo kết quả 10’  Hoạt động 3 c. Dòng biển - Gọi học sinh đọc mục c SGK - Học sinh đọc mục c SGK - Câu hỏi: Dòng biển là gì? Nguyên nhân sinh ra dòng biển? - Nghiên cứu SGK trả lời - Là sự chuyển động thành dòng của nước biển - Nguyên nhân do các loại gió thổi thường xuyên trên Trái đất. - Có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu các vùng ven biển, mà chúng chảy qua. => Gợi ý cho học sinh nắm được đựa vào đâu người ta chia ra dòng biển nóng, dòng biển lạnh (Nhiệt độ của dòng biển chênh lệch với nhiệt độ khối nước xung quanh nơi xuất phát các dòng biển ) Học sinh lắng nghe 4 - Câu hỏi: Quan sát H64 đọc tên các dòng biển nóng, lạnh và cho nhận xét về sự phân bố các dòng biển nói trên? - Dòng biển nóng chảy từ xích đạo lên vĩ độ cao. - Dòng biển lạnh chảy từ vĩ độ cao xuống các vĩ độ thấp - Học sinh lên bản đồ chỉ các dòng biển nóng lạnh - Câu hỏi: Nêu vai trò của dòng biển? + Điều hòa khí hậu. + Thuận lợi cho giao thơng vận tải trên biển. + Đánh bắt hải sản. + Vận chuyển vật liệu bồi đắp đáy biển và bờ biển (ở VN hàng năm khoảng 60 – 100m). => Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ mơi trường biển. - Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả . 4. Củng cố. (5 phút) - Nước biển có các hình thức vận động nào? - Ngun nhân sinh ra các vận động đó? - Độ mặn của nước biển phụ thuộc vào đâu? 5. Dặn dò - Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK và các bài tập trong vở bài tập. - Chuẩn bị bài 25 thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương. IV. RÚT KINH NGHIỆM: 5 . và đại dương trên thế giới đều thông với nhau. Ngày soạn: 6/ 11/2009 Ngày dạy: 15/11/2009 Tiết: 30 Người soạn: Mạc Quốc Cường BÀI 24: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG 1 - Giáo viên giới thiệu độ muối trung. Thảo luận nhóm, đại diện báo cáo kết quả Thảo luận 4 nhóm Thảo luận nhóm - Câu hỏi: Quan sát H62, 63 nhận xét sự thay đổi của nguồn nước ven bờ biển? Giải thích vì sao? - Lúc bãi biển rộng ra,. dương có mấy sự vận động? (HS kém) - Học sinh dựa vào nội dung SGK trả lời - Câu hỏi: Quan sát H61 và kết hợp với kiến thức thực tế em hãy mô tả lại hiện tượng sóng biển? - Sóng từng đợt dào

Ngày đăng: 11/07/2014, 08:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w