CHUYÊN ĐỀ: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ I. Lí do chọn đề tài Vẽ biểu đồ là một trong những kĩ năng quan trọng trong môn địa lý, thể hiện rõ nhất đặc trưng của bộ môn này. Trong các bài kiểm tra học kì, cuối cấp ở trường PT và đặc biệt là qua các kì tuyển sinh ĐH – CĐ, yêu cầu mới của Bộ GD-Đt là đặc biệt chú trọng đến phần kĩ năng địa lý mà chủ yếu là kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ. Thang điểm cho phần kĩ năng thường chiếm tỉ lệ khá cao ( khoảng 30 – 35% tổng số điểm bài thi ). Tuy nhiên trên thực tế, để đạt được điểm tối đa của câu hỏi phần kĩ năng này lại rất khó. Nguyên nhân của tình trạng này là do hiện nay chúng ta chưa có một tài liệu nào hướng dẫn cụ thể chi tiết về cách vẽ biểu đồ cho HS. Mặt khác, nhiều lúc học sinh cũng gặp phải trường hợp lưỡng lự khi chọn loại biểu đồ thích hợp để vẽ. Muốn khắc phục tình trạng trên người GV dạy Địa lý cũng như HS khi học bộ môn này cần phải hiểu và nắm vững những yêu cầu cơ bản về cách nhận dạng các loại biểu đồ, cách thể hiện biểu đồ, cách nhận xét và giải thích dựa trên biểu đồ đã vẽ. Dựa vào những kiến thức đã học từ trường sư phạm, tham khảo kinh nghiệm của các đồng nghiệp nơi tôi công tác cùng một số tài liệu liên quan, tôi xin mạnh dạn trình bày chuyên đề: Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ trong dạy học Địa lý. Trong chuyên đề của mình tôi muốn trình bày về cách nhận dạng và cách vẽ một số loại biểu đồ thường gặp trong bộ môn Địa lý. Với lượng kinh nghiệm ít ỏi của bản thân chắc chắn chuyên đề của tôi còn nhiều thiếu sót, mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp trong tổ Sử-Địa- CD nói chung và nhóm Địa nói riêng. II. Nhận dạng và cách thể hiện một số loại biểu đồ 1. Hệ thống các biểu đồ Địa lý thường gặp Biểu đồ thực chất là một hình vẽ có tính trực quan cao, cho phép mô tả: động thái phát triển của một hiện tượng Địa lý; thể hiện quy mô, độ lớn của một đại lượng nào đố; so sánh sự tương quan về độ lớn của các đại lượng; thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể ( hoặc nhiều tổng thể ) có cùng một đại lượng; thể hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu các thành phần qua một số năm;… Từ khái niệm trên chúng ta có thể thấy rằng sự phong phú của các loại biểu đồ Địa lý nhưng chúng ta có thể tóm tắt thành một số dạng biểu đồ cơ bản sau: Có thể tạm chia làm 7 loại biểu đồ, gồm 20 dạng khác nhau, chia làm 2 nhóm hệ thống các loại biểu đồ tuỳ thuộc vào yêu cầu thể hiện Nhóm 1. Hệ thống các loại biểu đồ thể hiện quy mô và động thái phát triển của các đối tượng Địa lý Loại Yêu cầu thể hiện Các dạng biểu đồ chủ yếu biểu đồ Biểu đồ đường biểu diễn Thể hiện tiến trình động thái phát triển của các hiện tượng theo chuỗi thời gian 1) Biểu đồ một đường biểu diễn 2) Biểu đồ nhiều đường biểu diễn 3) Biểu đồ đường chỉ số phát triển Biểu đồ hình cột Thể hiện quy mô khối lượng của một đại lượng. So sánh về độ lớn giữa các đại lượng 1) Biểu đồ cột đơn 2) Biểu đồ cột nhóm 3) Biểu đồ thanh ngang Biểu đồ kết hợp Thể hiện động lực phát triển và tương quan độ lớn giữa các đại lượng Biểu đồ cột và đường ( có 2 đại lượng khác nhau ), hoặc 3 đại lưọng nhưng có 2 đại lượng cùng đơn vị tính Nhóm 2: Hệ thống các biểu đồ cơ cấu Loại biểu đồ Yêu cầu chủ yếu Các dạng biểu đồ chủ yếu Biểu đồ tròn Thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể, quy mô của đối tượng cần trình bày 1) Một hình tròn 2) Nhiều hình tròn ( bán kính bàng nhau hoặc khác nhau ) 3) Biểu đồ cặp hai nửa hình tròn 4) Biểu đồ hình vành khăn Biểu đồ cột chồng Thể hiện quy mô và cơ cấu thành phần trong một hay nhiều tổng thể 1) Biểu đồ một cột chồng 2) Biểu đồ nhiều cột chồng Biểu đồ miền Thể hiện đồng thời cả hai mặt: cơ cấu & động thái phát triển của đối tượng qua nhiều thời điểm 1) Biểu đồ chồng nối tiếp 2) Biểu đồ chồng từ gốc toạ độ 2. Kĩ năng thể hiện các dạng biểu đồ a. Yêu cầu chung Để thể hiện tốt các loại biểu đồ cần phải có các kĩ năng sau: - Kĩ năng lựa chon biểu đồ thích hợp nhất - Kĩ năng tính toán, xử lí số liệu, ex: tính giá trị cơ cấu ( % ), tính bán kính hình tròn - Kĩ năng vẽ biểu đồ (đúng, chính xác, thẩm mĩ,… ) - Kĩ năng nhận xét, phân tích dựa trên biểu đồ đã vẽ - Kĩ năng sử dụng các dụng cụ kĩ thuật, ex: máy tính cá nhân, compa, thước, … b. Những điều chú ý khi thực hiện các yêu cầu chung * Khi lựa chọn biẻu đồ thích hợp nhất Để lựa chọn loại biểu đồ phù hợp nhất phỉa dựa vào yêu cầu của câu hỏi đề ra. Thông thường trong 1 câu hỏi rèn luyện kĩ năng Địa lý bao gồm 3 phần: Lời dẫn, bảng số liệu thống kê và lời kết. Lời dẫn thường có ba dạng: + Lời dẫn có chỉ định như: vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế Việt Nam năm… với dạng yêu cầu này ta xác định được ngay biểu đồ cần vẽ. + Lời dẫn mở như: cho bảng số liệu sau… hãy vẽ biểu đồ thích hợp và nhận xét. Với dạng này muốn xác định chúng ta phải dựa vào lời gợi ý ở phần kết. + Lời dẫn mở như: cho bảng số liệu sau… Hãy vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng công nghiệp nước ta phân theo vùng kinh tế năm…Như vậy có gợi ý ngầm là vẽ một loại biểu đồ nhất định. Khi gặp dạng biểu đồ này ta nên chú ý các cụm từ gợi mở trong câu hỏi. Ví dụ: khi gặp các từ gợi mở đi kèm như “tăng trưởng”,”biến động”,”phát triển” ta chọn biểu đồ đường biểu diễn; khi gặp các từ gợi mở đi kèm “khối lượng”, “sản lượng”, “diện tích”,”từ năm…đến năm…” ta chọn biểu đồ cột; Còn với các từ gợi mở “Cơ cấu”, “phân theo”, “trong đó”, “bao gồm”, “chia ra”, “chia theo” ta vẽ biểu đồ cơ cấu ( tròn, miền, cột chồng,…) Trong bảng số liệu thống kê: Khi nghiên cứu bảng số liệu thống kê để chọn dạng biểu đồ thích hợp, chúng ta cần lưu ý: + Nếu bảng số liệu đưa ra dãy số liệu: tỉ lệ % hay giá trị tuyệt đối phát triển theo một chuỗi thời gian( trên 4 năm trở lên ) chọn biểu đồ đường biểu diễn + Nếu có dãy số tuyệt đối về quy mô, khối lượng của một (hay nhiều) đối tượng biến động theo các thời kì, ta chọn biểu đồ hình cột đơn. + Trong trường hợp có 2 đối tượng và hai đại lượng khác nhau, nhưng có mối quan hệ hữu cơ, ví dụ: diện tích(ha),năng suất(tạ/ha) của một vùng nào đó theo chuỗi thời gian ta chọn biểu đồ kết hợp. + Nếu bảng số liệu có từ 3 đối tượng trở lên với các đại lượng khác nhau( tấn,met,ha), ta chọn biểu đồ chỉ số. + Trong trường hợp bảng số liệu trình bay theo dạng phân ra thành từng phần (Ex: Tổng số, chia ra: N-L-N,CN-XD,DV, ta chọn biểu đồ cơ cấu ( có thể là biieủ đồ tròn, miền hay cột chồng ). Biểu đồ tròn khi số liệu của các thành phần cộng lại = 100%, và phải từ 3 năm trở xuống; biểu đồ miền khi số liệu trên 3 thời điểm; Biểu đồ cột chồng khi toỏng thể có quá nhiều thành phần, khó thể hiện trên biểu đồ tròn. Căn cứ vào lời kết của câu hỏi để lựa chọn biểu đồ thích hợp Có nhiều trường hợp, nội dung lời kết của câu hỏi chính là gợi ý để vẽ dạng biểu đồ thích hợp. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau… Hãy vẽ biểu đồ thích hợp…Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước và giải thích nguyên nhân của sự chuyển địch đó”. Như vậy, trong lời kết của câu hỏi có ghi: “Hãy vẽ biểu đồ thích hợp. Nhận xét và giải thích về sự chuyển dịch cơ cấu” đã ngầm cho ta biết nên chọn biểu đồ thích hợp. * Kĩ thuật tính toán và xử lí số liệu để vẽ biểu đồ: Đối với một số loại biểu đồ (đặc biệt là biểu đồ cơ cấu ) phải tính toán & xử lí số liệu như sau Tính tỉ lệ cơ cấu % của từng thành phần trong một tổng thể: Có hai trường hợp xảy ra + Trường hợp 1: Nếu bảng thống kê có cột tổng. Chỉ cần tính theo công thức: Tỉ lệ cơ cấu của A= Số liệu tuyệt đối của thành phần A/ Tổng số x 100 + Trưòng hợp 2: Nếu bảng số liệu không có cột tổng. Trước hết phải cộng số liệu giá trị của từng thành phần ra tổng, rồi tính như trường hợp 1. Tính quy đổi tỉ lệ % của từng thành phần ra độ góc hình quạt để vẽ trên biểu đồ hình tròn. Chỉ cần suy luận: Toàn bộ tổng thể =100%, phủ kín hình tròn 3600. Như vậy, 1%=3,60. Để tìm ra góc của các thành phần vẽ chúng ta lấy tỉ lệ giá trị % của từng thành phần x 3,60 Tính bán kính hình tròn: Chỉ áp dụng khi số liệu của tổng thể cho là giá trị tuyệt đối. Khi đó phải vẽ các biểu đồ có bán kính khác nhau. Sử dụng công thức tính bán kính hình tròn. Tính các chỉ số phát triển: Có hai trường hợp + Trường hợp 1: Nếu bảng số liệu về tình hình phát triển có ≥ 3 đối tượng ( với 3 đối tượng khác nhau ). Yêu cầu phải tính chỉ số phát triển %. Cách tính: đặt giá trị đại lượng đầu tiên trong bảng số liệu thống kê làm năm đối chứng ( năm gốc ) = 100%. Giá trị của những năm tiếp theo đều được chia cho giá trị của năm đối chứng nhân với 100. Ví dụ: Cho bảng số liệu về diện tích ( ha) và sản lượng ( triệu tấn )và năng suất lúa ( tấn/ha ) qua các năm. Hãy vẽ trên cùng một biểu đồ sự gia tăng về diện tích, sản lượng và năng suất lúa… Bảng số liệu Năm Diện tích (1000ha) S.lượng (1000tấn ) N. suất (tạ/ha) 1975 4856 10293 21,20 1980 5600 11647 20,80 1985 5704 15857 27,83 1990 6028 19225 31,89 1999 7600 31400 41,32 Bảng tính chỉ số (%) Năm D. tích (%) S. lượng (%) N. suất (%) 1975 100,00 100 100,00 1980 115,32 113,15 98,12 1985 117,50 154,22 131,29 1990 124,14 186,78 150,46 1999 156,51 305,06 194,92 + Trường hợp 2: Nếu bảng số liệu đã có sẵn chỉ số % tính theo năm xuất phát. Ta chỉ cần vẽ các đường biểu diễn các đối tượng. Một số trường hợp xử lí, tính toán khác: + Tính năng suất cây trồng: Năng suất = Sản lượng/ Diện tích (tạ/ha) + Tính giá trị xuất và nhập khẩu: + Tổng giá trị xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu + Giá trị nhập khẩu + Cán cân xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu + Tỉ lệ xuất - nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu/ Giá trị nhập khẩu x 100% Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ( Tg) = Tỉ suất sinh - Tỉ suất tử. * Kỹ năng nhận xét & phân tích biểu đồ Khi phân tích biểu đồ chúng ta phải căn cứ vào các số liệu trong bảng thống kê và biểu đồ đã vẽ. Trong lời nhận xét phải kèm theo các số liệu dẫn chứng, không nhận xét chung chung. Phần giải thích nguyên nhân phải dựa vào kiến thức địa lý đã học. Để nhận xét chính xác cần đọc kĩ câu hỏi để nắm được yêu cầu & phạm vi cần nhận xét, phân tích. Chú ý tìm ra mối quan hệ mang tính quy luật giữa các số liệu theo hàng ngang và hàng dọc. không bỏ sót bất kì dữ kiện nào cần thiết để phục vụ cho nhận xét, phân tích.Trước tiên cần nhận xét, phân tích các số liệu có tầm khái quát trước, sau đó phân tích các số liệu thành phần. Cần chú ý vào diễn tiến của biểu đồ, đạc biệt là những điểm đột biến. Sử dụng ngôn ngữ trong nhận xét biểu đồ phải phù hợp đảm bảo các tiêu chí: ngắn-gọn-có cấp độ, sát với yêu cầu. Khi nhận xét biểu đồ cơ cấu phải sử dụng cụm từ “tỷ trọng”, ví dụ: Nhận xét biểu đồ cơ cấu giá tri ngành kinh tế của Việt Nam qua một số năm, không viết Giá trị N- L- N có xu hướng giảm mà phải viết là Tỷ trọng giá trị của ngành N-L-N có xu hướng giảm. Hay khi nhận xét về trạng thái tăng chúng ta sử dụng các cụm từ nhận xét theo từng cấp độ như “tăng”, “tăng mạnh”, “tăng đột biến”, “tăng liên tục” kèm theo các số liệu chứng minh. Hoặc trong nhận xét tổng quát, cần sử dụng các từ diễn đạt sự phát triển như “phát triển nhanh”, “phát triển chậm”, “phát triển ổn định”, “phát triển không ổn định”, “phát triển đều”, “có sự chênh lệch”… 3. Một số gợi ý khi vẽ các loại biểu đồ * Khi vẽ các loại biểu đồ: cột, đường, miền, biểu đồ kết hợp chúng ta cần chú ý. - Trục giá trị thường là trục đứng: Khi chia giá trị số liệu trên trục này phải có mốc giá trị cao hơn mốc giá trị cao nhất trong bảng số liệu, khoảng cách chia phải chính xác đều nhau. - Trục định loại thường là trục ngang ( chủ yếu thể hiện các đại lượng thời gian ) - Biểu đồ phải có phần chú giải: Nên sử dụng các kí hiệu và nhóm kí hiệu khác nhau để thể hiện các đối tượng hoặc nhóm đối tượng trong biểu đồ, có thể dùng các màu sắc để phân biệt. - Phải luôn ghi tên biểu đồ: Tên của biểu đồ thể hiện nội dung của biểu đồ đã vẽ. * Khi vẽ các biểu đồ tròn cần chú ý thiết kế phần chú giải trước khi vẽ các hình quạt thể các phần của đối tượng. Trật tự các hình quạt phải đúng theo trật tự của bảng chú giải. * Khi lựa chọn các biểu đồ để vẽ cần hiểu rõ các ưu điểm và hạn chế cũng như khả năng biểu diễn của từng loại biểu đồ. Cần tránh cách hiểu áp đặt định kiến về các loại biểu đồ, chẳng hạn nếu số liệu cho là % không phải nhất thiết là phải vẽ biểu đồ tròn. III. Kết luận Như vậy, tuỳ theo chuỗi số liệu đã cho, tuỳ theo yêu cầu của câu hỏi chúng ta có các cách vẽ khác nhau. Chính vì thế yêu cầu rèn luyện kĩ năng biểu đồ cho HS là hết sức cần thiết, cho phép HS xác định đúng dạng biểu đồ cần vẽ giúp HS đạt được điểm tuyệt đối trong phần kĩ năng vẽ biểu đồ. Với vốn kinh nghiệm ít ỏi và kiến thức có hạn của bản thân chuyên đề mà tôi trình bày ở đây chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình từ các anh chị đồng nghiệp. . dựa trên biểu đồ đã vẽ. Dựa vào những ki n thức đã học từ trường sư phạm, tham khảo kinh nghiệm của các đồng nghiệp nơi tôi công tác cùng một số tài li u li n quan, tôi xin mạnh dạn trình bày. cột chồng,…) Trong bảng số li u thống kê: Khi nghiên cứu bảng số li u thống kê để chọn dạng biểu đồ thích hợp, chúng ta cần lưu ý: + Nếu bảng số li u đưa ra dãy số li u: tỉ lệ % hay giá trị tuyệt. công thức: Tỉ lệ cơ cấu của A= Số li u tuyệt đối của thành phần A/ Tổng số x 100 + Trưòng hợp 2: Nếu bảng số li u không có cột tổng. Trước hết phải cộng số li u giá trị của từng thành phần ra