Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 246 TÌM HIỂU MỘT SỐ MÔ HÌNH NĂNG SUẤT XANH VÀ VIỆC ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG TRONG NÔNG NGHIỆP XÃ HOÀ PHÚ - HUYỆN HOÀ VANG - TP ĐÀ NẴNG FINDING SOME FORMS OF GREEN PRODUCTIVITY AND THEIR APPLICATIONS IN AGRICULTURE OF HOA PHU COMMUNE - HOA VANG DISTRICT - DA NANG CITY SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THOA Lớp: 05CDL1, Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng GVHD: Th.S HOÀNG THỊ DIỆU HUYỀN Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng TÓM TẮT Là một xã thuần nông, đời sống của bà con nông dân xã Hoà Phú còn gặp nhiều khó khăn về mặt kinh tế, năng suất lao động thấp, vì vậy vấn đề nhận thức bảo vệ môi trường còn kém. Chương trình Năng suất xanh đã đưa ra những mô hình thiết thực nhằm nâng cao năng suất và bảo vệ môi trường. Đề tài này đi sâu tìm hiểu việc ứng dụng và kết quả đạt được của một số mô hình Năng suất xanh trong nông nghiệp xã Hoà Phú - huyện Hoà Vang - TP Đà Nẵng. SUMMARY Hoa Phu is an agricultural commune, farmer’s lives in Hoa Phu has a lot of difficulties in economic, the low labour capacities. So, the awareness of environmental protection is not good. The Green Productivity programe has given some effective forms to improve productivities and protect environment. This topic is the aim of finding the applications and the achievements of some forms. The Green Productivity in agriculture of Hoa Phu commune, Hoa Vang district, Da Nang city. 1. Mở đầu: Quá trình đô thị hoá ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển của quá trình nông thôn hoá. Ngày nay việc ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, đưa khoa học công nghệ vào nông thôn đã giúp cho người dân có được cuộc sống no đủ hơn. Các cơ quan chức năng đã tìm ra các con đường phát triển kinh tế mà giảm được năng lượng và vật liệu, giảm tạo ra chất thải, giảm tái sử dụng chất thải nhằm đẩy mạnh sản xuất hiệu quả lại giảm tiêu thụ lãng phí vừa giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Là một xã miền núi thuộc huyện Hoà Vang, Hoà Phú cũng đã gặp những khó khăn trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên nhờ sự hỗ trợ của chương trình Năng suất xanh mà bà con đã ứng dụng được những mô hình sản suất hiệu quả đem lại năng suất cao và góp phần bảo vệ môi trường. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu mô hình năng suất xanh. Tìm hiểu việc ứng dụng của mô hình này trong nông nghiệp xã Hoà Phú - huyện Hoà Vang - TP Đà Nẵng. Đưa ra một số nhận định chung và nêu một số ý kiến đề xuất. 2. Nội dung: Việc ứng dụng và kết quả đạt được của một số mô hình Năng suất xanh trong nông nghiệp xã Hoà Phú - huyện Hoà Vang - TP Đà Nẵng 2.1. Các mô hình Năng suất xanh và việc ứng dụng các mô hình đó tại xã Hoà Phú 1. Mô hình quản lý dịch hại tổng hợp “IPM” trên cây lúa Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 247 2. Mô hình quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại “ICM” trên cây lúa 3. Mô hình xử lý nước sạch 4. Mô hình ứng dụng biogas 5. Mô hình nuôi trùn quế 6. Mô hình nuôi ong 7. Mô hình trồng nấm thâm canh 8. Mô hình nuôi cá tra đầu tiên trong ao đất 2.2. Những kết quả đạt được trong nông nghiệp xã Hoà Phú 2.2.1. Về trồng trọt a. Về cây lúa Chương trình IPM trên lúa được triển khai ở xã Hoà Phú từ năm 2002 đến nay có 3 lớp tập huấn. Mỗi lớp có 25 học viên. + Tiết kiệm được thuốc trừ sâu, không phun 18.000đ/sào, với 112 sào là 2.016.000đ. + Ruộng học tập thì năng suất tăng 6 tạ/ha so với ruộng nông dân. - Chương trình "3 giảm 3 tăng" là kết quả của những thành tựu trong kỹ năng canh tác lúa” nhằm giúp nông dân canh tác lúa giá thành hạ, lợi nhuận cao. Chương trình đã tập huấn cho hơn 50 học viên nhằm giúp nông dân trồng lúa mạnh dạn loại những phương thức canh tác truyền thống không còn phù hợp và những lãng phí không không đáng có do một số phương thức cũ không phù hợp mang lại nhằm nâng cao lợi nhuận cho người trồng lúa. Lợi nhuận tiết kiệm từ giống, phân bón, thuốc BVTV và tăng năng suất lúa của ruộng "ICM" tại xã Hoà Phú là 305.000đ/ha. b. Về kinh tế vườn Hiện, toàn xã có 715 vườn chuyên canh và 27 trang trại với quy mô lớn với các loại cây như tiêu, chuối, chanh, cam, đu đủ, keo lai. Kinh tế rừng được phát triển mạnh. Bà con đã trồng được 2.241 ha rừng, chủ yếu là cây keo lai. Năm 2007, bình quân mỗi ha lãi 30 triệu đồng/năm, doanh thu từng đạt 5-7 tỷ đồng/năm. 2.2.2. Về chăn nuôi Nhờ vào mô hình ứng dụng Biogas của Năng suất xanh mang lại hiệu quả thiết thực đã tác động vào địa phương làm tăng số đàn gia súc từ 6293 con lên 9548 con; đàn gia cầm từ 34.800 con lên 58.041 con. Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng diện tích, năng suất và sản lượng lúa Đông Xuân thời kỳ 2004-2007 108 108 108 136,8 142,1 113,9 143,1 148,5 119,1 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2004 2005 2006 2007 Diện tích Năng suất Sản lượng Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 248 21.000 20.000 34.243 58041 6293 7680 7.136 9548 8046 34.800 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 2004 2005 2006 2007 2008 Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện số lượng gia súc, gia cầm xã Hoà Phú thời kỳ 2004-2008 Gia súc Gia cầm 2.2.3. Về mặt xã hội - môi trường + Các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được chọn lọc phù hợp với từng địa phương và đã được cộng đồng nhiệt tình ủng hộ, bởi vì nó đáp ứng được nhu cầu mà cộng đồng nông thôn đang cần đó là “thiếu vốn - thiếu kiến thức”. Từ đó đã làm tăng tổng giá trị bình quân đầu người từ 2,8 triệu đồng/người/năm (2002) lên 6,4 triệu đồng/người/năm (2007). 2,8 3,1 3,5 4,2 5,4 6,4 0 1 2 3 4 5 6 7 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện tổng giá trị bình quân đầu người thời kỳ 2002-2007 Tổng giá trị bình quân đầu người (triệu đồng/người/ năm) + Hàng ngàn ha đất trống đồi trọc ở Hoà Phú đã được phủ xanh, các vườn tạp được thay thế bằng các giống cây, con có giá trị kinh tế cao. Tre Điền Trúc, keo lai, bò lai Sind đã góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên, nông dân. Không chỉ thế, VACR còn có ý nghĩa xã hội to lớn vì giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động. + 100% số hộ có nước sinh hoạt hợp vệ sinh, phát triển thêm các loại hình lu lọc cung cấp nước sạch. Triệu đồng/người Năm Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 249 + Mô hình nuôi ong, nuôi cá, nuôi trùn quế, trồng nấm: tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, qua đó giúp bà con biết cách tận dụng những phế thải nông nghiệp sẵn có ở địa phương để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống, bảo vệ môi trường trong cộng đồng. Hiện nay, bình quân mỗi thôn chỉ có 1 hộ trồng nấm, cả xã chỉ có 1 hộ nuôi cá tra và 5 hộ có ao nuôi cá khác, 2 hộ nuôi ong và nuôi trùn quế. + Nhiều gia đình đã mạnh dạn lắp đặt túi ủ biogas để tận dụng nguồn phân chuồng làm giảm được chi phí chất đốt trong sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay ở xã mới chỉ có 20 hộ xây hầm Biogas do thiếu kinh phí hỗ trợ. Mặt khác: Mô hình hầm khí sinh học biogas góp phần làm sạch môi trường xã hội, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, khí hậu nóng lên của toàn cầu. + Qua chương trình tập huấn về “IPM” và “ICM” nông dân đã hiểu được tầm quan trọng của hệ sinh thái đồng ruộng, và trong thái độ của họ về cách quản lý dịch hại đã có sự thay đổi rõ nét nhất là với côn trùng gây hại, sử dụng thuốc trừ sâu đã có sự thận trọng hơn, xoá dần sản xuất theo tập quán cũ. Chương trình này đã góp phần giải quyết khó khăn, xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho nông dân, đảm bảo nguồn lương thực, chất lượng sạch, tiết kiệm chi phí không cần thiết. 2.3. Một số giải pháp phát triển - Biện pháp “3 giảm, 3 tăng” được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo bắt buộc áp dụng cho những vùng trồng giống lúa đặc sản, lúa chất lượng cao, nhiễm rầy nâu và đạo ôn nhằm hạn chế sự phát sinh và gây hại của rầy nâu. Đây là một giải pháp chiến lược mang tính sinh thái và bền vững. - Chính quyền địa phương phải đưa tiêu chí bảo vệ môi trường trong cộng đồng vào kế hoạch hoạt động của mình, đồng thời áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức môi trường, giữ gìn thôn xanh sạch đẹp - Tăng cường nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu của Trung ương hỗ trợ cho các địa phương để có thể chuyển giao nhiều mô hình cho các hộ nông dân cũng như duy trì các hoạt động của chương trình. Đây là giải pháp quan trọng, góp phần duy trì, mở rộng và nâng cao hiệu quả Chương trình phối hợp. - Thường xuyên cải tiến các biện pháp tổ chức phối hợp giữa Sở KH và CN và Hội nông dân, đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả. 3. Kết luận 3.1. Kết luận: Chương trình đã mang lại hiệu quả thiết thực, cụ thể, tiết kiệm được chi phí, vật tư không cần thiết mà năng suất cây trồng lại tăng, đó là điều mới quan tâm. Do vậy trong các vụ đến nông dân nên ứng dụng vào ruộng mình để tăng thu nhập. Đây cũng là chương trình góp phần toàn xã hội để xoá đói giảm nghèo. Bên cạnh đó hạn chế tối đa dùng hoá chất, tạo ra sản phẩm sạch, môi trường bền vững. Ứng dụng được những hiệu quả từ chương trình Năng suất xanh đã tạo nên được ảnh hưởng tích cực, giúp cho lãnh đạo và người dân địa phương nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của phát triển bền vững thông qua các hoạt động Năng suất xanh. 3.2. Kiến nghị Hiện nay trên xã Hoà Phú, vấn đề đang được bà con nông dân quan tâm nhiều nhất là chương trình "IPM", "ICM" và mô hình hầm biogas. Vì vậy có một số kiến nghị sau: - Đối với chương trình IPM: Đây là chương trình mang lại hiệu quả rất cao giúp cho nông dân có kiến thức trong sản xuất lúa gạo, bảo vệ sức khoẻ cho con người và cộng đồng, tăng thu nhập cho gia đình và xã hội. Chương trình tại xã Hoà Phú rất thành công. Đề Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 250 nghị các cấp lãnh đạo, các cơ quan chức năng nên dành nguồn kinh phí để hàng năm những xã khác có thể mở lớp tập huấn và có kế hoạch nuôi dưỡng chương trình này. - Đối với chương trình ICM: Chương trình được nông dân đồng tình ủng hộ. Vì vậy kính đề nghị Uỷ ban nhân dân, Hội Nông dân xã hoà Phú, Chi cục BVTV huyện Hoà Vang phối hợp, có kế hoạch thường xuyên mở lớp từng vụ, từng năm để giúp nông dân tiếp cận và đưa vào ứng dụng, đem lại hiệu quả kinh tế và tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, cũng như môi trường ngày càng trong sạch. Đây là xu thế của thời đại, tạo cho nền nông nghiệp bền vững. - Đối với mô hình hầm Biogas: rất được nông dân ưa chuộng vì giải quyết cơ bản vấn đề ô nhiễm do chất thải động vật trong cộng đồng. Vì vậy kính mong các cấp lãnh đạo hỗ trợ kinh phí, tạo nhiều điều kiện để có thêm nhiều hộ gia đình sử dụng Biogas đem lại không khí trong lành cho xã hội. - Nên mở rộng kinh phí cho việc chuyển giao các mô hình nuôi ong, nuôi cá, nuôi trùn quế và trồng nấm đến nhiều hộ dân khác trong xã. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2003), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia, Hà Nội. [2] Nguyễn Đình Hoè (2006), Môi trường và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội. [3] Lê Văn Khoa (chủ biên), Trần Thiện Cường, Trần Khắc Hiệp, Trịnh Thị Hải Yến (2005), Hỏi đáp về tài nguyên và môi trường, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội. [4] Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông (2005), Địa lý kinh tế - xã hội đại cương, Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm, Hà Nội. [5] Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng xã Hoà Phú thời kì 2004 - 2007 [6] www.google.com.vn/năng suất xanh/khái niệm năng suất xanh. www.google.com.vn/năng suất xanh/giải pháp năng suất xanh www.google.com.vn/năng suất xanh/Tổ chức năng suất Châu Á www.google.com.vn/năng suất xanh/Chương trình năng suất xanh tại Hoà Phú www.google.com.vn/năng suất xanh/nhận thức chung về bảo vệ môi trường www.google.com.vn/năng suất xanh/năng suất xanh và phát triển cộng đồng www.google.com.vn/năng suất xanh/các mô hình năng suất xanh www.danang.gov.vn www.nongthon.net/kinh tế nông thôn/Xuân về Hoà Phú (ngày 10/3/2008) www.nongthon.net/chi cục bảo vệ thực vật www.trongtrotchannuoi.net [7] Báo cáo tổng kết lớp huấn luyện chương trình quản lý dịch hại tổng hợp “IPM” trên cây lúa vụ Đông - Xuân 2006-2007 tại An Châu - Hoà Phú. [8] Báo cáo Tổng kết mô hình quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại “ICM” trên cây lúa vụ Đông Xuân 2007 - 2008 tại Hoà Phú. [9] Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng năm 2008 xã Hoà Phú. [10] Bảng thống kê số lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm xã Hoà Phú năm 2008. [11] Báo cáo sơ kết một năm thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động giữa Sở Khoa học và Công nghệ với Hội Nông dân Việt Nam thành phố Đà Nẵng 2007. . Năng suất xanh đã đưa ra những mô hình thiết thực nhằm nâng cao năng suất và bảo vệ môi trường. Đề tài này đi sâu tìm hiểu việc ứng dụng và kết quả đạt được của một số mô hình Năng suất xanh trong. ứng dụng được những mô hình sản suất hiệu quả đem lại năng suất cao và góp phần bảo vệ môi trường. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu mô hình năng suất xanh. Tìm hiểu việc ứng dụng của mô hình. một số mô hình Năng suất xanh trong nông nghiệp xã Hoà Phú - huyện Hoà Vang - TP Đà Nẵng 2.1. Các mô hình Năng suất xanh và việc ứng dụng các mô hình đó tại xã Hoà Phú 1. Mô hình quản lý dịch