1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

phương pháp vẽ trang trí

5 3,4K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 42,5 KB

Nội dung

PHƯƠNG PHÁP VẼ TRANG TRÍ -Đòi hỏi những yếu tố sau : Hiểu biết cơ bản về hình họa + nghệ thuật trang trí . Năng lực tư duy sáng tạo . Khiếu thẩm mỹ + hiểu biết về mọi mặt sinh hoạt thực tế . Biết bố cục trên bề mặt phẳng + bố trí các hình khối tạo ra hình dáng . - Tiến hành từng bước : 1 . NGHIÊN CỨU CHỦ ĐỀ VÀ CHIA KHOẢNG BỀ MẶT : Bao gốm trang trí trên bề mặt hai chiều hay khối phải trang trí ( kể cả không gian trong những khối được trình bày . TD : Bộ bàn ghế trong một căn phòng ) . biết chia khoảng trên một bề mặt bằng phẳng bằng cách tìm những khoảng bề mặt to + nhỏ khác nhau ¢ Cốt sau nổi được họa tiết của chủ đề chính . Đặt họa tiết phải tránh xếp những mảnh đều nhau + những khoảng cách chia ngang nhau giữa họa tiết + nền đề trống . Trong khi chia khoảng bề mặt + đặt họa tiết trên mảng nên phác những nét đơn giản + những nét viền thẳng +chéo có tính chất sơ thảo . 2 . VẼ HÌNH VÀ CÁCH ĐIỆU : Là sự tái tạo lại hình dáng của một vật mẫu từ tự nhiên sanh hình vẽ trên trang giấy theo sự lựa chọn + gạn lọc của tác giả ¢ không còn như thực theo hình dáng nguyên thủy . Một số phương pháp chủ yếu trong cách điệu : a . ĐƠN GIẢN HÓA : Là sự lược giản phài có chọn lọc + bỏ bớt những yếu tố thừa + rườm rà + không đẹp tù những chi tiết rối rắm + phức tạp của một mẫu vật trong tự nhiên nhưng vẫn giữ lại " những đặc điểm riêng biệt của nó" mà không thể mất đi được vì mất những đặc điểm này , người xem không còn phân biệt hình dáng của nó với những cái khác . b . KIỂU THỨC HÓA Là sự sửa đổi mẫu vật từ tự nhiên sang một kiểu thức nào đó để phù hợp với những tính chất trang trí . Có nhiều loại kiểu thức khácnhau : - Lập các hình thể tự nhiên thàng các hình kỷ hà . - Nhấn mạnh một vài đặc điểm riêng biệt + cường điệu hóa một vài đặc điểm nào đó mà các vật thể khác không có . - có khi phải chế tạo ra các kiểu trang trí không lấy ở tự nhiên mà do họa sĩ sáng tạo ra như kiểu vẽ hình kỷ hà cho các mặt phẳng + kiểu lọ + ấm chén . . . 3 . TÌM ĐẬM NHẠT CHO BỐ CỤC PHÁC THẢO : - Trên một bảng vẽ cần đến ba sắc độ đậm nhạt là : sẫm + sáng và xám ( chất trung gian ) Tác giả: demhoang Thời gian: 2009-8-25 21:53 PHÁC THẢO MÀU VÀ THỂ HIỆN - Phươngpháp tô màu phẳng + gọn nét ¢ Phải thể hiện cho nổi chủ đề định trang trí phù hợp với hiện vật . - M àu sắc phải hòa nhịp với họa tiết đã được cách điệu . - Bố cục vững chãi + hình dáng vui mắt + đơn giản + trang nhã . - Hình trang trí đóng vai trò quan trọng về nhận thức thẩm mỹ ¢ bản thân hình đẹp không cứ ở họa tiết vẽ . Mà do chính bản thân hình đó được cấu tạo đẹp ¢ Hình + họa tiết trang trí phải liên quan chặt chẽ với nhau . -Ngoài ra , còn cần phải có phong cách dân tộc phù hợp với sở thích chung . Tác giả: demhoang Thời gian: 2009-8-25 21:54 IV . MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ BỐ CỤC TRANG TRÍ : 1 . ĐĂNG ĐỐI : a . Đăng đối đơn : - Đăng đối nhau phía trên + phía dưới ( theo trục ngang ) . - Đăng đối nhau bên trái + bên phải ( theo trục dọc ) . - Đăng đối nằm khác nhau ( theo đường chéo ) b . Đăng đối kép : - Khi bốn góc của một hình vuông đều nhắc lại một họa tiết giống nhau theo hai đường trục bắt chéo ở giữa . - Ngoài ra , có thể dùng nhiều họa tiết đăng đối trên hình sáu góc + tám góc + hình ròn + lấy một điểm tụ chính làm trục trung tâm . 2 . NHẮC LẠI : - Đó là một họa tiết chính được nhắc lại nhiều lần + đặt bên cạnh nhau có tác dụng làm cho bố cục vui mắt . 3 . XEN KẼ : - Là trường hợp một họa tiết được nhắc lại nhưng không đặt liền nhau mà được đặt xen kẻ bởi một họa tiết khác + trong một khoảng cách đều nhau để làm phong phú cho họa tiết . 4 . NGUYÊN TẮC XOAY CHIỀU : - Những họa tiết trang trí có thể xếp theo chiều ngược lại để tạo nên sự sinh động + nhịp nhàng . 5 . HÌNH MẢNG KHÔNG ĐỀU : - Ngoài các tthể thức trên , còn áp dụng thể thức bố cục đặt hình mảng không đều nhau . Tuy vậy , vẫn phải tạo ra sự cân bằng + cân xứng . Cân xứng không có nghĩa là bằng nhau như nguyên tắc đăng đối mà có thể một bên to + một bên nhỏ + thuận mắt mà không lấn áp nhau . 6 . NGUYÊN TẮC PHÁ THỂ: - Là làm giảm đi những mảng + hình + đậm nhạt có xu hướng làm át đi bố cục chung. TD : Khi có quá nhiều những đường thẳng thì phải đưa vào các đường cong . Bên cái đậm phải có cái nhạt . Bên cái tươiphải có cái dịu . Hoặc bên những mảng nhọn cứng phải có những đường cong mềm mại . . . Trong khi trang trí một vật gì trên mặt phẳng hai chiều + khối ba chiều đều có thể áp dụng những nguyên tắc riêng lẽ + hoặc phối hợp miễn sao những họa tiết ăn ý + nhịp nhàn + nhất trí với nhau về phong cách + về hòa sắc. Tác giả: demhoang Thời gian: 2009-8-25 21:54 CÁC YẾU TỐ CỦA NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ 1. NỀN - Là khoảng trống giữa các hoạ tiết. - Phần nền có khi là các khoảng trống thoáng + rộng rãi mà các hoạ tiết chỉ là những điểm phụ + dơn giãn + hay có khi là những khoảng trống nhỏ còn xót lại do các hoạ tiết tạo ra. - Màu của nền thường là một màu thống nhất ¢sắc tố chính cho sự hoà sắc. 2. HỌA TIẾT - Là một kiểu hình thể nàu đó được sáng tạo + chọn lựa để trang trí. - Có thể họa tiết chính + họa tiết phụ¢ Họa tiết đóng vai trò chủ yếu trong các mặt phẳng để trang trí. _ Màu của các họa tiết thường không giống màu của nền. - Ngoài ra, còn có nhưỡng vết vạch thẳng, cong, gãy, xoắn ốc, nhừng chấm tròn + vuông + chữ nhật tam giác để làm phụ gia cho các đườn diềm và các hình thể khác nhau. 3. CÁC DẠNG HÌNH KỶ HÀ - Dùng những hình kỷ hà như tròn + vuông +xoắn ốc để làm sườn cho các hoạ tiết kết hợp. - Cũng có khi dùng hình kỷ hà này phối hợp + hổ trợ cho các họa tiết chính để bố cục được chặt chẽ. 4. MÀU SẮC - Là yếu tố thiết yếu trong nghệ thuật trang trí. - Trong một mặt phẳng trang trí¢ cần lưu ý dến các sắc chính( chủ sắc + sắc phụ)¢ không nên phối hợp hai sắc trái ngược như nóng - lạnh chiếm cùng diện tích như nhau. Do tính chất tương tranh của hai màu mà triệt tiêu lẫn nhau. - Sự phối hợp màu sắc tùy theo sỡ thích của mổi cá nhân + mỗi dân tộc nhưng cấn phải tránh bớt dùng nhiều màu nguyên chất như đỏ + vàng + dương đễ bức vẽ không còn nặng nề, sơ lược , chói mắt + khó xem - hính thể trong trang trí rỏ ràng + dứt khoát. Do đó, màu sắclúc nàu cũng nằm gọn trong một mãng, hình nào đó.Các mãng màu thường ở dạng bẹt , không dờn bóng sáng+ tối. Tuy nhiên đôi khi hoạ sĩ cũng thích dùng kỷ thuật dờn bóng sáng+ tối để làm họa tiết có chiều sâu không giang nhưng điều đó cũng không làm mất đi tính dứt khoác của mãng trang trí. - Dù dùng loại họa sắc nào , nhẹ nhàng hay gay rắt, vuii tươi hay trầm lặng cũng phải thể hiện được một họa sắc thuận mắt, ưa nhìn, hòa được với hoàn cãnh xung quanh, vói tự nhiên. Tác giả: demhoang Thời gian: 2009-8-25 21:55 NHỮNG ĐIỀUCẦN TRÁNH TRONG NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ -Không dứt khoáttrong việc phân chia mảng + chia đôi hình ngập ngừng + xấp xỉ nhau + hình cao to đều nhau hay chia đôi một bề mặt đều nhau (không phải đăng đối họa tiết ) . -Chia đôi một bề mặt góc vuông theo đường chéo - Trong một hình ba chiều phải tránh chỉ nhìn theo một mặt trước mà không chú ý đến chiều sâu + bề mặt nghiêng của hiện vật . Tác giả: demhoang Thời gian: 2009-8-25 21:55 NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ VÀ ĐỜI SỐNG I .Các loại hình trang trí : - Trang trí mỹ nghệ : Vật phẩm gia đình , đồ chơi ,trang sức , vàng bạc , đá quý , thủy tinh sành sứ cao cấp phục vụ sinh hoạt , tiện nghi cao cấp . -Trang trí nội , ngoại thất -trang trí sân khấu điện ảnh : kịch , tuồng , chèo , phông màn quầu áo hóa trangánh sáng phục vụ biểu diễn , thiết kế quay cảnh quay phim , chế tạo đạo cụ. - Trang trí công nghiệp : (desings ) : chế tạo mẫu dáng công nghiệp ( máy móc + xe hơi . . . ) - Trang trí thời trang : mẫu vải , quần áo giầy dép . . . - Trang trí đồ họa , ấn phẩm : Bìa sách , trình bày báo , minh họa tạp chí . . . in hàng loạt -Trang trí đồ họa độc lập , một số loại khác nhau : sáng tạo kiểu chữ tranh các loại ( gỗ , kẽm ,đồng ,cắt dán giấy . . .) các loại trang trí . 2 . Các hình thức trang trí : có ba loại a . Trang trí mặt phẳng : ( hình vuông , tròn , đường diềm , vải hoa ) - Mặt phẳng hai chiều ( vuông , tròn , chữ nhật ) gồm trục ngang , dọc -> Tĩnh-> Tạo chuyển động lên xuông . - Mặt phẳng một chiều ( đường diềm ) : Trục ngang->Cần tạo chuyển động lượn , lồi lõm liên tục . - Mặt phẳng không giới hạn ( vải hoa ) : không có trục-> Đa chiều -> chuyển động đan xen nhau nhưng vẫn tạo ra sự cân bằng . - Mục đích : đơn giản-> phức tạp-> Rèn luyện thị giác cân bằng . b . Trang trí vật thể khối c. Trang trí kiến trúc 3 . Các đặc điểm của nghệ thuật trang trí : a . Tính sáng tạo : mới , lạ , đẹp mắt . Các yếu tố trang trí : thiên nhiên ( hoa , lá , người , vật . . . ) -> Quy tâm + phản ứng tâm ( hìng vuông , tròn , xoắn óc , xoắn gỗ . . .) + hình học ( hình kỷ hà ,đường gẫy , cong . . . ) + những tác phẩm có trước-> Hiện đại nảy ra ý mới . b . Làm cho đẹp : Làm đẹp cho một môi trường , một vật thể nào đó c . có khả năng vận dụng vào tất cả các lĩnh vực . d . Kết hợp chặt chẽ giữa tính thẩm mỹ và sự hữu ích -> Yếu tố tối quan trọng -> thẩm mỹ , kỹ thuật , kinh tế . Tác giả: demhoang Thời gian: 2009-8-25 21:55 VIII : KẾT KUẬN : - Trang trí là một ngành nghệ thuật có ảnh hưởng to lớn đến đời sống xã hội . - Quá trình phát triển nghệ thuật trang trí là một quá trình lâu dài có tính lịch sử , tồn tại , ngày càng được nâng cao trong đời sống hiện tại . - Đòi hỏi sự sáng tạo hết sức rộng rãi nhưng cũng rất khắt khe . các loại hìnhtrang trí ngày một phát triểnđa dạng , phong phú , thõa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người về tư tưởng , tình cảm . . giác cân bằng . b . Trang trí vật thể khối c. Trang trí kiến trúc 3 . Các đặc điểm của nghệ thuật trang trí : a . Tính sáng tạo : mới , lạ , đẹp mắt . Các yếu tố trang trí : thiên nhiên (. demhoang Thời gian: 2009-8-25 21:55 NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ VÀ ĐỜI SỐNG I .Các loại hình trang trí : - Trang trí mỹ nghệ : Vật phẩm gia đình , đồ chơi ,trang sức , vàng bạc , đá quý , thủy tinh sành. PHƯƠNG PHÁP VẼ TRANG TRÍ -Đòi hỏi những yếu tố sau : Hiểu biết cơ bản về hình họa + nghệ thuật trang trí . Năng lực tư duy sáng tạo . Khiếu thẩm

Ngày đăng: 11/07/2014, 04:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w