1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nguyễn Du và nỗi buồn trần thế docx

13 387 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 166,63 KB

Nội dung

Nguyễn Du và nỗi buồn trần thế Tuổi thơ ấu, Nguyễn Du được sống trong một gia đình quý tộc có thế lực lớn lúc bấy giờ, nhưng lại chịu ảnh hưởng nhiều của mẹ, một người xuất thân bình dân

Trang 1

Nguyễn Du và nỗi buồn trần thế

Tuổi thơ ấu, Nguyễn Du được sống trong một gia đình quý tộc có thế lực lớn lúc bấy giờ, nhưng lại chịu ảnh hưởng nhiều của mẹ, một người xuất thân bình dân, là vợ ba và kém chồng tới 32 tuổi Sống trong cảnh nhung lụa, lên sáu tuổi Nguyễn Du đã đi học và nổi tiếng là thông minh Tuy vậy, cuộc sống giàu sang không

được lâu dài

Năm mười một tuổi, Nguyễn Du đã mồ côi bố, hai năm sau lại mồ côi mẹ Nguyễn Du phải đến ở nhà người anh khác mẹ là Nguyễn Khản, Tiến sĩ khoa Canh Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 21 (1760) đời Lê Hiển Tông, đang làm quan Tả thị lang bộ Hình, kiêm Hiệp trấn xứ Sơn Tây Nhưng rồi, do liên quan đến việc ủng hộ Trịnh Tông, nên Nguyễn Khản bị cách chức và bị bắt giam Hai năm sau, Trịnh Sâm mất, Trịnh Tông lên ngôi chúa, Nguyễn Khản

Trang 2

được trọng dụng, làm Thượng thư bộ Lại, sau thăng Tham tụng Nhưng đến năm 1784, kiêu binh nổi loạn, kéo đến phá nhà và suýt giết chết Nguyễn Khản, khiến vị Tể tướng này phải bỏ chạy lên Sơn Tây, sau đó chạy về Nghệ An Vậy là, ngay từ thời niên thiếu, những sóng gió cuộc sống chính trị xã hội đã tác động

mạnh đến Nguyễn Du Ðiều đó ảnh hưởng lớn đến văn chương của ông sau này:

Nước trôi hoa rụng đã yên Hay đâu địa ngục ở miền nhân gian

Từ trước, Nguyễn Du được gia đình cho làm con nuôi một ông họ

Hà làm quan võ ở Thái Nguyên Người bố nuôi không có con đẻ, nên khi ông qua đời, theo lệ tập ấm, Nguyễn Du được kế chân làm chức ấy Ông cũng đã xây dựng gia đình với bà họ Ðoàn, con gái của thầy Ðoàn Nguyễn Thục Thời gian này, đời sống chính trị - xã hội thật nhiều biến động Năm 1786, Nguyễn Huệ ra

Trang 3

Bắc diệt Trịnh, phù Lê Năm 1788 quân Thanh sang xâm lược, chiếm cứ Thăng Long Năm 1789, Quang Trung lại kéo quân ra Bắc, đại phá quân Thanh, và triều Lê cũng kết thúc Nguyễn Du phải lánh về quê vợ ở Thái Bình, sống nhờ nhà người anh vợ, là danh sĩ Ðoàn Nguyễn Tuấn, lúc này đã ra cộng tác với Tây Sơn Ðây là thời gian Nguyễn Du viết nhiều thơ chữ Hán, sau đưa vào Thanh Hiên thi tập Căn cứ theo những sáng tác thời gian này thì hầu như ông về Thái Bình là náu thân, chịu thật nhiều khổ ải Bởi khổ cực quá, nên như thơ ông viết Thân thế phó mặc cho cát bụi;

cụ thể hơn là, Mới rét đã thấy khổ vì thiếu áo Cực nhục của ông, đến mức luôn phải Giả vụng về để phòng thói tục; và, bởi đời loạn quá, đến nỗi Vì muốn giữ toàn tính mạng nên lúc nào cũng sợ người ta Sống như vậy, nên thân thể tàn tạ, đầu tóc già nua, bài Tự thán I (dịch nghĩa): Trời đất phú cho vóc hình kém cỏi/ Tuổi tác lại cho cái râu mày già nua/ Gió tây ào ạt, cây cỏ bồng đứt gốc này/ Không biết rồi bay tới nơi nao!

Rồi ông về Tiên Ðiền sống một thời gian dài trong hoàn cảnh khó

Trang 4

khăn về vật chất; tinh thần thì nhiều mỏi mệt nên đôi khi tìm an ủi trong tín ngưỡng Phật giáo và Ðạo giáo Thời gian ở Tiên Ðiền, sống cuộc đời nơi thôn dã, xem sách, đi săn, câu cá, thỉnh thoảng sang Trường Lưu hát phường vải Vậy nên thời kỳ này ông còn

có hiệu là Hồng Sơn Liệp Hộ (người đi săn ở núi Hồng) và Nam Hải Ðiếu Ðồ (người đi câu ở biển Nam) Hai bài Thác lời trai

phường nón và Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu cho thấy

những dấu ấn cuộc sống của nhà thơ những năm tháng ở Tiên Ðiền Thác lời trai phường nón viết theo thể lục bát, nhà thơ thay lời người trai phường nón tỏ tình với cô gái phường vải, ngôn ngữ đậm hơi hướng ca dao và vè xứ Nghệ Bài Văn tế sống hai

cô gái Trường Lưu viết theo lối văn tế, có âm hưởng dân gian thật sâu Ðó là hai tác phẩm chữ Nôm đầu tiên của Nguyễn Du,

hé lộ một tài năng lớn trong thơ quốc âm, và sau này thể hiện toàn bích trong kiệt tác Truyện Kiều Tuy nhiên, đó là việc sau này

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, mở đầu vương triều Nguyễn,

Trang 5

xuống chiếu chiêu dụng cựu thần nhà Lê và các nho sĩ Bắc Hà, Nguyễn Du ra làm quan với nhà Nguyễn Mùa thu năm 1802, ông làm Tri huyện Phù Dung (Thái Bình), sau vài tháng thăng Tri Phủ Thường Tín (Hà Nội) Năm 1804 được cử lên cửa Nam Quan tiếp

sứ thần nhà Thanh Năm 1805 được thăng Ðông các điện học sĩ, tước Du Ðức hầu Năm 1807 làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương Năm 1809 làm quan Cai bạ Quảng Bình Năm 1813 thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh Năm sau lại thăng Hữu tham tri bộ Lễ Nếu nhìn lịch

trình thăng tiến, thấy dường như đường hoạn lộ của Nguyễn Du

có phần hanh thông những năm cuối đời Tuy nhiên, trong bài viếng Nguyễn Du của người cháu ông là Minh Quyên, có câu

'Chú tôi bảo toàn được mười chín năm' (tức là Nguyễn Du phải khôn khéo để giữ mình trong 19 năm làm quan triều Nguyễn), thì biết chí ông đâu để ở chốn quan trường, mà để cả vào trước tác văn chương Ðiều này, phần nào thấy ở trong tác phẩm Thanh Hiên thi tập, gồm những sáng tác bằng chữ Hán ông viết trong thời gian từ khi về náu mình ở Thái Bình, qua thời gian ở Tiên

Trang 6

Ðiền, cho đến những năm đầu ông ra làm quan cho nhà Nguyễn

ở Bắc Hà Thanh Hiên thi tập hiện còn 78 bài thơ chứa đựng những tâm tư tình cảm của nhà thơ trong những năm tháng long đong vất vả trên gió bụi đường đời Suốt gần hai chục năm

trường Nguyễn Du lúc nào cũng buồn, khổ

Những bài thơ Nguyễn Du viết khi sống ở Tiên Ðiền cũng thật nhiều buồn nản, có lúc biểu lộ cả tâm trạng muốn náu mình trong cửa Phật, và cũng có lúc bộc lộ ý muốn hành lạc Tuy nhiên, qua thơ chữ Hán của Nguyễn Du, thấy ông không bao giờ ẩn cư

được trong tín ngưỡng, cũng không có điều kiện để hành lạc Trong con người thế tục của ông chất chứa nỗi buồn trần thế Nó khiến ông viết: Tiếng hát nơi thôn xóm giúp ta học những câu về trồng dâu/ Tiếng khóc nơi đồng nội như nhắc lại những ngày chinh chiến Khi làm quan triều Nguyễn, ông thấm thía: Trong trường danh lợi, cười hay nhăn mặt đều gượng gạo Nhà thơ từng nói về mình: Tính tự nhiên như chim hạc có ống chân dài không thể cắt ngắn đi được Ông thấy đau đớn khi làm một văn

Trang 7

nhân, phần nào thổ lộ qua bài Tiễn bạn họ Nguyễn vào Nam (phiên âm): Sinh bình văn thái tàn lung phượng/ Phù thế công danh tẩu hác xà

Văn chương bình sinh như chim phượng bị nhốt trong lồng nát, còn công danh phù thế thì như rắn rúc vào hang Chúng tôi nghĩ, trước hết, Nguyễn Du là một thi sĩ như các thi sĩ của muôn đời, dẫu đôi khi thấy chua xót về phận văn nhân (như chim phượng trong lồng nát) Thơ văn chữ Hán của Nguyễn Du còn có tác phẩm rất đáng kể là Bắc hành tạp lục gồm một trăm ba mươi bài viết trong những ngày đi sứ Trên đường đi sứ, Nguyễn Du có ghé qua Thăng Long và viết một số bài thơ Bài Long Thành cầm giả ca nói về một ca nữ trẻ trung tài danh ngày xưa, giờ trở nên tàn tạ; cuộc đời đã nhiều đổi thay, và buồn quá (bản dịch nghĩa của Xuân Diệu):

Từ Nam trở về tóc tôi bạc trắng

Không trách người đẹp nhan sắc suy tàn

Trang 8

Hai mắt trừng trừng luống tưởng lại chuyện cũ

Khá thương giáp mặt nhau mà không nhận ra nhau!

Thời gian đi sứ Trung Quốc, những hành xử của ông không chỉ là hành xử của một nhà ngoại giao, mà là hành xử của một nhà nhân văn lớn Qua sông Hoài, ông cảm nhớ Văn Thiên Tường và Hàn Tín Ông viếng mộ Ðỗ Phủ và mộ Âu Dương Tu; thăm mộ Phạm Tăng, mộ Tỷ Can, mộ Chu Du và đều có thơ Trước

tượng Tần Cối, Nguyễn Du thấy trái tim chết của nó một đời chứa đầy thuốc độc Quá thương Giả Nghị tài năng muốn khuyên vua thay đổi chính sự, nhưng vua nghe lời bọn tham quan hủ bại, đày

ải ông, Nguyễn Du nói với Giả Nghị mà như nói với thân phận mình: Trời sinh người kỳ tài không có chỗ đứng/ Cách nghìn năm gặp nhau, tâm sự vẫn giống nhau

Trong thơ đi sứ của Nguyễn Du, không chỉ nói về nghĩa đời muôn thuở, mà ông còn có những bài viết về nhân tình thế thái (ở

Trung Quốc) đương thời, tiêu biểu là hai bài Người hát rong ở

Trang 9

châu Thái Bình và Những điều trông thấy Bài Người hát rong ở châu Thái Bình viết về ông già hát rong khổ sở vừa múa vừa hát không ngừng nghỉ / Hơn chục người xem thin thít lắng nghe/ Chỉ thấy gió sông ù ù và trăng trên sông vằng vặc/ Miệng ông sùi bọt, tay mỏi rời Và nhà thơ như thốt lên: Cứ tưởng Trung Nguyên người ta no ấm/ Ngờ đâu Trung Nguyên có người khổ thế này! Thực ra, không chỉ do những thực tế cuộc sống trên đất nước Trung Quốc mà Nguyễn Du viết những bài thơ với nhiều đau

thương khổ buồn như trên Mà còn bởi những chiêm nghiệm ông

có được từ những tao loạn thuở ấu thơ, những khổ nhục thời ở Thái Bình và Tiên Ðiền, tới những năm vào chốn quan trường cười hay nhăn mặt đều gượng gạo, khiến trái tim ông đã chất chứa quá nhiều nỗi buồn trần thế Phản chiêu hồn là một tứ thơ lớn, nhưng còn chừng mực trong bi kịch của thân phận thi nhân, trí thức Nguyễn Du còn đi đến cùng chủ đề này khi ông viết Văn

tế thập loại chúng sinh, hay còn gọi là Văn chiêu hồn, gồm 184 câu thơ thể song thất lục bát

Trang 10

Nếu nói Phản chiêu hồn là một trong những thành tựu đỉnh cao

về thơ chữ Hán của Nguyễn Du, thì Văn chiêu hồn là đỉnh cao đầu tiên về thơ Nôm của ông Hiểu rõ lễ tục lâu đời 'rằm tháng bảy xá tội vong nhân' là lễ cúng tế người chết, Nguyễn Du đã viết một bài văn tế toàn bộ thế giới người chết, gồm mười loại âm hồn, như thể để cho các thầy cúng dùng hành lễ Nhưng đây là văn của Nguyễn Du thiên tài, ông nói về lẽ sống, chết của con người, để nêu một vấn đề thật lớn, thật day dứt của nhiều thời đại: Kiếp con người! Sáng tạo mang tính chìa khóa của tác phẩm

là hai câu Ðêm trường dạ tối tăm trời đất/ Toát hơi may lạnh buốt xương khô, tạo dựng không gian tối âm u, âm khí mờ mịt, hình ảnh rợn người Trong không gian ấy là một xã hội của mười loại

âm hồn, mà nhà thơ coi là mười loại chúng sinh Văn chiêu hồn

mô tả những cảnh đời của các cô hồn, mong manh, dật dờ hoặc

là ẩn ngang bờ dọc bụi/ hoặc là điếm cỏ bóng cây/ hoặc là cầu nọ quán này bơ vơ Thực chất là nhà thơ mô tả toàn cõi nhân sinh với tất cả các loại người, tất cả các cách sống, từ hạng mưu bá

đồ vương, kẻ trong ngọc ngà nhung lụa, đến hạng người cơ hàn,

Trang 11

trẻ nhỏ bơ vơ Và ông trình bày ở một kiếp khác, sau kiếp

người, như một âm bản của kiếp người, khiến người đọc thấy được thật nhiều những bài học đau thương về kiếp con người

Ðó là tư tưởng nhân văn sâu sắc của Văn chiêu hồn! Vấn đề Kiếp con người, một lần nữa lại được Nguyễn Du đặt ra trong Truyện Kiều bất hủ: Ðau đớn thay phận đàn bà/ Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu

Với tất cả những chiêm nghiệm cuộc sống của mình qua ba triều đại Lê, Tây Sơn và Nguyễn, với một tâm hồn lớn chất chứa muôn vàn sự đời, Nguyễn Du hóa thân vào nhân vật Kiều Với thiên tài nghệ thuật, Nguyễn Du nhào nặn tất cả các cung bậc tâm trạng của mình vào tâm trạng người đàn bà mang tên là Kiều, nên Kiều

là một tâm hồn Việt, một thân phận người Việt Nam! Từ khi trong đời sống tinh thần người Việt ta có Truyện Kiều, đã có rất nhiều danh sĩ trí thức luận bàn về giá trị Truyện Kiều Trong khi viết bài này, chúng tôi hay nghĩ tới lời bình giá của Mộng Liên Ðường (thế kỷ 19): 'Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút,

Trang 12

nước mắt thấm trên tờ giấy Nếu không có con mắt trông thấu

cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt muôn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy' Và chúng tôi cũng có nghĩ tới Bài tựa sách Kim Vân Kiều của Chu Mạnh Trinh (1862 - 1905), có câu: 'Cho hay danh sĩ và giai nhân cùng kiếp hoa nghiêm nặng nợ; ngán nỗi non xanh, đất đỏ, muôn thuở lưu lạc đau lòng '

Vào năm Canh Thìn 1820, Nguyễn Du bệnh nặng, nhưng không muốn uống thuốc nữa Lúc gần mất, ông kêu người nhà đến sờ tay chân ông xem còn nóng hay đã lạnh Người nhà nói: 'Lạnh cả rồi' Ông bảo: 'Ðược' Rồi mất, không dặn dò gì thêm Lạnh chân rồi, ông không còn lưu lạc trên cõi người nữa Phải chăng, ông đã trở thành loại thứ mười một trong cõi các âm hồn Loại thứ mười một này hiếm lắm Hiếm vô cùng, dường như mấy ngàn năm mới

có một vài, như Khuất Nguyên, Lý Bạch, Ðỗ Phủ, Tô Thức,

Nguyễn Trãi Và từ ngày 16 tháng Chín năm Canh Thìn 1820,

đã có thêm Nguyễn Du!

Ngày đăng: 11/07/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w